Học kỹ năng kiềm chế cảm xúc
Câu chuyện giáo viên (GV) mầm non bạo hành trẻ không mới nhưng luôn là vấn đề quan tâm của cả xã hội. Cách đây 2 tháng, chuyện cô tát trẻ bầm má, tụ máu môi ở trường mầm non mang danh quốc tế Ecokids Bắc Từ Liêm (Hà Nội) khiến dư luận bức xúc.
Sự việc chưa lắng xuống, thì mới đây, tại cơ sở mầm non thuộc hệ thống Trường Mapple Bear tại Quảng Bá, Tây Hồ (Hà Nội) lại xảy ra sự việc cô giáo nhốt học sinh vào tủ quần áo để răn đe.
Ảnh minh họa
Điều đáng nói, những sự việc đau lòng xảy ra ở ngôi trường có mức học phí không nhỏ. Nguyên nhân gốc rễ của tình trạng này là gì? Phải chăng đang tồn tại những lỗ hổng của quy trình tuyển dụng và đào tạo kỹ năng sư phạm của GV mầm non hay tình yêu thương con trẻ chưa đủ lớn?
Hiện nay, trong các trường sư phạm, GV mầm non chính quy được đào tạo đầy đủ về tâm lý học trẻ em. Ở các trường sư phạm đều có các trường thực hành mầm non. Sinh viên được thực hành, thực tập khá nhiều trước khi ra trường.
Các nguyên tắc ứng xử tình huống sư phạm cũng được đưa vào các chương trình dạy học để SV rèn luyện trong quá trình học tập. Trong khi đó, ở các trường quốc tế, GV còn được tập huấn định kỳ, được tiếp cận các phương pháp giáo dục trẻ hiện đại từ Montessori, Jean Piaget đến Reggio Emilia, Steiner, Shichida… Thế nhưng, hiện tượng bạo hành vẫn diễn ra ở những ngôi trường thu học phí cao.
Phân tích về nguyên nhân của bạo hành trẻ, nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương, nguyên giảng viên Trường ĐHSP Hà Nội từng chia sẻ, GV với tư cách là người chuyên nghiệp, khi làm việc với trẻ cần phải có kĩ năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Vì thế, không phụ thuộc vào việc học phí cao hay thấp, trường công hay trường tư, ở nơi nào mà hiệu trưởng, GV nhận thức được các vấn đề của giáo dục, GV sẽ trở thành người thầy cô tốt.
Sự cố đáng tiếc ở những ngôi trường khoác chiếc áo “cao cấp” cũng đặt ra vấn đề lỗ hổng của quy trình tuyển dụng GV. GV mầm non là những người có vai trò đặc biệt quan trọng, là một nghề rất đặc biệt trong việc nuôi dạy trẻ. Không chỉ dạy mà còn phải dỗ, phải chăm sóc và hơn hết phải làm nghề bằng một tình yêu trẻ vô điều kiện. Vì vậy trong quá trình tuyển dụng, các trường mầm non đề cao tình yêu trẻ. Nhưng dường như, tiêu chí này trong mỗi hồ sơ xin việc được xem xét đại khái nhất.
Một báo cáo của Bộ GD&ĐT năm 2018 nêu rõ: Yếu kém về chất lượng GV là nguyên nhân chính gây ra các vụ bạo hành trẻ ở các cơ sở đào tạo mầm non.
Video đang HOT
Sự việc xảy ra ở Trường Maple Bear gióng lên hồi chuông cảnh báo về chất lượng GV trong các cơ sở mầm non. Việc nâng chuẩn GV mầm non cần phải được quan tâm hàng đầu trong các cơ sở GD.
GV mầm non không chỉ là người truyền đạt nhận thức mà còn ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của trẻ. Hành động, lời nói, hình ảnh cô sẽ đi theo trẻ suốt cả chặng đường đời. Nhưng để cảm được “quả ngọt” từ nghề, các cô phải chắt chiu từng niềm vui, nỗi buồn. Bởi muốn yêu thương thì phải có trí tuệ, có phương pháp đúng mới yêu thương đúng.
Trong một cuộc trò chuyện về an toàn trường học, thầy giáo Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie Hà Nội chia sẻ, GV hiện nay có nhiều áp lực. Song dù căng thẳng đến mấy, GV cần phải biết kiềm chế. Ngay cả với mục đích nhốt trẻ là chỉ để răn đe chứ không phải trừng trị thì cũng không thể chấp nhận được. Kỹ năng kiềm chế cảm xúc là kỹ năng quan trọng của GV mầm non.
Bất kỳ nghề nào cũng cần có cái tâm, nhất là nghề nuôi dạy trẻ mầm non. Thực tế, những căng thẳng trên hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu GV được đào tạo bài bản, trong quá trình học tập được học các kỹ năng kiềm chế cảm xúc, thấu hiểu tâm sinh lý trẻ. Không nên đặt tương lai trẻ thơ nằm sau áp lực công việc. Nếu chưa đủ yêu thương, chưa thuần thục phương pháp sư phạm, chưa trang bị đủ kiến thức làm việc với trẻ, chưa hiểu hết những nhạy cảm của công việc, xin đừng làm nghề giáo.
Tâm An
Theo GDTĐ
Vụ cô phạt nhốt bé mầm non vào tủ: Học phí đắt 'mua' nỗi sợ cho con?
Hình ảnh cháu bé bị cô giáo Trường mầm non Maple Bear Westlake Point (nằm trong hệ thống Trường mầm non quốc tế Canada Maple Bear) nhốt vào trong tủ quần áo khiến dư luận bức xúc.
Và với tuyên ngôn "Tinh hoa giáo dục Canada cho tương lai toàn cầu", để cho con theo học Trường mầm non quốc tế Maple Bear, các bố mẹ sẽ phải chi ra số tiền học phí cao ngất ngưởng, thậm chí có chương trình học lên tới mức phí hơn 200 triệu đồng/năm...
Phạt học sinh vào tủ, trường đóng cửa, cô giáo bị sa thải.
Bé giật mình khi nhắc đến cô
Theo thông tin giới thiệu trên website của Trường mầm non quốc tế Maple Bear, trường này được thành lập bởi CitySmart Việt Nam, công ty đã có mặt trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam từ năm 2004. Đồng thời trường cũng trực thuộc tổ chức giáo dục toàn cầu Maple Bear danh tiếng của Canada.
Với sứ mệnh "cung cấp một chương trình giáo dục chất lượng cao từ cấp mầm non, tiểu học đến trung học phổ thông dựa trên những triết lý và thực tiễn giáo dục của Canada nhằm đáp ứng sự mong đợi của phụ huynh đến từ nhiều quốc gia nhưng vẫn phù hợp với quy định giáo dục ở từng địa phương" và cam kết "cung cấp đầy đủ các chương trình giáo dục dựa trên các phương pháp giảng dạy tiên tiến và giáo trình của Canada được phát triển bởi các chuyên gia", Trường mầm non quốc tế Maple Bear thu hút được sự quan tâm của các vị phụ huynh với mong muốn sẽ đem lại cho con một môi trường học tập tốt nhất.
Theo đó, tại Trường mầm non quốc tế Maple Bear, chương trình học được nhà trường cung cấp cho trẻ từ 18 tháng đến 6 tuổi với sĩ số tối đa là 20 học sinh/lớp. Bên cạnh những cam kết về chất lượng học tập mà Trường mầm non quốc tế Maple Bear mang lại, đây cũng là một trong những ngôi trường có mức học phí đắt đỏ.
Cụ thể, nếu muốn cho con theo học tại trường, phụ huynh sẽ phải đóng các khoản phí như: phí nhập học là 10 triệu đồng/năm; Phí xây dựng 6 triệu đồng/năm; phí bảo hiểm tai nạn: 950 nghìn đồng/năm. Mức học phí được phân chia thành 4 chương trình khác nhau.
Theo đó, chương trình toàn cầu có mức cao nhất gần 189 triệu đồng/năm, chương trình hội nhập 132 triệu/năm, chương trình liên kết 105 triệu/năm và chương trình khám phá 76 triệu/năm. Không chỉ thế, các bậc phụ huynh cũng phải đóng thêm một số khoản chi phí khác như: Tiền ăn là gần 20 triệu đồng/trẻ mỗi năm, đưa đón học sinh bằng phương tiện của trường khoảng hơn 20 triệu/trẻ/năm.
Theo đó, tính tổng cộng các khoản chi phí phải đóng, mức học phí cao nhất của Trường quốc tế Maple Bear vào khoảng trên 200 triệu đồng/năm.
Trường mầm non Canada Maple Bear thuộc tổ chức giáo dục toàn cầu. Maple Bear có trụ sở tại Vancouver, Canada. Hiện có hơn 350 trường mầm non và tiểu học hoạt động tại 17 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Thế nhưng, mức học phí đắt đỏ ấy đã không "xắt ra miếng" khi sự việc đáng tiếc xảy ra khi phụ huynh phát hiện biểu hiện bất thường của con đang theo học lớp Panda của Cơ sở giáo dục mầm non Maple Bear Westlake Point.
Trước đó, theo phản ánh của chị Lê Mai L. (phụ huynh cháu Lê M. đang theo học lớp Panda - Trường mầm non Maple Bear, cơ sở Westlake Point, 24 Quảng Bá, Tây Hồ, Hà Nội) gần đây, con gái chị sợ đi học, sợ mỗi khi nói đến cô giáo.
Sau nhiều lần yêu cầu nhà trường cho xem camera lớp học, chị L phát hiện con gái bị cô giáo phạt bằng cách... nhốt trong tủ. Ngay sau đó, chị L đã làm đơn gửi lên nhà trường phản ánh sự việc, yêu cầu sắp lịch làm việc và trả lời về những hình ảnh bất thường do camera ghi lại.
Tuyển sinh... "chui"?
Liên quan đến sự việc trên, theo ông Lê Hồng Vũ - Trưởng phòng GD-ĐT quận Tây Hồ thì ngay sau sự việc xảy ra, ông đã trực tiếp xuống cơ sở mầm non để làm việc với giáo viên, phụ huynh và nhà trường, xem xét sai phạm đến đâu, xử lý đến đó.
Được biết, cơ sở của Trường mầm non Maple Bear Westlake Point ở số 24 Quảng Bá chưa được cấp phép hoạt động. Lý do là dù được cấp phép thành lập trường từ năm 2017 nhưng hết thời hạn 2 năm theo quy định trường vẫn chưa hoàn thiện được hồ sơ, không đáp ứng được nhu cầu nên không được cấp phép hoạt động.
Như vậy, mọi hoạt động của nhà trường về mặt pháp lý là không đúng, là "tuyển sinh chui"? Lý giải việc cơ sở Maple Bear Westlake Point vẫn đang hoạt động trong khi phải đóng cửa 1 tuần trước, lãnh đạo Phòng GD-ĐT Tây Hồ cho hay vì nhà trường xin thêm thời gian để giải quyết vấn đề sắp xếp giáo viên và chuyển chỗ cho học sinh.
Phòng GD-ĐT Tây Hồ khẳng định cơ sở này sẽ bị đóng cửa không được phép hoạt động. Những học sinh đang ở Maple Bear Westlake Point có thể chuyển sang các cơ sở khác đủ điều kiện theo quy định của ngành giáo dục.
Ngay khi sự việc được phản ánh, Trường mầm non Maple Bear đã đăng thông báo xin lỗi về hành vi sai trái của cô giáo ở cơ sở Maple Bear Westlake Point.
Theo đó, đại diện nhà trường thừa nhận: "Chúng tôi rất đau lòng khi nhận được video clip về việc cô giáo của lớp Panda Bears có hành vi hoàn toàn sai trái, phi sư phạm trong thực hiện kỷ luật học sinh tại cơ sở Maple Bear Westlake Point. Cụ thể, giáo viên dọa cháu bằng việc nhốt cháu vào tủ thay quần áo rồi đóng cửa lại trong khoảng 50 giây vì thấy cháu nghịch, không nghe lời. Chúng tôi khẳng định hành động này hoàn toàn sai trái, không thể chấp nhận".
Ban lãnh đạo nhà trường đã họp bàn và đưa ra quyết định xử lý kỷ luật cô giáo ở mức cao nhất là sa thải. Cụ thể, hai cô giáo bị chấm dứt hợp đồng lao động gồm cô giáo thực hiện hành động kỷ luật học sinh và cả cô giáo chủ nhiệm.
Đại diện Trường mầm non Maple Bear Westlake Point cho biết trong số 2 giáo viên bị sa thải có một người mới được ký hợp đồng chính thức với nhà trường từ hồi tháng 7 vừa qua. Cả hai giáo viên đều tốt nghiệp cao đẳng sư phạm.
Uyên Na
Theo baophapluat
Maple Bear hoạt động chui sao lãnh đạo quận Tây Hồ vẫn ký tuyển sinh Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ khẳng định, Trường Mầm Non Maple Bear Westlake Point hoạt động "chui". Song trường này lại đưa bằng chứng cho thấy chính ông Tài ký phê duyệt kế hoạch tuyển sinh cho trường Trường Mầm Non Maple Bear Westlake Point được cho là hoạt động chui. Chiều 20/8, trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện...