Học hết tiểu học rồi nghỉ vì trường xa ​15 km

Theo dõi VGT trên

Câu chuyện xảy ra ở ấp Hòa Lộc (Dầu Tiếng, Bình Dương). Trường cách điểm dân cư 15 km, học hết tiểu học, học sinh phải chấp nhận nghỉ vì không thể đến trường.

Từ con đường trải nhựa vào đến cuối làng Chăm (thuộc ấp Hòa Lộc, huyện Dầu Tiếng) chừng 2 km. Mỗi căn nhà nằm cách nhau một rừng cao su. Cả làng có hơn trăm hộ dân. Mỗi năm, ở làng có tầm 10 đ.ứa t.rẻ học xong tiểu học.

Thế nhưng, nhiều năm trở lại đây, đám trẻ ấy chỉ học hết cấp I rồi nghỉ ở nhà, trông em cho cha mẹ đi làm, hoặc đi câu cá ở hồ Dầu Tiếng, đi trút mủ cao su… vì nhà quá xa trường, gần 15km.

Nỗi buồn con trẻ

Hai anh em Châu Gia Pha (14 t.uổi) và Châu Mách (13 t.uổi) học cùng lớp với nhau. Năm ngoái, cả hai đều tốt nghiệp cấp I ở Trường tiểu học Hòa Lộc. Nhưng cũng như các bạn khác trong làng, hai anh em phải nghỉ học vì đường đến trường xa.

Xốc lại đứa em tầm hơn 1 t.uổi đang ẵm bên hông, Châu Mách nhoẻn miệng cười, vui vẻ kể: “Hồi trước đi học, em được giấy khen học sinh tiên tiến, còn anh em chỉ được học sinh trung bình thôi, nhưng tụi em đều được lên lớp hết”.

Từ hồi nghỉ học đến giờ, hai anh em ở nhà trông hai em nhỏ, buổi trưa loanh quanh phụ bà nấu cơm, rồi thì mùa nào việc đó, mùa mưa phụ cha đi cạo mủ, trút mủ cao su, mùa nắng ra hồ Dầu Tiếng giăng câu bắt cá về bán.

Ít nói hơn em, Châu Gia Pha ngần ngại gật đầu khi chúng tôi hỏi em còn muốn đi học nữa không. Pha buồn buồn đáp: “Em cũng muốn đi học lắm, nhưng đường tới trường cấp II xa quá, đạp xe qua mấy con dốc thì mệt lắm. Ba mẹ em còn phải đi làm k.iếm t.iền nên chẳng có thời gian chở hai anh em đi học”.

Video đang HOT

Nói tới đó thì ông Châu Văn Xa Leh (cha của Mách và Pha) đi làm về. Vừa thấy xe cha dừng ở cửa, Pha đã nhanh nhẹn chạy đến gỡ tấm lưới buộc túm gần chục ký cá bên trong, mang vào bếp để lát nữa cha mang đi bán cho hàng xóm quanh đó.

“Nhà tui nghèo, tui và mẹ nó đều phải đi làm thuê làm mướn, ngày được trăm ngàn lo ăn uống, chi tiêu không đủ, nên chẳng có thời gian đưa đón con – ông Châu Văn Xa Leh nhìn vào căn nhà lụp xụp, rồi nhìn hai con trai, chép miệng – Cũng muốn cho các cháu đi học lắm. Nhưng trời nắng thấy tụi nhỏ đạp xe gần 15km đến trường, đường sá xe cộ thì nguy hiểm, lỡ có chuyện gì… Có đạp tới nơi cũng chẳng còn sức đâu mà học. Muốn cho con cái đi học để biết cái chữ sao mà khó khăn quá”.

Cách đó vài trăm mét, Sa Go Leh (14 t.uổi) đang phụ mẹ dọn hàng. Bà Kho Gi Gianh (40 t.uổi, mẹ Sa Go Leh) thở dài ngao ngán: “Tôi ở nhà bán tạp hóa và trông đứa nhỏ, chồng thì đi làm ăn xa. Muốn cho con học cao hơn, nhưng sức khỏe cháu không thể một ngày đi xe đạp gần 30km được…”.

Học hết tiểu học rồi nghỉ vì trường xa 15 km - Hình 1

Anh em Châu Mách, Châu Gia Pha nghỉ học ở nhà trông em vì trường quá cách xa nhà. Ảnh: T.uổi Trẻ.

Đường đến trường… còn xa

Không chỉ có trẻ thơ buồn vì không được đến trường đến lớp như chúng bạn, những người lớn ở làng Chăm cũng không khỏi băn khoăn về tương lai lớp trẻ khi phải nghỉ học ở t.uổi lên 10.

Theo lời ông Kho Sanh, một người lớn t.uổi trong làng, kể lại: “Trước đây, làng có ông Tro Hia. Cứ mỗi sáng, chiều ông Tro Hia lại lái chiếc máy cày cọc cạch của mình tình nguyện chở đám trẻ con trong làng đi học. Nhưng hơn sáu năm qua, từ ngày ông Tro Hia mất, đám trẻ trong làng không còn người đưa đón đến trường nên lần lượt nghỉ học hết. Đến mấy năm trở lại đây thì chẳng còn đ.ứa t.rẻ nào học đến cấp II”.

Ông Hồ Sanh (trưởng tổ 8, ấp Hòa Lộc) mới có một con gái năm nay lên 3 t.uổi. Tuy con còn nhỏ nhưng chuyện tìm cái chữ cho con không khỏi làm ông lo ngại. “Dù kinh tế gia đình khó khăn đến mấy, chúng tôi cũng muốn cho các cháu được đến trường để có con chữ, để tương lai các cháu được hơn thế hệ chúng tôi” – ông Hồ Sanh nói.

Không chỉ có t.rẻ e.m ở làng Chăm nghỉ học, nhiều đ.ứa t.rẻ người Kinh tại khu vực Hòa Lộc cũng không thể đến trường. Năm học vừa qua, Trường tiểu học Hòa Lộc có 35 học sinh vừa tốt nghiệp tiểu học, trong đó có 30 học sinh người Kinh. Tuy nhiên, trong số đó không ít học sinh người Kinh không được tiếp tục đi học, một phần vì điều kiện gia đình, một phần do đường sá đi lại xa xôi.

Cô Nguyễn Ngọc Dung (Phó hiệu trưởng Trường THCS Minh Hòa) tâm tư: “Những năm gần đây, không có học sinh nào ở làng Chăm theo học tại trường. Hiện nay ở trường, cả bốn khối 6, 7, 8, 9 chỉ có một em học sinh dân tộc Chăm. Tuy nhiên, gia đình em này đã chuyển ra kinh doanh gần trường, nên có lẽ vì vậy mà em mới được đi học.

Không riêng gì t.rẻ e.m ở làng Chăm, học sinh người Kinh tại Hòa Lộc cũng không đi học tiếp hoặc thường nghỉ học giữa chừng. Năm vừa qua có bảy em học sinh người Kinh thuộc ấp Hòa Lộc không ra lớp. Không biết những đ.ứa t.rẻ này sẽ ra sao, làm gì khi chỉ học hết lớp 5. Thật lo lắng cho một thế hệ tương lai!”.

Sẽ đề xuất tuyến xe buýt đến trường

Ông Tạ Tấn Tuấn (Phó trưởng Phòng giáo dục huyện Dầu Tiếng) cho biết: UBND huyện Dầu Tiếng và phòng giáo dục huyện rất ưu tiên khu vực xã Minh Hòa. Đặc biệt, ấp Hòa Lộc có nhiều đồng bào dân tộc Chăm nên càng được quan tâm tạo điều kiện hơn.

Hàng năm, Tỉnh ủy, UBND các cấp thường tổ chức trao tặng cặp sách, xe đạp, học bổng khuyến khích các em tới trường, được miễn học phí 100%. Các thầy cô giáo ở đây cũng thường xuyên đến từng nhà vận động phụ huynh cho con em đi học.

Hiện nay, do chưa có mặt bằng nên Trường THCS Minh Hòa vẫn đang học chung cơ sở với Trường THPT Phan Bội Châu. Quả thật, từ ấp Hòa Lộc đến Trường THCS Minh Hòa rất xa. Đa số học sinh ở khu vực này chỉ học đến hết cấp I là nghỉ.

Theo quy định của bộ, phải đủ 150 học sinh mới được thành lập trường. Tuy nhiên, ở Hòa Lộc chỉ có khoảng 50 em, không đủ tiêu chí xây dựng trường.

Phòng giáo dục đang có phương án đề xuất với UBND huyện cho một chuyến xe nhỏ để chở các em đi học. Phương án này có tính khả thi cao.

Địa phương luôn hỗ trợ hết sức

Ông Nguyễn Văn Cảm (Phó bí thư Đảng ủy xã Minh Hòa) cho biết: “Làng Chăm thuộc ấp Hòa Lộc có 102 hộ, 432 nhân khẩu, trong đó có 3 hộ nghèo. Xã cũng nhận được thông tin từ Trường THCS Minh Hòa rằng học sinh làng Chăm lên lớp rất ít.

Nắm được tình hình này, UBND xã đã xuống động viên, vận động bà con cho con em đến trường và sẽ hỗ trợ sách vở.

Trước đây đường sá còn khó đi lại, vài năm gần đây đường được trải nhựa vào tận làng Chăm.

Tuy nhiên, quãng đường hơn chục cây số cũng hơi xa nếu các em tự đi xe đạp. Xã đã và đang tiếp tục đề xuất phương án với huyện để giải quyết dứt điểm tình trạng này”.

Theo Tuyết Mai – Ngọc Loan/Tuổi Trẻ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin đang nóng

Hoàng Thùy đã căng: Đăng đàn ám chỉ ai đó bề ngoài tỏ ra thân thiết nhưng... thực chất bên trong nham hiểm
21:32:34 07/07/2024
Livestream tâm sự, Xoài Non "sượng trân" trước câu hỏi nhắc về chồng cũ
21:32:32 07/07/2024
Con gái 4 t.uổi lau nước mắt cho mẹ trong lễ cúng 49 ngày diễn viên Đức Tiến
23:12:31 07/07/2024
Nữ minh tinh Giày Thủy Tinh gặp biến chứng đáng sợ hậu "dao kéo"
20:46:31 07/07/2024
Hoàng tử màn ảnh Việt không cưới vợ, thông báo lên chức bố ở t.uổi 42, chăm làm từ thiện, hướng Phật
21:27:07 07/07/2024
Vợ trẻ sinh 5 con cho Vượng Râu lần hiếm hoi k.hoe t.hân hình nuột nà
23:03:26 07/07/2024
Diễn viên Hương Giang khoe dáng chuẩn bên bể bơi, thông báo tin vui
23:06:12 07/07/2024
Nam ca sĩ nổi tiếng đột tử khi ở nhà 1 mình, t.hi t.hể được mẹ ruột phát hiện
21:42:27 07/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mặc kệ Thái Tuế hay vận xui, 3 con giáp này lội ngược dòng trong năm 2024, nửa cuối năm mọi sự hanh thông, cát tường tới cửa

Trắc nghiệm

06:54:56 08/07/2024
3 con giáp này có pha lội ngược dòng thành công trong năm 2024. Đến nửa cuối năm 2024, ánh sáng của các vì sao may mắn đã bắt đầu tỏa sáng rực rỡ, mở ra một trang mới đầy hứa hẹn và thịnh vượng cho

Mỹ nhân bị ghét nhất showbiz 42 t.uổi xuống sắc đáng tiếc, sai lầm lớn nhất sự nghiệp là yêu người đáng t.uổi bố

Sao việt

06:53:10 08/07/2024
Từ ngôi sao tài năng được bao người săn đón, được ví như bông hoa lạ của làng phim Hàn giờ mỹ nhân này lại bị cả showbiz ruồng bỏ vì bê bối tình ái.

Lấy chồng rồi nhưng vẫn được mời đi show hẹn hò, Diệu Nhi nói 1 câu khiến Hari Won cũng tán thành!

Tv show

06:48:28 08/07/2024
Vợ lên show hẹn hò bình luận, nhìn thấy nhiều soái ca nhưng vẫn một mực hướng về chồng iu ở nhà, Anh Tú chắc cũng mát lòng mát dạ.

Hằng Du Mục bị chồng tước quyền gặp con, cầu cứu giữa đêm, cõi mạng phẫn nộ

Netizen

06:47:23 08/07/2024
Câu chuyện lùm xùm hôn nhân giữa Hằng Du Mục và chồng người Trung Tô Bằng vẫn chưa có hồi kết, khi các con của nữ tiktoker hiện vẫn chưa được đón về cùng mẹ. Cô đăng đàn giữa đêm tố hành động gây bức xúc của chồng.

Cứu nạn kịp thời thuyền viên người Trung Quốc bị thương tích trong quá trình lao động

Thế giới

06:46:20 08/07/2024
Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhân ngày càng chuyển biến xấu do c.hảy m.áu nhiều dẫn đến khó thở, sốt cao liên tục, sức khỏe yếu. Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn, Bộ Giao thông vận tải,

Sao nữ làm tiểu tam: Kẻ mất hết, người chịu nhục 10 năm để làm dâu hào môn

Sao châu á

06:29:42 08/07/2024
Từng là con cưng của giới giải trí nhưng những mỹ nhân hàng đầu showbiz như: Kim Min Hee, Erika Karata, Huỳnh Tâm Dĩnh đều phải nhận trái đắng khi vướng bê bối làm người thứ ba.

'Vui lên nào anh em ơi' tập 1: Vợ chồng Tiến cãi nhau to

Phim việt

06:20:21 08/07/2024
Trong Vui lên nào anh em ơi tập 1, bộ ba bạn thân Hưng, Tiến, Thắng khởi nghiệp thất bại khiến người nhà cả ba đều thất vọng.

Đổi bữa với thịt lợn nướng BBQ lạ miệng lại dễ làm, ăn cùng cơm trắng 'ngon nhức nách'

Ẩm thực

06:05:12 08/07/2024
Hạt cơm ngọt, xốp ăn cùng thịt lợn nướng mềm, ẩm được nêm nếm gia vị vừa phải, thơm ngon, đậm đà hấp dẫn vô cùng!

Mỹ nhân Hoa ngữ được khen càng ngày càng nhuận sắc, tạo hình cổ trang ở phim mới đẹp mê mẩn

Hậu trường phim

06:01:02 08/07/2024
Mới đây, những hình ảnh đầu tiên của dự án phim cổ trang Oản tâm ký đã được chia sẻ lên mạng xã hội và thu hút nhiều sự chú ý.

Phim mới chiếu đã được khen nức nở, leo top 1 rating nhờ dàn cast diễn quá đỉnh

Phim châu á

06:00:11 08/07/2024
Bộ phim này mới lên sóng tập 1 đã nhận được cơn mưa lời khen nhờ kịch bản hấp dẫn cùng diễn xuất của dàn nam chính.

Nếu thả một con cá sấu xuống ao có hàng trăm con cá Piranha, liệu cá sấu có bị cắn c.hết không?

Lạ vui

05:50:32 08/07/2024
Cá Piranha, nổi tiếng với hàm răng sắc nhọn và tập tính hung dữ, thường được miêu tả như những kẻ săn mồi đáng sợ.