Học gì trong mùa dịch?

Theo dõi VGT trên

Các tỉnh, thành trong cả nước đã quyết định cho học sinh nghỉ học ít nhất thêm 2 tuần nữa để tránh dịch Covid-19. Việc này là cần thiết vì an toàn là trên hết. Vấn đề là học sinh, trong đó có các con tôi, sẽ học gì trong những ngày nghỉ này?

Học gì trong mùa dịch? - Hình 1

Cho trẻ làm việc nhà cũng là một cách giáo dục cần thiết khi con nghỉ học tránh dịch – Ảnh: T.L.

Theo tôi, trong những ngày nghỉ học do dịch, chỉ nên cho học sinh học hai thứ sau đây:

1. Về phía gia đình

Hãy dạy con học nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, làm việc nhà, vệ sinh cá nhân, lên kế hoạch học và chơi… dưới sự hướng dẫn của ông bà, cha mẹ. Nói rộng hơn là giúp con học cách tổ chức cuộc sống cá nhân và gia đình. Đây là việc học thiết thực và quan trọng. Người hướng dẫn chính là ông bà, cha mẹ, anh chị lớn trong nhà.

Hãy coi 2 tuần nghỉ thêm này là cơ hội để dạy con những thứ này. Theo tôi, đây là những thứ quan trọng hơn cả việc học kiến thức ở trường. Trước đây trẻ đến trường cả ngày và mắc kẹt vào bài vở nên không ưu tiên học các kỹ năng này. Nay nhân cơ hội được nghỉ ở nhà, cha mẹ nên có kế hoạch dạy con các kỹ năng này. Kế hoạch càng cụ thể, càng chi tiết thì càng tốt.

Rất có thể sau kỳ nghỉ, đây lại là khoảng thời gian trưởng thành nhất cho các con và cho cả cha mẹ. Quan trọng là cha mẹ phải coi đây như một cơ hội dạy con những điều quan trọng. Còn nếu không, 2 tuần sẽ trôi đi trong mệt mỏi và chán nản của cha mẹ và các con.

Để làm được điều đó, cha mẹ cần lên kế hoạch từng ngày cho các nội dung này: Học gì/làm gì, vào ngày nào, ai hướng dẫn, kết quả mong đợi là gì? Sau đó là thảo luận với con về các nội dung đó. Hãy nhìn vào mắt nhau, thống nhất với nhau thật cụ thể rõ ràng. Gật đầu. Mỉm cười. Làm thôi nào!

Video đang HOT

Kinh nghiệm cá nhân cho thấy các con rất thích tham gia những việc này, vì đây là những việc thật, được làm thì vừa vui vừa hữu ích, lại lồng trong không khí chống dịch, nên trẻ sẽ thấy như một việc làm ý nghĩa, không chỉ cho bản thân mình.

Với con tôi, 2 tuần vừa rồi chúng tôi chỉ dạy nội dung thứ nhất, xoay quanh cuộc sống gia đình. Sang 2 tuần tới, chúng tôi sẽ mở sang nội dung thứ hai, xoay quanh việc tìm hiểu về dịch Covid-19. Các nội dung khác, như làm phiếu bài tập do trường gửi về nhà, chúng tôi sẽ không yêu cầu con phải thực hiện.

TS Giáp Văn Dương

2. Từ phía nhà trường

Hiện nhiều trường giao phiếu bài tập về nhà và yêu cầu các con làm rồi nộp lại qua email, hay chụp hình gửi lại cho giáo viên. Một số trường tổ chức dạy trực tuyến. Nhưng quan sát cá nhân tôi thấy việc này không hiệu quả.

sao? Vì đây chỉ là một cách đối phó. Về bản chất, đó là cách các trường đối phó với dịch bệnh và đối phó với phụ huynh, có tính tạm thời chứ không theo kế hoạch. Điều này dẫn đến thầy cô dạy và giao bài về nhà cũng chỉ như một cách đối phó với phụ huynh, vì nếu không thì phụ huynh sẽ có ý kiến.

Phụ huynh gây áp lực cho ban giám hiệu (trường tư) và cơ quan quản lý (trường công), yêu cầu “phải dạy gì đó cho con tôi đi chứ”. Thế là có chỉ đạo, yêu cầu giáo viên phải gửi phiếu về nhà, phải dạy trực tuyến… trong sự khiên cưỡng. Thực chất, đây chỉ là sự đối phó của nhà trường và người quản lý giáo dục với phụ huynh, với xã hội, nên không hiệu quả.

Thầy đã dạy đối phó như thế thì trò tất nhiên cũng học đối phó. Phiếu gửi về nhà, hay học trực tuyến, tự ôn thì chán và không hiệu quả vì trẻ phân tâm vào việc chơi, việc ngủ, tivi, mạng Internet, hoặc những cuộc cãi vã.

Tại nhà, trẻ thiếu không gian học đường, thiếu cả không khí học tập như ở trường. Làm việc tại nhà hiệu quả là một việc khó, một thách thức cho cả người lớn chứ không gì trẻ nhỏ. Mà trẻ con rất tinh. Các con sẽ hiểu ngay đây chỉ là học đối phó. Chậm trễ cũng không sao. Không làm hết bài cũng không sao. Thầy cô, cha mẹ đều tặc lưỡi xuê xoa thông cảm cho nhau. Vì tất cả đều đang đối phó cơ mà! Sao con lại phải chăm chỉ tận tình khi tất cả đều đối phó như vậy?

Kết quả là việc dạy và việc học sẽ cứ lửng lơ, “dở ông dở thằng” như vậy. Lý do sâu xa là tất cả những việc này chỉ là đối phó và chắp vá tạm thời. Mỗi người, tùy ở mỗi vị trí mà đối phó với ai và theo cách như thế nào. Mà đã là đối phó thì có bao giờ hiệu quả?

Vậy thì nhà trường nên hướng dẫn các con học gì? Tôi cho rằng hữu ích nhất là nhà trường giao cho các con một dự án nhỏ: Tìm hiểu về dịch Covid-19, cách phòng tránh và thuyết trình sau khi trở lại trường. Tùy theo tuổi tác và bậc học mà mức độ chi tiết của bài thuyết trình sẽ khác nhau. Trẻ lớp 1 sẽ thuyết trình theo kiểu lớp 1. Học sinh lớp 12 sẽ thuyết trình theo kiểu của học sinh lớp 12. Chỉ như vậy thôi, nhưng với trẻ, dự án này sẽ rất hào hứng và hiệu quả.

Hào hứng vì sao? Vì trẻ sẽ không phải ngồi “nhai” các phiếu bài tập khô khốc do nhà trường gửi về nhà. Trước ở lớp có thầy cô hướng dẫn, làm bài tập còn chán nữa là nay phải tự mày mò. Thay vào đó, nếu làm dự án tìm hiểu về Covid-19 thì trẻ có thể xem tivi, hỏi người lớn, lên mạng đọc báo để tìm hiểu về virus corona, về dịch Covid-19, về cách phòng tránh hiệu quả, cả ở Việt Nam và trên thế giới.

Như thế, trẻ có thể sử dụng toàn bộ thông tin và cuộc sống xung quanh để làm nội dung cho phần khảo cứu và thuyết trình của mình. Trẻ sẽ không chỉ thu thập được các kiến thức về y học và dịch bệnh, mà còn cả về địa lý, dân số, kinh tế – xã hội, nhân văn, những viễn cảnh có thể xảy ra cho bản thân, quốc gia và quốc tế. Trẻ cũng biết cách thu thập và xử lý thông tin, rồi trình bày thông tin đó sao cho thuyết phục trước người khác.

Tác dụng cả cuộc đời

Không có chủ đề học tập nào phù hợp hơn, sống động hơn và hữu ích hơn vào lúc này bằng việc yêu cầu trẻ thực hiện dự án nhỏ: tìm hiểu về dịch Covid-19.

Những kiến thức về dịch bệnh, vệ sinh cá nhân, y tế cộng đồng, báo chí truyền thông, các kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, trình bày và thuyết trình cho người khác, các hình dung về ảnh hưởng của dịch bệnh đến đời sống cá nhân và xã hội, trên đủ các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, nhân văn… mà trẻ thu được qua dự án này sẽ có tác dụng đến tận cuối cuộc đời.

TS GIÁP VĂN DƯƠNG

Theo Tuổi trẻ

Nghỉ học phòng Covid-19: Coi chừng học sinh 'giết' thời gian bằng ti vi, điện thoại...

Sau đề nghị của Bộ GD-ĐT, đến thời điểm này, 63/63 địa phương trên cả nước tiếp tục cho học sinh (HS) nghỉ học từ 1 đến 2 tuần nhằm phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Nghỉ học phòng Covid-19: Coi chừng học sinh giết thời gian bằng ti vi, điện thoại... - Hình 1

Nếu phụ huynh không chú ý, nhiều trẻ em lợi dụng cơ hội nghỉ dài ngày để xem ti vi, lên mạng... - Ảnh: Độc Lập

Nếu tính luôn cả thời gian nghỉ tết, số ngày nghỉ của HS một số địa phương đã lên đến 6 tuần. Trong khi đó, TP.HCM còn kiến nghị Chính phủ cho HS địa phương mình nghỉ học đến hết tháng 3 để phòng dịch.

Cùng lúc đó, Bộ GD-ĐT cho biết dự kiến sẽ kéo thời gian kết thúc năm học sang tháng 6. Với thời gian nghỉ dài như thế, chúng ta không thể coi đây là "kỳ nghỉ tết kéo dài" như suy nghĩ nhiều người được, mà phải xem đây là kỳ nghỉ "đột xuất giữa năm học" chưa có trong tiền lệ, là "kỳ nghỉ hè lần một". Vì kế hoạch giảng dạy của năm học, thi tuyển sinh lớp 10, thi THPT quốc gia chắc chắn sẽ lùi lại và kỳ nghỉ hè năm nay sẽ rút ngắn lại. Hơn bao giờ hết, vấn đề đặt ra ở đây là thái độ ứng xử của cha mẹ HS như thế nào? Bản thân các em phải làm gì? Và nhà trường, giáo viên phải có trách nhiệm ra sao?

Có thể nói, đa số phụ huynh hiện nay đều rất quan tâm, lo lắng cho sức khỏe của con em. Một dẫn chứng cụ thể là, khi Báo Thanh Niên làm một cuộc khảo sát thì có đến gần 90% số phụ huynh có ý kiến là cho con em mình tiếp tục nghỉ tại nhà để phòng chống dịch. Vì việc nghỉ học là giải pháp nhằm cách ly trẻ để tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh giữa trẻ với nhau do có thể trẻ bị nhiễm bệnh từ cộng đồng. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn chủ quan, tìm mọi cách để gửi trẻ.

Chia sẻ với chúng tôi, một phụ huynh khá trẻ có con học mầm non (xin giấu tên) cho biết: "Hai vợ chồng tôi làm công nhân, khi nghe có quyết định cho HS nghỉ học thêm 2 tuần lễ làm chúng tôi rất lo lắng, vì không ai trông coi con. Tuần trước vợ chồng tôi đã xin công ty thay nhau nghỉ để trông cháu ở nhà, nhưng công việc không cho phép chúng tôi được nghỉ thêm nữa. Vì vậy, chúng tôi phải gửi trẻ trực tiếp tại nhà riêng của các bảo mẫu trong trường".

Nhiều phụ huynh trong "cái khó" (không có ông bà, người thân, người giúp việc) cũng đã "ló" ra "cái khôn" bằng cách thay phiên giữ hộ con cái lẫn nhau. Và như thế, dù trẻ không trực tiếp đến trường, song với một nhóm trẻ 5, 6 bé thì chẳng khác gì một lớp học thu nhỏ. Trong khi đa số các trường hiện nay đều vệ sinh, sát trùng, trang bị các vật dụng phòng dịch cho trẻ, thì các lớp "tự phát" tại nhà như thế là hết sức mạo hiểm sức khỏe của con em mình.

Ngược lại, nhiều phụ huynh bỏ mặc thời gian nghỉ này của con em mình ở nhà. Không kiểm tra, sắp xếp, tạo điều kiện việc tự học cho con em. Tai hại hơn, nhiều cha mẹ "giữ chân" con em mình ở nhà bằng ti vi, điện thoại, máy tính...

Trong khi đó, nhiều giáo viên lúng túng trong việc cho HS tự học tại nhà. Không phải mọi địa phương, trường học, giáo viên và gia đình đều có điều kiện, có cách "kết nối" tốt để các em được học trực tiếp một cách hiệu quả tại nhà. Đa số giáo viên ở các tỉnh "án binh bất động", chờ hết dịch mới dạy tiếp.

Theo Thanh niên

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Truy tố nữ DJ ở TPHCM cầm đầu đường dây mua bán hơn 100kg ma túyTruy tố nữ DJ ở TPHCM cầm đầu đường dây mua bán hơn 100kg ma túy
09:01:20 06/02/2025
Con gái đánh chết chồng, cha tới công an nhận tội thay ở Long AnCon gái đánh chết chồng, cha tới công an nhận tội thay ở Long An
08:31:34 06/02/2025
Dậy sóng MXH: Từ Hy Viên chưa đăng ký kết hôn với chồng hiện tại, nam ca sĩ Hàn không được thừa kế 1 xu?Dậy sóng MXH: Từ Hy Viên chưa đăng ký kết hôn với chồng hiện tại, nam ca sĩ Hàn không được thừa kế 1 xu?
10:16:39 06/02/2025
Có thể sẽ có cuộc chiến pháp lý thế kỷ giữa 2 người chồng của Từ Hy ViênCó thể sẽ có cuộc chiến pháp lý thế kỷ giữa 2 người chồng của Từ Hy Viên
09:07:26 06/02/2025
Tình trạng đáng lo của Quỳnh Lương khi đang bầu 3 thángTình trạng đáng lo của Quỳnh Lương khi đang bầu 3 tháng
08:22:08 06/02/2025
Rộ hình ảnh nhiều vết tiêm bất thường trên tay Từ Hy Viên khi qua đời, cái chết nghi có uẩn khúcRộ hình ảnh nhiều vết tiêm bất thường trên tay Từ Hy Viên khi qua đời, cái chết nghi có uẩn khúc
11:27:45 06/02/2025
Ông Trump rút Mỹ khỏi cơ quan trực thuộc Liên Hiệp QuốcÔng Trump rút Mỹ khỏi cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc
10:25:24 06/02/2025
Vừa đầu năm, Văn Toàn bất lực vì "bị cắm sừng"Vừa đầu năm, Văn Toàn bất lực vì "bị cắm sừng"
11:07:44 06/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lynda Trang Đài lộ diện sau lùm xùm ăn trộm, ẩn ý đồng nghiệp chơi khăm?

Lynda Trang Đài lộ diện sau lùm xùm ăn trộm, ẩn ý đồng nghiệp chơi khăm?

Sao việt

14:12:17 06/02/2025
Ngày 6/2, thông tin ca sĩ Lynda Trang Đài bị cáo buộc với tội trộm cắp tài sản được đăng tải trên trang web chính thức của Thư ký Tòa án Quận Cam, Florida gây xôn xao dư luận.
Phản ứng gắt của ông trùm showbiz khi bị nghi lây bệnh cúm cho Từ Hy Viên

Phản ứng gắt của ông trùm showbiz khi bị nghi lây bệnh cúm cho Từ Hy Viên

Sao châu á

13:53:57 06/02/2025
Thời gian qua, vợ chồng Phạm Vỹ Kỳ - Trần Kiến Châu bị dân tình tấn công, chỉ trích thiếu ý thức vì nghi lây bệnh cúm cho Từ Hy Viên.
Trấn Thành đã bị đánh bại

Trấn Thành đã bị đánh bại

Hậu trường phim

13:36:22 06/02/2025
Loạt phim Tết năm nay hiện đã phát hành đến ngày thứ 9 và bất ngờ khi vừa sang ngày mới, ngày 6/2, bảng xếp hạng doanh thu đã có sự thay đổi bất ngờ.
Loại nấm tốt cho tim mạch, nhà nào cũng nên có

Loại nấm tốt cho tim mạch, nhà nào cũng nên có

Sức khỏe

13:25:36 06/02/2025
Bổ sung mộc nhĩ vào thực đơn hàng ngày có thể cải thiện sức khỏe tim mạch người bệnh.
Trộm 22 điện thoại bán lấy tiền làm... sổ tiết kiệm

Trộm 22 điện thoại bán lấy tiền làm... sổ tiết kiệm

Pháp luật

13:24:43 06/02/2025
Mới ra tù về tội trộm cắp tài sản, Bùi Văn Sinh đột nhập cửa hàng điện thoại ở Ninh Thuận, lấy trộm 22 chiếc iPhone tổng trị giá 190 triệu đồng đem bán để mở sổ tiết kiệm.
2 máy bay đâm nhau trên đường băng, hành khách phải sơ tán khẩn

2 máy bay đâm nhau trên đường băng, hành khách phải sơ tán khẩn

Netizen

13:14:08 06/02/2025
Sân bay Quốc tế Seattle-Tacoma (SEA) cho biết trên mạng xã hội vào sáng thứ Tư rằng lực lượng cứu hỏa của Cảng Seattle, cảnh sát và đội vận hành sân bay đã có mặt tại hiện trường ngay sau khi sự cố xảy ra vào khoảng 10h15 (giờ địa phươn...
Thanh Hóa: Phát hiện thi thể người đàn ông mất tích từ mùng 2 Tết

Thanh Hóa: Phát hiện thi thể người đàn ông mất tích từ mùng 2 Tết

Tin nổi bật

13:11:03 06/02/2025
Người đàn ông ở huyện Hậu Lộc mất tích từ mùng 2 Tết, đến sáng nay thì phát hiện thi thể nổi trên sông Lèn ở huyện Hà Trung, Thanh Hóa.
Đồng đội mới của Ronaldo kiếm 1,5 tỷ đồng mỗi ngày, đi tập bằng máy bay

Đồng đội mới của Ronaldo kiếm 1,5 tỷ đồng mỗi ngày, đi tập bằng máy bay

Sao thể thao

13:03:20 06/02/2025
Đồng đội mới của Cristiano Ronaldo là Jhon Duran gây sốt với thương vụ chuyển nhượng từ Aston Villa (Anh) đến Al Nassr (Ả Rập Xê Út).
Đi về miền có nắng - Tập 18: Vân hối thúc Khoa đẩy nhanh kế hoạch hãm hại mẹ con Dương

Đi về miền có nắng - Tập 18: Vân hối thúc Khoa đẩy nhanh kế hoạch hãm hại mẹ con Dương

Phim việt

13:01:45 06/02/2025
Nhìn thấy những hình ảnh thân mật của Phong với Dương và bé Bin, Vân sốt ruột hơn bao giờ hết. Vì thế, cô đã gọi ngay cho Khoa hỏi về việc xét nghiệm ADN.
Nhật Bản sẽ tăng cường hạ tầng cấp thoát nước sau vụ sập đường

Nhật Bản sẽ tăng cường hạ tầng cấp thoát nước sau vụ sập đường

Thế giới

12:34:14 06/02/2025
Theo kế hoạch 5 năm hiện tại, kết thúc ngày 31/3/2026, Nhật Bản phân bổ khoảng 15.000 tỷ yên (tương đương 97,9 tỷ USD) cho các dự án cơ sở hạ tầng để tăng cường khả năng phục hồi sau thảm họa.
Được vía Thần Tài, 4 con giáp mở cửa gặp quý nhân, tài lộc ùn ùn kéo đến

Được vía Thần Tài, 4 con giáp mở cửa gặp quý nhân, tài lộc ùn ùn kéo đến

Trắc nghiệm

11:24:01 06/02/2025
Theo các chuyên gia phong thuỷ, 4 con giáp này sẽ đón lộc trời cho, gặp nhiều may mắn sau ngày vía Thần tài năm nay.