Học FPT Polytechnic, sinh viên sẵn sàng lập nghiệp sớm
FPT Polytechnic chủ trương đưa cuộc sống vào giảng dạy. Sinh viên cần được tập làm quen với các áp lực về công việc, tuân thủ kỷ luật và cách ứng xử trong công việc. Với phương pháp này, sinh viên tốt nghiệp ra trường sẽ bớt bỡ ngỡ và sẵn sàng với công việc hơn.
Đó là khẳng định của TS. Đàm Quang Minh – Giám đốc FPT Polytechnic Việt Nam trong buổi tư vấn với chủ đề “20 tuổi lập nghiệp – Sớm hay muộn?” được tổ chức chiều nay trên báo điện tử Dân trí.
Buổi tư vấn do FPT Polytechnic phối hợp cùng báo điện tử Dân trí tổ chức nhằm giải đáp thắc mắc về các vấn đề lập nghiệp và tìm hiểu thông tin tuyển sinh của FPT Polytechnic trong đợt tuyển sinh này. Đại diện của FPT Polytechnic tham gia buổi tư vấn gồm TS Đàm Quang Minh – Giám đốc FPT Polytechnic Việt Nam và bà Lê Thị Hồng Hạnh – Giám đốc FPT Polytechnic TPHCM.
FPT Polytechnic phối hợp cùng báo điện tử Dân trí tổ chức buổi tư vấn vào 14h ngày 9/10/2012 với chủ đề “20 tuổi lập nghiệp – Sớm hay muộn?”.
* * *
Rút ngắn thời gian học tập THPT để giảm bớt thời gian học lý thuyết, giúp giới trẻ có thể trưởng thành sớm hơn, các em khi ra đời có thể học tiếp… là những vấn đề đang được dư luận xã hội quan tâm trong thời gian gần đây.
Mặc dù với tâm lý “chuộng” bằng cấp tại Việt Nam hiện nay, không ít sĩ tử và các bậc phụ huynh đặt ra mục tiêu phải vào bằng được đại học nhưng cũng có nhiều gia đình vẫn mong muốn con em mình được đi làm sớm để không lãng phí tiền bạc, thời gian, công sức của gia đình và chính bản thân các em.
Hiểu được mong muốn này, FPT Polytechnic – Hệ cao đẳng thực hành thuộc Trường đại học FPT triển khai mô hình đào tạo “Thực học – Thực nghiệp” phù hợp với lực học của phần đông các sĩ tử có học lực trung bình ở bậc phổ thông. Với một chương trình học thiên về thực hành và thời gian học được rút ngắn xuống 2 năm, FPT Polytechnic là một môi trường học tập thú vị cho mỗi sinh viên, giúp sinh viên đẩy nhanh quá trình học tập để có thể lập nghiệp ở tuổi 20.
Phương pháp học thực hành giúp sinh viên hứng thú hơn với việc học
Hiện nay, một số nước tiên tiến đã gần như xem 3 năm học THPT là dự bị đại học, các em học sinh đã được hướng nghiệp ngay từ lớp 10. Do đó, có thể xem 3 năm học THPT là 3 năm tích lũy lý thuyết, quá trình học tiếp theo sẽ bổ sung cho các em những kỹ năng cần thiết cho công việc sau này. Nắm bắt được điều này, FPT Polytechnic coi 2 năm học tại trường là 2 năm thực hành của sinh viên để chuẩn bị thật tốt cho công việc sau khi ra trường.
FPT Polytechnic sử dụng phương pháp đào tạo qua dự án (project based training), 80% thời gian học là thực hành, sinh viên sẽ đóng vai trò như người đi làm, còn thầy cô là người định hướng và giải đáp thắc mắc, trợ giúp cho các em hoàn thành tốt dự án được giao từ đầu mỗi học kỳ.
Ngoài giờ học trên lớp, các em cũng cần phát huy tinh thần tự học bằng cách nghiên cứu thêm tài liệu trên thư viện, thư viện điện tử của trường hay tự mình khám phá những điều thực tế bên ngoài để đáp ứng yêu cầu học tập. Nhờ đó mà mỗi sinh viên sẽ phát hiện và phát huy thêm được những ưu điểm của mình. Việc học nhờ đó mà thêm nhiều hứng thú.
Sinh viên FPT Polytechnic trong một giờ thực hành.
Video đang HOT
Sinh viên Huỳnh Mạnh Hùng chia sẻ: “Điều khiến em thích nhất ở FPT Polytechnic là những giờ học thực hành. Các giờ học này khiến chúng em không buồn chán mà trái lại rất thú vị. Mỗi tiết học lý thuyết, chúng em luôn tập trung nghe giảng để giờ thực hành có thể áp dụng luôn kiến thức vừa học. Sau giờ học trên lớp, chúng em lại sử dụng những lý thuyết vừa học, kỹ năng vừa thực hành để cùng nhau họp nhóm làm bài tập dự án. Điều gì còn chưa hiểu, em lại viết email hỏi thầy cô, bạn bè. Em cũng như nhiều bạn khác, đều tự tin với phương pháp học thực hành hiện đại này”.
Thời gian học tập ngắn, ra trường sớm sẽ là một lợi thế cho sinh viên
Thời gian học tập tại FPT Polytechnic chỉ gói gọn trong vòng 2 năm, ngắn hơn khoảng 1năm so với các trường cao đẳng khác. Vì thời gian học ngắn, quá trình học lại diễn ra liên tục trong 6 kỳ liên tiếp không có nghỉ hè, mỗi sinh viên phải tập trung tích lũy kiến thức và kỹ năng tối đa trong mỗi giờ học và giờ thực hành.
Với thời gian học tập này, độ tuổi trung bình của sinh viên khi tốt nghiệp FPT Polytechnic là khoảng 20 tuổi. Đây là một lợi thế dành cho sinh viên FPT Polytechnic. Mặt khác, sinh viên ra trường sớm và sẽ tích lũy nhiều hơn những trải nghiệm với môi trường thực tế.
Kết thúc 2 năm đào tạo ở FPT Polytechnic, sinh viên có thể nhanh chóng hòa nhập vào xã hội, cọ xát với thực tế bên ngoài. Những khó khăn, vấp ngã đầu đời không chỉ là những bài học mà không có bất cứ trường học nào đào tạo, mà còn giúp các em tích lũy một kho tàng kiến thức và kinh nghiệm phong phú. So với những sinh viên ra trường muộn, các em sẽ sớm trưởng thành và tự tin hơn với bản thân mình. Đây chính là một trong những mục tiêu của FPT Polytechnic trong việc đào tạo sinh viên.
Thời gian học tập được rút ngắn là một lợi thế cho sinh viên FPT Polytechnic.
Hiện FPT Polytechnic đang tuyển sinh khóa 9.1 trên toàn quốc với các chuyên ngành: Thiết kế web, Ứng dụng phần mềm, Kế toán doanh nghiệp, QTDN – Nhân sự và Văn phòng, QTDN – Marketing và Bán hàng. Hạn nộp hồ sơ: 30/10/2012.
Để giúp độc giả trao đổi thêm với các đại diện của FPT Polytechnic về các vấn đề lập nghiệp và tìm hiểu thông tin tuyển sinh của FPT Polytechnic trong đợt tuyển sinh này, FPT Polytechnic phối hợp cùng báo điện tử Dân trí tổ chức buổi tư vấn vào 14h ngày 9/10/2012 với chủ đề “20 tuổi lập nghiệp – Sớm hay muộn?”.
Thông tin khách mời
TS Đàm Quang Minh – Giám đốc FPT Polytechnic Việt Nam. Bảo vệ Tiến sĩ tại CHLB Đức, khi về nước, ông từng công tác tại vị trí Trợ lý TGĐ FPT và Giám đốc chương trình hợp tác quốc tế giữa ĐH FPT và Đại học Greenwich (Anh) và hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc tại khối giáo dục FPT. Ông cũng có nhiều ý kiến đóng góp, phản biện về các vấn đề giáo dục và xã hội trên các tạp chí của Việt Nam.
TS Đàm Quang Minh – Giám đốc FPT Polytechnic Việt Nam.
Bà Lê Thị Hồng Hạnh – Giám đốc FPT Polytechnic TPHCM. Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, bà hiện là Giám đốc FPT Polytechnic Hồ Chí Minh, Giám đốc chương trình liên kết quốc tế của Đại học FPT và Đại học Greenwich (Anh), có 6 năm kinh nghiệm làm việc tại khối giáo dục FPT với nhiều đóng góp nhiệt huyết trong hệ thống.
Bà Lê Thị Hồng Hạnh – Giám đốc FPT Polytechnic TPHCM.
Theo Dantri
20 tuổi lập nghiệp: Sớm hay muộn?
Rút ngắn thời gian học tập THPT để giảm bớt thời gian học lý thuyết, giúp giới trẻ có thể trưởng thành sớm hơn, các em khi ra đời có thể học tiếp... là những vấn đề đang được dư luận xã hội quan tâm trong thời gian gần đây.
Mặc dù với tâm lý "chuộng" bằng cấp tại Việt Nam hiện nay, không ít sĩ tử và các bậc phụ huynh đặt ra mục tiêu phải vào bằng được đại học nhưng cũng có nhiều gia đình vẫn mong muốn con em mình được đi làm sớm để không lãng phí tiền bạc, thời gian, công sức của gia đình và chính bản thân các em.
Hiểu được mong muốn này, FPT Polytechnic - Hệ cao đẳng thực hành thuộc Trường đại học FPT triển khai mô hình đào tạo "Thực học - Thực nghiệp" phù hợp với lực học của phần đông các sĩ tử có học lực trung bình ở bậc phổ thông. Với một chương trình học thiên về thực hành và thời gian học được rút ngắn xuống 2 năm, FPT Polytechnic là một môi trường học tập thú vị cho mỗi sinh viên, giúp sinh viên đẩy nhanh quá trình học tập để có thể lập nghiệp ở tuổi 20.
Phương pháp học thực hành giúp sinh viên hứng thú hơn với việc học
Hiện nay, một số nước tiên tiến đã gần như xem 3 năm học THPT là dự bị đại học, các em học sinh đã được hướng nghiệp ngay từ lớp 10. Do đó, có thể xem 3 năm học THPT là 3 năm tích lũy lý thuyết, quá trình học tiếp theo sẽ bổ sung cho các em những kỹ năng cần thiết cho công việc sau này. Nắm bắt được điều này, FPT Polytechnic coi 2 năm học tại trường là 2 năm thực hành của sinh viên để chuẩn bị thật tốt cho công việc sau khi ra trường.
FPT Polytechnic sử dụng phương pháp đào tạo qua dự án (project based training), 80% thời gian học là thực hành, sinh viên sẽ đóng vai trò như người đi làm, còn thầy cô là người định hướng và giải đáp thắc mắc, trợ giúp cho các em hoàn thành tốt dự án được giao từ đầu mỗi học kỳ.
Ngoài giờ học trên lớp, các em cũng cần phát huy tinh thần tự học bằng cách nghiên cứu thêm tài liệu trên thư viện, thư viện điện tử của trường hay tự mình khám phá những điều thực tế bên ngoài để đáp ứng yêu cầu học tập. Nhờ đó mà mỗi sinh viên sẽ phát hiện và phát huy thêm được những ưu điểm của mình. Việc học nhờ đó mà thêm nhiều hứng thú.
Sinh viên FPT Polytechnic trong một giờ thực hành.
Sinh viên Huỳnh Mạnh Hùng chia sẻ: "Điều khiến em thích nhất ở FPT Polytechnic là những giờ học thực hành. Các giờ học này khiến chúng em không buồn chán mà trái lại rất thú vị. Mỗi tiết học lý thuyết, chúng em luôn tập trung nghe giảng để giờ thực hành có thể áp dụng luôn kiến thức vừa học. Sau giờ học trên lớp, chúng em lại sử dụng những lý thuyết vừa học, kỹ năng vừa thực hành để cùng nhau họp nhóm làm bài tập dự án. Điều gì còn chưa hiểu, em lại viết email hỏi thầy cô, bạn bè. Em cũng như nhiều bạn khác, đều tự tin với phương pháp học thực hành hiện đại này".
Thời gian học tập ngắn, ra trường sớm sẽ là một lợi thế cho sinh viên
Thời gian học tập tại FPT Polytechnic chỉ gói gọn trong vòng 2 năm, ngắn hơn khoảng 1năm so với các trường cao đẳng khác. Vì thời gian học ngắn, quá trình học lại diễn ra liên tục trong 6 kỳ liên tiếp không có nghỉ hè, mỗi sinh viên phải tập trung tích lũy kiến thức và kỹ năng tối đa trong mỗi giờ học và giờ thực hành.
Với thời gian học tập này, độ tuổi trung bình của sinh viên khi tốt nghiệp FPT Polytechnic là khoảng 20 tuổi. Đây là một lợi thế dành cho sinh viên FPT Polytechnic. Mặt khác, sinh viên ra trường sớm và sẽ tích lũy nhiều hơn những trải nghiệm với môi trường thực tế.
Kết thúc 2 năm đào tạo ở FPT Polytechnic, sinh viên có thể nhanh chóng hòa nhập vào xã hội, cọ xát với thực tế bên ngoài. Những khó khăn, vấp ngã đầu đời không chỉ là những bài học mà không có bất cứ trường học nào đào tạo, mà còn giúp các em tích lũy một kho tàng kiến thức và kinh nghiệm phong phú. So với những sinh viên ra trường muộn, các em sẽ sớm trưởng thành và tự tin hơn với bản thân mình. Đây chính là một trong những mục tiêu của FPT Polytechnic trong việc đào tạo sinh viên.
Thời gian học tập được rút ngắn là một lợi thế cho sinh viên FPT Polytechnic.
Hiện FPT Polytechnic đang tuyển sinh khóa 9.1 trên toàn quốc với các chuyên ngành: Thiết kế web, Ứng dụng phần mềm, Kế toán doanh nghiệp, QTDN - Nhân sự và Văn phòng, QTDN - Marketing và Bán hàng. Hạn nộp hồ sơ: 30/10/2012.
Để giúp độc giả trao đổi thêm với các đại diện của FPT Polytechnic về các vấn đề lập nghiệp và tìm hiểu thông tin tuyển sinh của FPT Polytechnic trong đợt tuyển sinh này, FPT Polytechnic phối hợp cùng báo điện tử Dân trí tổ chức buổi tư vấn vào 14h ngày 9/10/2012 với chủ đề "20 tuổi lập nghiệp - Sớm hay muộn?".
Độc giả quan tâm có thể gửi câu hỏi tham gia tại đây.
Thông tin khách mời
TS Đàm Quang Minh - Giám đốc FPT Polytechnic Việt Nam. Bảo vệ Tiến sĩ tại CHLB Đức, khi về nước, ông từng công tác tại vị trí Trợ lý TGĐ FPT và Giám đốc chương trình hợp tác quốc tế giữa ĐH FPT và Đại học Greenwich (Anh) và hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc tại khối giáo dục FPT. Ông cũng có nhiều ý kiến đóng góp, phản biện về các vấn đề giáo dục và xã hội trên các tạp chí của Việt Nam.
TS Đàm Quang Minh - Giám đốc FPT Polytechnic Việt Nam.
Bà Lê Thị Hồng Hạnh - Giám đốc FPT Polytechnic TPHCM. Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, bà hiện là Giám đốc FPT Polytechnic Hồ Chí Minh, Giám đốc chương trình liên kết quốc tế của Đại học FPT và Đại học Greenwich (Anh), có 6 năm kinh nghiệm làm việc tại khối giáo dục FPT với nhiều đóng góp nhiệt huyết trong hệ thống.
Bà Lê Thị Hồng Hạnh - Giám đốc FPT Polytechnic TPHCM.
Theo dân trí
Sinh viên ra trường xin việc ở đâu khi kinh tế khó khăn? Năm 2012 được đánh dấu là năm rất khó khăn với nền kinh tế VN, hàng trăm nghìn doanh nghiệp phải giải thể. Nguồn thu nhập của các gia đình vì thế cũng khó khăn hơn. Do vậy, không chỉ những SV mới ra trường gặp khó khăn mà các nhân viên lâu năm cũng không dễ hơn. Bên cạnh đó, việc làm...