Học Địa để đi du lịch khắp thế giới
Đó là mong muốn của em Thân Đức Huy, hiện học lớp Chuyên Sử – Địa K20 Trường THPT Chuyên Bắc Giang. Trong lễ trao giải thưởng Hoa Trạng Nguyên năm 2012 mới đây, Huy cũng là một trong những gương mặt sáng giá được mọi người quan tâm.
Tôi gặp Huy khi em vừa về Hà Nội để nhận giải thưởng Hoa Trạng Nguyên năm 2012, với gương mặt rạng rỡ, em tâm sự: “Năm nào em cũng về Hà Nội đi chơi hoặc đi du lịch nhưng lần này được về nhận giải thưởng Hoa Trạng Nguyên, em có tâm trạng khác hẳn. Đến đây em còn được gặp nhiều bạn và các anh chị ở khắp mọi nơi cùng về, họ đều là những người rất giỏi nên em có cơ hội học hỏi và giao lưu”.
Biết Huy học lớp chuyên Sử – Địa của Trường THPT chuyên Bắc Giang và đã đạt giải Nhất quốc gia môn Địa năm 2011, tôi hỏi: “Là con trai mà lại “siêu” môn xã hội như thế chắc em phải có niềm yêu thích đặc biệt với bộ môn này?”. Huy cười hiền lành cho biết “Từ nhỏ em thích học các môn tự nhiên hơn nhưng lúc nào cũng thích tìm hiểu về các nước và được đi du lịch nữa. Đến năm lớp 10 thì em mới xác định được hướng đi của mình và chọn học chuyên môn Địa”.
Video đang HOT
Thân Đức Huy có thành tích học tập đáng khâm phục.
Huy kể, môn Địa mang lại cho em nhiều niềm vui và sự thú vị rất đặc biệt. Vốn yêu thích và đam mê được đi du lịch nên em càng say sưa học hơn để tìm hiểu về vị trí, cảnh đẹp, phong tục tập quán của các nước trên thế giới. Mỗi một vùng miền, quốc gia lại có những nét đặc trưng riêng mà Huy muốn khám phá nên việc học với em càng thêm thu hút bởi “mỗi ngày lại là một điều mới”.
Không giống với suy nghĩ của nhiều người khi cho rằng học các môn xã hội là “dài dòng” và “khó hiểu”, với cậu học trò này thì: “Môn Địa là sự kết hợp kiến thức của 2 yếu tố xã hội và tự nhiên nên không hề nhàm chán. Những kiến thức thuộc chuyên ngành xã hội thì ai cũng nhận ra, còn về lĩnh vực tự nhiên thì đó là những bài tập tính tọa độ, xác định phương hướng, lập biểu bảng sao cho khoa học và cần cả năng khiếu vẽ nữa”.
Là con trai lại học chuyên khối C, có nhiều lúc bạn bè vẫn hay trêu cậu là không mạnh mẽ nhưng với thành tích đạt giải Nhất quốc gia môn Địa cộng thêm bản lĩnh, sự dí dỏm thông minh trong cách nói chuyện, Huy đã hoàn toàn khiến các bạn nể phục. Với cậu bé này, những kiến thức mà môn Địa mang lại đã khiến em tự tin hơn rất nhiều khi nói chuyện, kể cả với những người lớn tuổi hơn. Gần 3 năm tìm tòi, học hỏi về bộ môn này, giờ đây Huy đã hoàn toàn tự tin để khẳng định: “Em không bao giờ hối hận vì đã chọn học môn Địa và em yêu thích nó”.
Chia sẻ về bí quyết học của mình, Huy cười cho biết: “Trước tiên phải xác định mình thực sự thích học gì sau đó mới có những cách học sao cho hiệu quả nhất. Với môn Địa, ngoài học những kiến thức trên sách vở phải kết hợp với việc xem bản đồ, xem các chương trình truyền hình và phải biết khái quát liên hệ với nhau. Thêm một điều quan trọng, đó là muốn học tốt và hiểu sâu về môn Địa phải kết hợp học tốt môn Lịch sử để biết về quá trình hình thành và các giai đoạn phát triển của các vùng miền, từ đó mới có thể so sánh để hiểu sâu được”.
Huy dự định năm học này sẽ thi vào Học viện Cảnh sát và tiếp tục tìm hiểu về bộ môn Địa mà em yêu thích. Huy cũng chia sẻ khi có điều kiện em sẽ dành tiền và thời gian để đi du lịch, khám phá những vùng đất mới và đến những đất nước mà từ trước đến giờ em chỉ tiếp cận trên sách vở và truyền hình.
Phạm Oanh
Theo dân trí
Kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 sắp đến gần. Năm nay, trong 6 môn thi tốt nghiệp, có 2 môn tự nhiên, 4 môn xã hội 4 môn thi Tự luận, 2 môn thi trắc nghiệm. Theo các giáo viên có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, đối với môn thi trắc nghiệm, TS cần có những kỹ năng cần thiết mới làm tốt dạng bài này.
Trước hết, TS nên và cần nắm bắt "lợi thế" của 15 phút dành cho việc phát và đọc đề. Bởi trong khoảng thời gian này, TS có thể định hình được ít nhất khoảng từ 10-20 câu để đánh dấu ngay mà không cần phân vân. Khi hiệu lệnh trống bắt đầu làm bài, TS đánh dấu ngay vào những câu này để lấy điểm làm "vốn". Trong khi làm bài trắc nghiệm, TS không nên làm bài theo kiểu từ trên xuống. Bởi, nếu gặp ngay câu đầu tiên là câu khó TS dễ mất bình tĩnh và sẽ dồn nhiều thời gian cho câu hỏi này, sẽ ảnh hưởng đến kết quả toàn bài thi.
Do đó, TS nên làm bài theo cách câu dễ làm trước, khó làm sau. Những câu trắc nghiệm còn hồ nghi lời giải hoặc khó, TS nên đánh dấu chấm than hoặc dấu chấm hỏi. Một kỹ năng khi làm bài trắc nghiệm TS cũng cần lưu tâm là đối với những câu hỏi có 3- 4 đáp án để chọn lựa, nếu ngay ở đáp án A, TS biết chắc chắn đúng thì không nên đọc tiếp các đáp án còn lại. Bởi, thật ra đây chỉ là cái "bẫy" nhằm đánh vào tâm lý những HS không nắm chắc kiến thức. Việc đọc các đáp án còn lại vừa mất thời gian, vừa gây tâm lý phân vân, dao động. Sau khi đã làm xong các câu hỏi dễ và vừa, lúc đó, TS mới quay sang làm những câu hỏi đã đặt dấu chấm than hoặc dấu chấm hỏi. Hoàn thành xong bài làm, TS xem lại một lần nữa, tô đậm lại những câu trả lời, đồng thời xóa những dấu chấm than, chấm hỏi...
Thực tế cho thấy, nhiều HS làm tự luận rất tốt, nhưng làm bài thi trắc nghiệm lại kém do không cẩn thận, tô và đánh dấu nhạt, không rõ nét nên máy chấm không tính được... Vì vậy, TS khi làm bài trắc nghiệm đừng chủ quan, bỏ qua những chi tiết nhỏ nhưng vô cùng quan trọng này... TS nhớ mang theo đúng và đủ dụng cụ phục vụ cho việc thi cử như: bút chì 2b để thi trắc nghiệm, thước kẻ...
Khi làm bài thi trắc nghiệm nhớ tô đúng mã đề thi và số báo danh... Song song với kỹ năng làm bài trắc nghiệm, TS cũng cần lưu tâm đến sức khỏe và chuẩn bị tâm lý khi bước vào phòng thi. Một tinh thần sảng khoái, sự vững vàng về kiến thức sẽ giúp TS tự tin hơn khi bước vào phòng thi... Để giúp các TS làm bài tốt trong các kỳ thi sắp đến, PH cần phối hợp với nhà trường quan tâm, quản lý việc đi lại, ăn, ở cho con em dự thi theo cụm trường. Cần nhắc nhở con em ôn tập thi theo chủ trương không học tủ, có trọng tâm và trọng điểm. Đồng thời, nên tạo tâm lý thoải mái, động viên, thân thiện trong ôn tập, đảm bảo vấn đề ăn uống, nghỉ ngơi, tránh gây áp lực cho các em trước mùa thi, nhất là trong điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện nay.
Theo VNN
Biết yêu văn "Em không tham gia đội được đâu cô. Nói ra thật xấu hổ nhưng kỳ thi đầu vào vừa rồi, điểm Văn của em còn dưới trung bình nữa". "Em hãy tin cô, tuy cô mới chỉ đọc một bài văn em viết, nhưng cô chắc chắn em có khả năng". "Nhưng em định hướng theo khối A cô ạ, em không dành...