Học để hạnh phúc ở Phần Lan
Phần Lan và Bắc Âu nói chung hay được nhắc đến như một hình mẫu hoàn hảo với quá nhiều ưu điểm trong mơ. Liệu điều đó có phải là sự thật hay chỉ là “cỏ bên kia đồi vẫn luôn xanh hơn”?
Ở Bắc Âu mọi người ít nói về thành công mà quan tâm về hạnh phúc hơn. Bức tranh hạnh phúc cần nhiều mảnh ghép…
Nơi hạnh phúc là thành công
Trao đổi với nhiều nhà giáo dục Phần Lan, họ thường trích dẫn câu của Pasi Sahlberg, tác giả nổi tiếng của 2 quyển sách Bài Học Phần Lan – xuất thân vốn là một tiến sĩ kinh tế học: “Thật khó để tách rời hệ thống giáo dục Phần Lan ra khỏi chính sách xã hội và môi trường Phần Lan”.
Giáo dục Phần Lan phản ánh xã hội Phần Lan. Thực chất nếu sinh ra với quốc tịch Bắc Âu, bạn có thể tự do sống ở khắp thế giới mà vẫn nhận được trợ cấp của chính phủ. Vậy nên, những người sống tại Phần Lan (và Bắc Âu nói chung) là “những người ở lại”. Cảm giác kiểu như ở nhà ấy, khi bạn đã ở nhà thì bạn sẽ làm mọi thứ tốt nhất, thoải mái nhất.
Tháng 12.2018, thủ đô Helsinki khai trương Oodi, là thư viện công cộng thứ 38 trong thành phố (không tính thư viện của các trường học, bệnh viện, cơ quan) nằm ở khu vực “kim cương” – bao quanh bởi Tòa nhà Nghị viện, Tòa nhà báo chí, Trung tâm Âm nhạc, Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại và hướng ra Quảng trường Nhân dân. Bản thân Oodi cũng là một viên kim cương với tổng giá trị đầu tư lên đến 98 triệu euro và thiết kế kiến trúc đạt nhiều giải thưởng quốc tế. Thư viện này được ví như món quà Phần Lan dành tặng người dân nhân dịp 101 năm độc lập (1917-2018).
Người dân Phần Lan thật sự trân quý những món quà như vậy, việc học – đọc và sử dụng những không gian văn hóa được xem là nhu cầu sinh tồn thiết yếu. Helsinki chỉ có 600.000 dân nhưng năm 2017 có đến gần 7 triệu lượt ghé thăm các thư viện, riêng thư viện Oodi dự kiến sẽ đón 10.000 lượt ghé thăm mỗi ngày (ước tính khoảng 2,5 triệu lượt ghé thăm năm 2018), nâng tổng lượt ghé thăm thư viện tại Helsinki lên đến hơn 9 triệu lượt trong năm 2018. Một thông số để so sánh: năm 2017, Anh phải đóng cửa gần 500 thư viện vì có quá ít người lui tới.
Nhìn rộng hơn, cả đất nước Phần Lan có 853 thư viện công cộng đón hơn 50 triệu lượt ghé thăm (năm 2017). Tất cả nằm trong cam kết giáo dục của Chính phủ Phần Lan từ những năm 1800 (khi chưa độc lập) rằng “không có một đứa trẻ nào phải đi bộ quá 10 phút để tiếp cận giáo dục tốt”. Những ngôi làng dù nhỏ nhất ở mức 200 hộ dân cũng có trường học và thư viện riêng. Hệ thống giáo dục Phần Lan được hình thành trên cam kết và nền tảng như vậy.
Tại Phần Lan, quyền được học (và hạnh phúc) cũng cơ bản và quan trọng như cơm ăn, áo mặc. “Phần Lan không thể không tạo nên một hệ thống giáo dục tốt, vì con người là tài nguyên quý giá nhất chúng tôi có”, trích lời chia sẻ một thành viên Ban Giám hiệu Đại học Turku.
Toàn bộ hệ thống giáo dục đều tập trung vào học sinh làm trung tâm, phương pháp học tập có tính cá nhân hóa rất cao, kết hợp với việc hầu hết các trường tại Phần Lan đều hoạt động phi lợi nhuận (nhận trợ cấp từ chính phủ), nên kết quả tạo ra là một hệ thống giáo dục rất đồng đều về chất lượng và phục vụ được nhiều nhóm học sinh khác nhau. Trong một báo cáo của Đại học Turku, khi đánh giá chất lượng giáo dục của một trường tại trung tâm Helsinki (thủ đô) và những trường ở vùng xa (như cực Bắc hay gần biên giới Nga) thì chất lượng đào tạo không lệch nhau quá 6%. Một kết quả như phép màu.
Với đội ngũ giáo viên chất lượng và yêu nghề, kết hợp với nền giáo dục không áp lực thi cử nên cách Phần Lan cập nhật và thay đổi chính sách và chương trình giáo dục toàn quốc là theo phương pháp “từ dưới lên”. Nghĩa là Bộ Giáo dục Phần Lan sẽ kết hợp cùng Đại học Helsinki tổ chức các tọa đàm giáo dục để chọn ra những giáo viên có phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất ở từng môn, sau đó mời họ cùng nghiên cứu để viết thành bộ quy chuẩn đào tạo phổ biến toàn quốc.
Do bất kỳ quy chuẩn hay nội dung giáo dục nào tại Phần Lan đều đã được thực nghiệm trước, nên rất ít tình trạng không áp dụng được. Đồng thời, Ban Biên soạn nội dung cũng là những người đã trực tiếp đứng lớp nên họ có trách nhiệm liên tục hỗ trợ các giáo viên trên toàn quốc để triển khai, cũng như cập nhật chương trình liên tục. Chu kỳ cũ của Phần Lan là 7 năm một lần cho đổi mới quy chuẩn giáo dục (giống như cập nhật sách giáo khoa tại Việt Nam) và họ dự kiến rút ngắn còn 3 năm một lần.
Mang được gì về Việt Nam?
Đến đây ắt hẳn bạn sẽ nghĩ “thật khó để mang giáo dục Phần Lan về Việt Nam”. Đây là một nhận định đúng. Vì nền tảng sẵn có (phúc lợi xã hội, chất lượng giáo viên, hệ thống giáo dục) cộng với ưu thế về dân số thấp nên hệ thống giáo dục của Phần Lan rất đặc thù. Ngay cả những phương pháp học tập theo dự án (project-based learning) hay hiện tượng (phenomenon-based learning) với tính cá nhân hóa rất cao cũng khiến việc phát triển diện rộng (đặc biệt cho nhóm học sinh có cách tiếp thu khác như ở châu Á) cũng khó khăn hơn triển khai những chương trình chuẩn, đo lường bằng kiểm tra.
Một điểm khó khăn khác là rất hiếm có quốc gia nào (kể cả Anh, Mỹ) có đội ngũ giáo viên chất lượng cùng hệ thống giáo dục hỗ trợ học sinh và giáo viên như Phần Lan. Đã có nhiều dự án luân chuyển giáo viên Phần Lan sang dạy tại Anh, Mỹ nhưng vẫn chưa đạt nhiều thành công. Người viết cũng có dịp trao đổi với nhiều đơn vị xuất khẩu giáo dục Phần Lan sang châu Mỹ Latinh.
Video đang HOT
Họ đều loay hoay trước một đội ngũ giáo viên được đào tạo rất ít và chỉ có thu nhập tầm 300-400USD (so với mức lương trung bình khoảng 4.000USD tại Phần Lan), chưa kể đến sỉ số lớp học thì đông gấp 5-8 lần so với Phần Lan.
Hiện giáo dục Phần Lan mới có vài thành công trong xuất khẩu tại châu Âu (nơi có hạ tầng xã hội khá tương đồng) và Trung Quốc (được định vị là giáo dục cho tầng lớp siêu giàu, với toàn bộ đội ngũ giáo viên và quản lý đều từ Phần Lan sang). Vì vậy, người viết không nghĩ giáo dục Phần Lan có thể xuất hiện tại Việt Nam với hình thái trọn vẹn trong thời gian gần (trừ khi có những đối tác hay chính sách đặc biệt).
Cá nhân người viết nghĩ rằng có 3 điểm các nhà quản lý và vận hành giáo dục cũng như phụ huynh có thể áp dụng ngay từ bài học Phần Lan. Trước hết, luôn lấy người học làm trung tâm – ưu tiên cao nhất cho việc kích thích trí tò mò và đam mê học hỏi. Trung bình một học sinh Phần Lan chỉ cần tốn 30 phút mỗi ngày để làm bài tập nhưng thời lượng tự nguyện học tập và tìm hiểu luôn cao hơn rất nhiều. Điểm khác biệt đó là điều học sinh muốn làm, chứ không phải bị ép làm.
Bên cạnh đó, đầu tư vào đội ngũ giáo viên, trao cho họ công cụ, kiến thức, niềm tin và đặc biệt cần có phúc lợi tương xứng. Cuối cùng là học cách kiểm soát kỳ vọng của bản thân và đồng hành cùng con cái, đừng chỉ đánh giá qua điểm số. Điểm số là cách dễ nhất và lười biếng nhất mà người lớn có thể dùng để đánh giá con trẻ. Nếu bạn muốn có những đứa trẻ đặc biệt, đừng cư xử với chúng một cách tầm thường.
(*): Chương trình Vietnam Market Access Program do Chính phủ Phần Lan tổ chức
Theo nhipcaudautu
10 lý do giáo dục Phần Lan đứng top đầu thế giới
Phần Lan không có các bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa, không có trường học tư, không dạy và học kiểu nhồi nhét kiến thức... nhưng thường xuyên đứng đầu thế giới về giáo dục.
Học sinh Phần Lan thường bắt đầu giờ học trên lớp vào lúc 9h sáng. Ảnh: Riku Isohella.
Nhiều chuyên gia giáo dục phương Tây đã tổng kết ra 10 lý do khiến hệ thống giáo dục Phần Lan lọt top đầu thế giới.
Không kiểm tra
Bình thường, người ta cho học sinh làm bài kiểm tra để đánh giá mức độ thông hiểu, làm chủ môn học của các em. Và điều này thường dẫn tới tình học sinh học kiểu nhồi nhét để qua được bài kiểm tra. Còn giáo viên thì dạy với mục đích duy nhất là để học sinh đạt điểm trên trung bình.
Phần Lan không thực hiện các bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa. Ngoại lệ duy nhất là kỳ thi xét tuyển quốc gia. Đây là bài kiểm tra tự nguyện dành cho học sinh năm cuối trung học phổ thông.
Tất cả trẻ em ở Phần Lan được xếp hạng dựa trên nền tảng cá nhân hóa và hệ thống xếp hạng do giáo viên của các em lập ra. Bộ Giáo dục phụ trách theo dõi sự tiến bộ tổng thể của học sinh. Bộ này lập các mẫu theo nhóm ở nhiều trường khác nhau.
Trách nhiệm của giáo viên
Tiêu chuẩn đặt ra đối với giáo viên ở Phần Lan rất cao. Chuyên gia giáo dục Pasi Sahlberg, tác giả cuốn sách "Các bài học Phần Lan: Thế giới có thể học gì từ sự thay đổi giáo dục ở Phần Lan", nói rằng, không có từ "trách nhiệm giải trình" ở Phần Lan; trách nhiệm giải trình là phần còn lại sau khi trừ đi trách nhiệm.
Tất cả giáo viên phải có bằng thạc sĩ mới được giảng dạy. Với học sinh từ lớp 1-6, giáo viên phải có bằng thạc sĩ giáo dục trở lên. Với học sinh lớp 7-9, ngoài bằng cấp về giáo dục, giáo viên phải có bằng thạc sĩ chuyên ngành mà họ giảng dạy.
Các chương trình giảng dạy đều rất khó, trường đào tạo giáo viên đều rất kén thí sinh. Năm 2014, chỉ có 9% thí sinh thi vào khoa giáo viên của Đại học Helsinki được nhận vào học.
Ở trường học, nếu một giáo viên không đạt chuẩn hoặc công tác không tốt, trách nhiệm của hiệu trưởng là phải xử lý vấn đề đó.
Hợp tác, không cạnh tranh
Trong khi hầu hết người Mỹ và các nước khác coi hệ thống giáo dục giống như cuộc cạnh tranh lớn, người Phần Lan lại nghĩ khác. Ông Sahlberg trích một câu của tác giả Samuli Paronen: "Người chiến thắng thật sự không cạnh tranh".
Giáo dục Phần Lan không phải lo lắng về các hệ thống đánh giá dựa trên công trạng. Không có danh sách trường học hay giáo viên xuất sắc, dẫn đầu. Môi trường dạy và học không phải là cạnh tranh mà là hợp tác.
Ưu tiên các điều cốt lõi
Trường học ở nhiều nước rất quan tâm điểm số, sự thông hiểu môn toán và các môn khoa học tự nhiên khác mà quên mất điều gì tạo nên môi trường học tập phù hợp, công bằng, khiến học sinh vui vẻ và khỏe mạnh.
Từ những năm 80 của thế kỷ trước, các nhà giáo dục Phần Lan đã tập trung ưu tiên các điều cốt lõi sau:
-Giáo dục là một công cụ để cân bằng bất công xã hội.
-Tất cả học sinh được ăn miễn phí ở trường.
-Dễ dàng tiếp cận dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe
-Tư vấn tâm lý
-Hướng dẫn, hướng đạo cá nhân hóa, phù hợp cho từng học sinh
Tuổi đi học muộn
Trẻ em Phần Lan bắt đầu đi học phổ thông lúc 7 tuổi. Giáo dục bắt buộc chỉ kéo dài 9 năm. Việc học sau khi hoàn thành lớp 9 (16 tuổi) là tự chọn, tự nguyện.
Xét ở góc độ tâm lý, trẻ em cảm thấy thoải mái hơn khi không phải học nhiều. Trước khi đi học, trẻ em học mẫu giáo một năm.
Trẻ em Phần Lan bắt đầu đến trường từ năm lên 7. Ảnh: Andreas Meichsner.
Cung cấp các lựa chọn nghề nghiệp
Ở nhiều nước, trẻ em phải học liên tục 12 năm, hết lớp này đến lớp khác, để đến đích cuối cùng là thi vào đại học. Nhiều học sinh không tốn nhiều tiền học phí, học chỉ để lấy cái bằng không biết dùng vào việc gì.
Phần Lan không chú trọng ngã rẽ vào đại học mà cân bằng giữa học lên cao và học nghề. Ở cấp trung học phổ thông kéo dài 3 năm, học sinh được chuẩn bị cho kỳ thi xét tuyển quốc gia; những em có năng lực thực sự và muốn học tiếp sẽ đăng ký kỳ thi này. Phần Lan cũng có chương trình 3 năm đào tạo học sinh nhiều ngành nghề khác nhau.
Giờ học bắt đầu muộn
Các trường phổ thông ở Phần Lan thường bắt đầu giờ học lúc 9.00-9.45 sáng. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, học quá sớm trong ngày không tốt cho thể chất, sức khỏe và sự trưởng thành của học sinh.
Giờ học ở Phần Lan thường kết thúc vào lúc 2.00-2.45 chiều. Mỗi tiết học kéo dài hơn và giờ ra chơi cũng dài hơn.
Tất cả giáo viên Phần Lan có bằng thạc sĩ trở lên. Ảnh: Amanda Soila.
Thầy trò "quen mặt"
Trường học Phần Lan có ít học sinh và giáo viên. Một giáo viên thường dạy một nhóm học sinh liên tục 6 năm. Trong suốt thời gian này, giáo viên đóng vai trò cố vấn, người dẫn, thậm chí thành viên trong gia đình. Sự tin tưởng lẫn nhau, gắn kết giữa thầy và trò được xây dựng qua các năm khiến cả hai bên hiểu và tôn trọng nhau hơn.
Nhu cầu, cách học của mỗi học sinh là khác nhau, và giáo viên hiểu rõ những điều đó qua năm tháng. Họ có thể vạch ra đường hướng chính xác cho từng học sinh, giúp các em đạt được mục tiêu của mình.
Học sinh Phần Lan không phải thi cử. Ảnh: REX.
Không khí thư giãn
Môi trường học đường Phần Lan ít stress, nhiều sự quan tâm, thư giãn. Học sinh thường chỉ có vài tiết học mỗi ngày. Một ngày ở trường có tối đa 5 tiết học (với lớp 1-2), tối đa 7 tiết học (các lớp lớn hơn). Mỗi tiết kéo dài 45 phút.
Học sinh có thời gian ăn uống, giải trí hoặc đơn giản là thư giãn cùng nhau. Các giờ ra chơi 15-20 phút giúp các em vận động, ra ngoài hít thở không khí trong lành, giảm bớt áp lực...
Giáo viên cũng vậy, có thời gian, địa điểm để thư giãn, chuẩn bị giờ dạy, hoặc đơn giản là giao lưu với đồng nghiệp. Các phòng giáo viên được lập ra ở tất cả trường học.
Ít bài tập về nhà
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), học sinh ở Phần Lan có số lượng bài tập về nhà ít nhất thế giới. Các em chỉ mất nửa giờ mỗi tối là làm xong. Học sinh Phần Lan cũng không cần tới gia sư.
Không phải lo lắng về điểm số, xếp hạng thi đua, học sinh có thêm nhiều điều kiện để tập trung vào nhiệm vụ thật sự của mình - học tập và lớn lên.
Miễn học phí
Trong 9 năm học phổ thông, học sinh Phần Lan được miễn học phí, được cung cấp thiết bị, đồ dùng học tập miễn phí. Các em cũng được cung cấp một bữa ăn miễn phí trong các ngày đi học.
THÁI AN
Theo Tiền phong
Giáo dục Phần Lan hàng trăm năm qua luôn là khát khao của cả thế giới nhờ những lý do này Ở Phần Lan, tôn chỉ của ngành Giáo dục chính là: "Không có đứa trẻ nào bị bỏ lại phía sau". Điều này có nghĩa là dù trong bất kì hoàn cảnh nào, học sinh cũng đều nhận được một nền giáo dục như nhau, bất kể khu vực sinh sống hay thu nhập cao thấp của cha mẹ. Giáo dục Phần Lan...