Học đại học sẽ giúp bạn kéo dài tuổi thọ
Cùng tìm hiểu lý do tại sao nhé!
Các nhà khoa học của Hiệp hội Huyết áp quốc tế mới đây đã công bố rằng: những người học đại học có huyết áp thấp hơn và có tuổi đời cao hơn so với những người chỉ học hết cấp 3. Những người có huyết áp cao sẽ tăng gấp đôi tỉ lệ tử vong do đột quỵ hoặc đau tim. Đặc biệt, theo bản báo cáo của báo Sức khỏe cộng đồng thì những người có bằng thạc sĩ và tiến sĩ, nhất là những phụ nữ học cao sẽ có sức khỏe tốt nhất.
Các nhà nghiên cứu tại đại học Brown, Rhode Island, Mỹ đã nghiên cứu sức khỏe của 4000 người đàn ông và phụ nữ trong suốt 30 năm, và cũng đạt được kết quả là những người đàn ông học cao sẽ gầy hơn, hút thuốc và uống rượu ít hơn những người khác. Những người phụ nữ cũng vậy, họ gầy hơn và không hút thuốc, nhưng lại uống rượu nhiều hơn.
Trưởng bộ phận nghiên cứu ông Eric Loucks cho biết: “Những người có học vị thấp thường làm những công việc tuyển nhiều nhân công nhưng lương thấp và bấp bênh, điều này dẫn đến sự lo nghĩ và kết quả là huyết áp tăng cao.”
Tấm bằng đại học có thể giúp bạn sống lâu hơn
Ông không rõ vì sao giáo dục lại đặc biệt có ảnh hưởng mạnh đến huyết áp của phụ nữ như thế. Có lẽ lý do là vì giáo dục sẽ ảnh hưởng đến phong cách sống của phụ nữ, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe. “Những người phụ nữ học thấp thường phải trải qua nhiều sự tuyệt vọng, họ thường là những phụ nữ nuôi con độc thân, sống trong những khu vực kém phát triển và có cuộc sống nghèo khó.”
“Một trong những lĩnh vực ảnh hưởng nhất đến cuộc sống con người chính là giáo dục”
Hiệp hội sức khỏe nước Anh đã khuyến cáo rằng sự khác biệt ở huyết áp có thể không được người ta coi trọng nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn: “Trẻ em cần được giáo dục và có sự khởi đầu tốt để chúng đều có cơ hội có được sức khỏe tốt như nhau.”
Giáo dục cũng đã được chứng minh là có liên hệ với bệnh Alzheimer.
VGT(Theo Kênh 14)
Những ngôi trường trăm tuổi ở Hà Nội
Với bề dày lịch sử của mình, Thủ đô Hà Nội có thể tự hào với nhiều ngôi trường có tuổi đời trên dưới một thế kỷ.
Video đang HOT
Trường ĐH Y Hà Nội
Năm 1902, thực dân Pháp thành lập Trường Đại học Y dược Đông Dương tại Hà Nội. Hiệu trưởng đầu tiên của trường là một thầy thuốc nổi tiếng thế giới và cũng rất quen thuộc với đất nước Việt Nam: Bác sĩ Yersin.
Từ năm 1902 cho đến năm 1945, các hiệu trưởng nhà trường đều là người Pháp và trường nằm dưới sự điều hành của Trường Đại học Paris, ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Pháp. Sau Cách mạng, vào ngày 15/11/1945, Trường Đại học Y dược Việt Nam khai giảng năm học đầu tiên dưới sự điều hành của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Năm 1961, Trường tách ra thành hai trường ĐH Dược Hà Nội và ĐH Y Hà Nội.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, trường đã đào tạo nên các thế hệ bác sĩ có nhiều cống hiến xuất sắc cho nền y học Việt Nam như Vũ Đình Tụng, Tôn Thất Tùng, Hoàng Đình Cầu, Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Ngữ....
Các thành tựu trong các chuyên ngành tim mạch, sốt rét, cắt gan... gắn liền với tên tuổi các giáo sư Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, Đặng Văn Chung... đã khiến thế giới biết đến nền y học của Việt Nam.
Trường ĐH Quốc gia Hà Nội
Năm 1906, Toàn quyền Đông Dương Paul Beau ra quyết định thành lập ĐH Đông Dương (Université Indochinoise). Năm 1907, ĐH Đông Dương chính thức khai giảng khóa đầu tiên. Đây là cơ sở giáo dục bậc ĐH đầu tiên ở Việt Nam nói riêng và Liên bang Đông Dương khi đó nói chung.
Ngay sau khi khai giảng khóa đầu tiên, vì cho rằng trường đã khích lệ phong trào yêu nước trong năm 1908-1909, thực dân Pháp đã cắt ngân sách và dừng hoạt động của trường trong 9 năm. Trường chỉ hoạt động trởi lại khi Albert Sarraut làm toàn quyền Đông Dương năm 1917.
Sau khi giành chính quyền từ tay người Pháp, ngày 15/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định mở lại ĐH Đông Dương và đổi tên thành Đại học Quốc gia Việt Nam. Năm 1956 trường đổi tên thành ĐH Tổng hợp và từ năm 1993 thì lấy tên ĐH Quốc gia Hà Nội.
Ngày nay, Trường ĐH Quốc gia Hà Nội đang giữ một vai trò quan trọng trong việc đào tạo tầng lớp tri thức xây dựng đất nước trong thế kỷ mới với hệ thống giáo dục uy tín hàng đầu Việt Nam.
Trường THPT Chu Văn An
Trường được thành lập vào năm 1908 với tên Trường Trung học Bảo hộ (Lycée du Protectorat). Người Hà Nội thường gọi trường là trường Bưởi vì trường nằm trên vùng Kẻ Bưởi. Năm 1945, trường được đổi tên thành Chu Văn An, vị danh sư thời Trần.
Lúc mới thành lập, ngôn ngữ chính trong trường là tiếng Pháp, còn tiếng Việt chỉ giữ vị trí thứ yếu. Muốn học ở ngôi trường này, các học sinh phải vượt qua kỳ thi tuyển căng thẳng nên chỉ những học sinh giỏi mới vào được.
Mặc dù được lập ra để đào tạo nhân viên cho bộ máy cai trị, nhưng nhiều học sinh của trường đã trở thành những nhà cách mạng ưu tú như Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Đức Cảnh, Lê Văn Lương... những người đã góp phần tô thắm lịch sử đấu tranh của dân tộc.
Nhiều học sinh khác trở thành những nhà văn hóa, khoa học nổi tiếng như Hoàng Xuân Hãn, Tạ Quang Bửu, Ngụy Như Kon Tum, Tôn Thất Tùng, Phan Anh, Từ Giấy, Hoàng Ngọc Phách, Tú Mỡ, Nguyễn Công Hoan, Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi...
Ngày nay, trường THPT Chu Văn An là một trong những ngôi trường có thành tích học tốt dạy tốt đứng đầu của giáo dục Hà Nội. Trường cũng là một trong ba trường trung học trọng điểm của Việt Nam.
Trường THCS Trưng Vương
Trong các trường THCS ở Hà Nội, Trưng Vương là ngôi trường lâu đới nhất. Trường được thành lập năm 1917, khi ấy mang tên Đồng Khánh, là một trường dành cho nữ sinh. Sau Cách mạng, trường được đổi tên thành Trưng Vương và dành cho cả học sinh nam và nữ.
Ngày nay, trường THCS Trưng Vương là một trong những lá cờ đầu của giáo dục thủ đô, với nhiều thành tích xuất sắc trong học tập và giảng dạy.
Một số nhân vật nổi tiếng từng học ở trường Trưng Vương: Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm, GS Hoàng Xuân Sính, PGS Tôn Thất Bách, GS Ngô Bảo Châu...
Trường THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm
Năm 1919, Pháp cho thành lập hai trường Trung học dành cho con em các quan chức cao cấp người Việt tại Đông Dương, là trường Grand Lycée (đào tạo các lớp trên, 16 đến 18 tuổi) và Petit Lycée (đào tạo các lớp dưới, 11 đến 15 tuổi). Trường Petit Lycée chính là trường Trần Phú ngày nay.
Năm 1923, trường Grand Lycée đổi thành trường Albert Sarraut (tên của vị toàn quyền Đông Dương từ năm 1911 - 1919). Năm 1954, trường này chuyển hoàn toàn về trường Petit Lycée. Sau giải phóng, cái tên Albert Sarraut bị xóa bỏ.
Năm 1960, trường được phân chia thành khối buổi sáng là trường phổ thông trung học Hoàn Kiếm, buổi chiều là trường phổ thông trung học Trần Phú. Năm 1995, hai trường này sáp nhập, lấy tên là trường Trung học Phổ thông Trần Phú. Tháng 2/2009 trường đổi tên thành trường Trung học Phổ thông Trần Phú - Hoàn Kiếm để phân biệt với một trường cùng tên trên địa bàn Hà Tây cũ.
Trong số những người nổi tiếng đã tốt nghiệp từ trường này, có thể nhắc đến những cái tên như Hồ Đắc Di, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Souphanouvong, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Nhược Pháp...
Trường THPT Phan Đình Phùng
Trường THPT Phan Đình Phùng có lịch sử từ năm 1923, với cái tên École Normale Supérieur Đỗ Hữu Vị (phi công đầu tiên của Đông Dương). Thời bấy giờ, ngôi trường này là một trường học lớn dành cho người Việt, về tầm vóc có thể so sánh với trường Bưởi, trường Đồng Khánh.
Ngày nay, Phan Đình Phùng là một trường THPT lớn, có chỉ tiêu tuyển sinh cao trong nội thành Hà Nội. Trong nhiều năm, trường luôn là một trong năm trường THPT của Hà Nội có điểm tuyển học sinh lớp 10 cao nhất thành phố.
24H.COM.VN (Theo Đất Việt)
"Học Đại học... thật là chán" Năm 1 - chán vì bỡ ngỡ? Chicken.h5n1 (thành viên trên một diễn đàn công nghệ thông tin) tâm sự: "Học đại học chán quá mọi người ơi, không còn hứng thú như thời cấp ba thì phải. Thầy giảng kệ thầy, trò ở cuối lớp đánh bài, nhắn tin, trốn tiết đi xuống uống café, cuối tiết lên điểm danh cho có...