Học cách người Nhật phòng bệnh đột quỵ: Chăm vận động, ăn uống khoa học
Theo chuyên gia người Nhật, để phòng ngừa đột quỵ, bạn cần chăm vận động, khám sức khỏe định kỳ, ăn uống khoa học với thực phẩm lành mạnh.
Khám sức khỏe định kỳ
Đột quỵ từng là “kẻ giết người số một” ở Nhật năm 1960. Nhưng 30 năm sau, số người đột quỵ đã bất ngờ giảm 85%. Để thành công như vậy là nhờ họ biết cách dự phòng tốt và theo dõi sát sao sức khỏe của bản thân.
Điều các chuyên gia y tế người nhật luôn đánh giá cao, đặt lên ưu tiên hàng đầu đó là chủ động khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt đối những người trên 40 tuổi, độ tuổi có nguy cơ đột quỵ cao. Đây là cách hữu hiệu nhất trong việc chăm sóc sức khỏe cơ thể, điều này quan trọng hơn việc chữa bệnh. Do đó, trong cuộc sống hàng ngày, người Nhật luôn có ý thức chủ động chăm sóc sức khỏe, luôn đặt mục tiêu sống là nâng cao chất lượng sống.
Dậy sớm: Bù nước, tập thể dục nhẹ nhàng
Bí quyết để thành công đối với mỗi người Nhật, đó là rèn luyện, để tạo thói quen dậy sớm. Dậy sớm người Nhật sẽ làm gì? Tập thể dục và bù nước là điều mà mọi người dân Nhật Bản luôn ý thức được sẽ làm vào mỗi buổi sáng.
Đi bộ không chỉ giúp người Nhật có cơ thể dẻo dai nó còn là văn hóa của họ.
Họ bù nước ngay cho cơ thể để giúp kích thích quá trình trao đổi chất, thanh lọc cơ thể đón chào một ngày mới. Sau đó, họ sẽ tập thể dục, người Nhật thường tập các động tác nhẹ và đơn giản như lắc hông, vươn vai hay xoay cổ để khởi động cơ thể. Điều này không chỉ giúp cơ thể dẻo dai mà còn có tác dụng giúp các mạch máu lưu thông, như tan biến cơn mệt mỏi khiến mỗi ngày đều bắt đầu bằng hứng khởi, cho tinh thần sảng khoái hơn.
Bên cạnh đó, họ thường xuyên lên kế hoạch để dành thời gian cho việc đi bộ, hoặc đi xe đạp nhẹ nhàng, hít thở khí trời. Vào những ngày trời lạnh, người Nhật đặc biệt coi trọng việc mặc ấm từ đi làm, trong nhà hay cả khi chạy thể dục.
Video đang HOT
Ăn uống khoa học
Chúng ta thường thấy các món ăn của người Nhật đều trang trí đẹp, không chỉ đẹp mắt mà với người nhật, ăn uống cũng là nghệ thuật cân bằng dinh dưỡng nên họ coi trọng từ khâu chọn nguyên liệu, chế biến để mang đến chất lượng cuộc sống tốt.
Người Nhật thường ăn nhiều ăn rau củ bởi rau củ rất giàu chất chống ôxy hoá, vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe như bông cải xanh, giá đỗ, bắp cải,…
Đặc biệt, một món rau ăn không thể thiếu trong mỗi khẩu phần ăn của người Nhật đó là rong biển. Rong biển rất tốt để tăng cường vitamin và khoáng chất.
Rong biển rất tốt cho sức khỏe, thực phẩm này rất tốt cho hệ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng, ít calo, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.
Người Nhật luôn duy trì thói quen tạo thành ý thức đó là không ăn quá no, không uống quá chén, chế độ ăn nhạt, tránh ăn đồ ăn quá mặn. Đây cũng chính là nguyên tắc để tránh nguy cơ mắc huyết áp, tim mạch.
Đồ uống mà người Nhật rất thích và uống hàng ngày đó là trà xanh và trà đen, đây là 2 loại trà có chứa nhiều chất chống ôxy hóa, ngăn chặn ung thư, chống lão hóa, làm giảm cholesterol, ngừa béo phì.
Cách phòng ngừa đột quỵ tuổi trung niên
Đột quỵ có thể phòng ngừa bằng ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, kiểm soát huyết áp, xử lý đúng khi có triệu chứng báo hiệu bệnh.
Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Trí Thanh - Phó Trưởng Cơ cở 2, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết, trước đây, đột quỵ phổ biến ở người trên 60 tuổi nhưng ngày nay lứa tuổi tứ tuần cũng mắc bệnh nhiều. Trong các nước tầm soát đột quỵ tốt, Nhật Bản luôn đứng top đầu nhờ tuyên truyền người dân về mức độ nguy hiểm, cách phòng tránh bệnh. Theo bác sĩ Thanh, một số bí quyết chăm sóc sức khỏe của người dân xứ hoa anh đào dưới đây góp phần giúp số người đột quỵ ở đất nước này giảm 85% từ năm 1960 đến nay.
Tập thể dục
Theo các nhà khoa học Đại học Kyoto, nếu người dân không thể đứng thăng bằng trên một chân trong ít nhất 20 giây, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ thầm lặng. Vì vậy, họ khuyến cáo mọi người nên tập đứng thăng bằng, đi bằng chân trần 30 phút mỗi ngày.
Tập thể dục với mức độ vừa phải như đạp xe, chạy bộ có thể giảm nguy cơ đột quỵ. Việc tăng hoạt động thể lực cũng giúp cải thiện tình trạng tim mạch, các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì, tăng huyết áp...
Xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân là những dấu hiệu cảnh báo sớm nguy cơ đột quỵ.
Ăn uống khoa học
Mỗi người nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh với các loại cá, rau quả, gạo lứt, trái cây, trà xanh... Cá biển giàu omega-3 (cá hồi, ngừ, thu...) giúp giảm xơ vữa mạch máu. Người dân duy trì chế độ ăn nhạt sẽ tốt cho tim mạch và huyết áp, góp phần làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Bên cạnh đó, người dân có thể học người Nhật ăn Natto (đậu tương lên men) kèm cơm mỗi ngày để phòng bệnh huyết khối. Món ăn này có truyền thống 1.200 năm, chứa enzym nattokinase, góp phần hỗ trợ làm tan cục máu đông, ngăn ngừa tai biến.
Khám sức khỏe định kỳ
Việc thực hiện tầm soát nguy cơ đột quỵ định kỳ giúp phát hiện những chỉ số không tốt về đường huyết, cholesterol... sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán các nguy cơ đột quỵ. Sức khỏe là vàng, chính vì thế bạn hãy quan tâm đến cơ thể của bản thân, gia đình đúng mực.
Tỉnh táo với những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Trí Thanh cho biết thêm, thực tế, 20% trường hợp đột quỵ xảy ra đột ngột, có đến 80% là xuất hiện triệu chứng báo trước. Nhiều người bệnh bị nghẽn mạch máu não lúc đến bệnh viện, khi bác sĩ hỏi bệnh sử, đa phần đều nói có xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, người mệt mỏi...
Các dấu hiệu cảnh báo sớm nguy cơ đột quỵ:
- Mặt méo một bên nhưng không phải nụ cười đẹp, duyên dáng như chúng ta thường thấy.
- Tay chân yếu, không có sức sống, chẳng hạn như đang cầm đũa, cầm chén, điện thoại... thì tự nhiên làm rơi xuống, không nhặt lên được.
- Nói khó, ú ớ, một số trường hợp ngất xỉu.
Người dân tham khảo những thực phẩm bảo vệ cho sức khỏe được khoa học chứng minh có tác dụng góp phần làm tan cục máu đông, ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông, phòng đột quỵ cho cả gia đình.
Bên cạnh đó, chóng mặt, tê yếu tay chân hoặc đi không vững, đột nhiên ngã, không thể đứng thẳng dậy... cũng là những triệu chứng bất thường cần chú ý. Các hiện tượng này có thể do nghẽn mạch máu, cắt đứt hoặc chặn lưu lượng máu đến não, gây ra cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA).
Đây đều là những triệu chứng rất dễ nhận biết mà không cần đến gặp bác sĩ. Nếu vài giây hay vài phút trước người bên cạnh chúng ta bình thường, khỏe mạnh mà tự nhiên gặp các dấu hiệu trên thì hãy chẩn đoán ngay là đột quỵ chứ không phải trúng gió như dân gian truyền miệng.
Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng đột quỵ, người thân cần xử lý đúng cách như đỡ người bệnh để không bị té ngã chấn thương; để bệnh nhân nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói; móc hết đàm nhớt cho bệnh nhân dễ thở. Sau đó, người nhà nhanh chóng gọi xe đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
Trong quá trình điều trị, người bệnh có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe chung với toa thuốc chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, sản phẩm không thể thay thế thuốc, cần phải kết hợp đúng mới đạt hiệu quả.
Sai lầm khi chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi lúc giao mùa hè - thu Ngoài tuổi tác thì các cơ quan trong cơ thể của con người cũng lão hóa theo thời gian. Đặc biệt người cao tuổi thường phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật kép. Tránh những sai lầm khi chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi dưới đây để bảo vệ sức khỏe người cao tuổi. Người cao tuổi là đối tượng...