Học bổng thạc sĩ toàn phần tại Vương quốc Anh dành cho ứng viên nữ tại Việt Nam
Nhân ngày Quốc tế phụ nữ và trẻ em gái trong khoa học, Đại sứ quán Anh giới thiệu chương trình học bổng thạc sĩ của Hội đồng Anh cho các ứng viên nữ nhóm ngành STEM (khoa học, công nghệ, kỹ sư và toán học).
Học bổng bao gồm học phí, sinh hoạt phí hàng tháng, chi phí đi lại, thị thực và phí bảo hiểm y tế. Học bổng cũng có một sự hỗ trợ đặc biệt dành cho các bà mẹ.
Ảnh minh hoạ.
Danh sách các nhóm khoá học và trường đại học tương ứng dành cho ứng viên nữ tại Việt Nam: Nhóm ngành Chuyển đổi năng lượng và Biến đổi khí hậu – Đại học Glasgow; Nhóm ngành Sức khỏe và Khoa học đời sống – Đại học Liverpool John Moores; Nhóm ngành Nông nghiệp – Đại học Stirling.
Chương trình học bổng này sẽ nhận hồ sơ đăng ký từ nay cho đến giữa tháng 3 năm 2021.
Video đang HOT
Tiến sĩ trẻ và ước mơ nâng tầm tri thức Việt
Trong cộng đồng sinh viên luật và những người hành nghề trẻ, TS Victor Trần (Việt Anh) không còn là cái tên xa lạ. Anh là người thầy và là hình mẫu truyền cảm hứng của các thế hệ SV và luật sư trẻ Việt Nam.
TS Việt Anh (áo trắng) cùng các cộng sự. Ảnh: NVCC
Trở về sau nhiều năm học tập và làm việc ở nước ngoài, TS Victor Trần (sinh năm 1988) đang bận rộn với những dự án hỗ trợ sinh viên và luật sư trẻ Việt Nam vươn tầm quốc tế.
Tiếp thu k inh nghiệm quốc tế
Trước khi tốt nghiệp thủ khoa trường Đại học Luật Hà Nội năm 2010, Việt Anh đã nhận được lời đề nghị đầu quân (offer) từ các hãng luật quốc tế nổi tiếng.
Sau hơn hai năm làm việc cho hai công ty luật quốc tế lớn của Anh và Mỹ, Việt Anh nhận học bổng Thạc sỹ từ trường Đại học Luật Michigan (University of Michigan Law School), một trong những trường đại học Luật danh giá nhất tại Mỹ (trong nhóm T14).
Trở về từ Mỹ, anh đầu quân cho một công ty luật quốc tế của Nhật. Là người theo "chủ nghĩa xê dịch", Việt Anh tiếp tục thử thách bản thân ở cấp độ học thuật cao hơn với việc nhận học bổng tiến sỹ toàn phần tại Úc (Griffith Law School).
TS Victor Trần. Ảnh: NVCC
Trong quá trình nghiên cứu sinh tại Úc, anh tích cực tham gia vào các dự án do Chính phủ Úc tài trợ (AusAid) hỗ trợ chính phủ Việt Nam trong công tác lập pháp với những vấn đề kinh tế vĩ mô như tái cơ cấu ngành ngân hàng; hỗ trợ và hướng dẫn nghiên cứu những chuyên gia đến từ Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Quốc hội hay các trường Đại học tại Việt Nam để đưa ra những giải pháp chính sách và lập pháp cho Chính phủ.
Nhờ những thành tích xuất sắc trong nghiên cứu và công tác, Việt Anh đã được trường Griffith cấp tài trợ và trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam và của Úc thuyết trình về dự án nghiên cứu của mình tại Diễn đàn Kinh tế Chính trị quốc tế được tổ chức tại Đại Học Cambridge, Vương quốc Anh.
Hiện thực hóa giấc mơ " quốc tế "
Tiến sĩ Victor Trần tâm sự, khi làm việc ở nước ngoài anh nhận ra thế hệ trẻ Việt Nam còn thiếu nhiều thứ, đặc biệt là định hướng để cạnh tranh với bạn bè ở các nước phát triển hơn khi tìm kiếm cơ hội học bổng hay làm việc trong các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề lớn hơn lại là sự tự ti khi nhiều bạn có tài nhưng lại không hiểu hết khả năng của mình và cũng không biết phải làm thế nào để hiện thực hóa giấc mơ "quốc tế".
TS Victor Trần. Ảnh: NVCC
Hiểu rằng điều này bắt nguồn từ sự thiếu thông tin, TS Victor Trần sáng lập Diễn đàn Giáo dục và Sự nghiệp pháp Lý (Vietnam Legal Education and Career Forum - VLEC) để tạo ra một không gian mở chia sẻ thông tin và kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế, tìm kiếm học bổng, hay cơ hội nghề nghiệp ở nước ngoài. Đây chính là dự án lớn và "táo bạo", thúc đẩy anh trở về để thực hiện hoài bão nâng tầm quốc tế cho thế hệ trẻ Việt Nam, thay vì lựa chọn một công việc an toàn tại Úc mặc dù anh đã được Chính phủ Úc bảo lãnh định cư theo diện dành riêng cho Tiến sĩ.
"Đất nước ta có nhiều nhân tài, nhưng trong lĩnh vực khoa học xã hôi, cụ thể là Luật, chính sách công, chúng ta còn thiếu nhiều chuyên gia, luật sư, nhà nghiên cứu chính sách, pháp luật ở đẳng cấp quốc tế. Việt Nam cần thêm nhiều đại diện hơn nữa để góp mặt trên những diễn đàn kinh tế, chính trị, pháp luật thế giới hoặc làm việc trong những tổ chức như OECD, World Bank hay IMF.
Với sự ra đời của những diễn đàn như VLEC, kinh nghiệm từ tôi và thế hệ đi trước sẽ giúp các bạn trẻ có định hướng rõ ràng để theo đuổi những giấc mơ và kế hoạch lớn như làm việc trong những công ty đa quốc gia, các tổ chức quốc tế lớn hay tìm kiếm học bổng ở các nước khác nhau trên thế giới. Điều này sẽ có tác động tích cực và lâu dài đến vị thế của đất nước chúng ta trên trường quốc tế" - Tiến sĩ Victor Trần cho biết.
Cụ ông 71 tuổi quyết trở thành cử nhân Luật Sáng ngày 10/1, Trường ĐH Mở TP.HCM tổ chức khai giảng chương trình cử nhân trực tuyến cho 650 sinh viên, trong số có ông Nguyễn Văn Tấn, sinh năm 1950. Cụ ông Nguyễn Văn Tấn nhận học bổng giảm 50% học phí tại lễ khai giảng Điều đáng nói là ở cái tuổi "thất thập cổ lai hy" ông lại chọn học...