Hoạt động thể chất và dinh dưỡng lành mạnh
Hoạt động thể chất thường xuyên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh sẽ là chìa khóa của hạnh phúc và sức khỏe.
Ngoài việc giúp cơ thể săn chắc và duy trì cân nặng hợp lý, hoạt động thể chất mỗi ngày còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thận, tim mạch, ung thư…
Cần dành thời gian ít nhất từ 30 phút đến 1 giờ mỗi buổi sáng cho việc tập thể dục, làm được điều này sẽ giúp cơ thể có nhiều năng lượng hơn cho công việc, tâm trạng sảng khoái, hưng phấn, đẩy lùi các triệu chứng lo lắng, trầm cảm; ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ loãng xương, suy giảm trí nhớ, giúp duy trì sự linh hoạt khi bước vào tuổi già.
Hoạt động thể chất thường xuyên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh sẽ là chìa khóa của hạnh phúc và sức khỏe (ảnh chỉ mang tính minh họa) Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Video đang HOT
Để luôn có được một trạng thái sức khỏe tốt cần thực hiện cách sống năng động, nói không với lối sống tĩnh tại, lười vận động.
Mỗi ngày cần dành thời gian tối đa cho các hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ (tranh thủ đi bộ nhiều hơn trong nhà hay trong cơ quan; từ nhà đến cơ quan, siêu thị; thay cho việc đi xe máy, ôtô bằng cách đi bộ), dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, thậm chí chỉ cần dành vài phút thư giãn giữa giờ khi đang làm việc bằng cách khiêu vũ, điều này cũng giúp cơ thể khỏe hơn.
Để có kết quả tốt nhất, hãy trải đều các hoạt động thể chất như đã nói trên mỗi ngày, nếu không có nhiều thời gian, chỉ cần thực hiện 10 đến 15 phút mỗi lần/ngày, với ít phút vận động vẫn có tác dụng tích cực đối với sức khỏe. Nên nhớ rằng bất kỳ hoạt động thể chất nào cũng tốt hơn là không hoạt động.
Tại sao bạn thường cảm thấy đau chân vào mùa đông?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau chân vào mùa đông, trong đó bao gồm cả những bệnh nguy hiểm.
Viêm khớp: Thoái hoá khớp và các cơn đau khớp thường bùng phát vào mùa đông do áp suất không khi giảm đột ngột, nhiệt đột xung quanh thay đổi quá nhanh. Khi giảm áp suất không khí, các mô sẽ sưng, đây là nguyên nhân khiến bạn bi viêm/đau khớp chân nhiều.
Đau dây thần kinh toạ: Đau dây thần kinh toạ là nguyên nhân chính gây ra những lần đau chân vào mùa đông. Đây là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, nếu bị chèn ép sẽ gây ra những cơn đau dữ dội. Đặc biệt khi thời tiết lạnh, các khối cơ trong cơ thể sẽ căng cứng hơn, nên các dây thần kinh toạ dễ bị ảnh hưởng hơn.
Co thắt cơ: Mùa đông khiến cơ thể mất nhiệt, các cơ có xu hướng co lại gây ra những cơn đau nhức ở bắp, cơ và chân. Để giảm tình trạng này, bạn nên duy trì tập thể dục thường xuyên bằng những bài khởi động có kỹ thuật.
Đau cơ xơ hoá: Những cơn đau do cơ xơ hoá thường dễ xảy ra vào mùa đông, đặc biệt là người già, người có tiền sử mắc bệnh về khớp. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, cơn đau sẽ lan sang các bộ phận khác của cơ thể, làm ảnh hưởng tới đời sống và công việc của người bệnh.
Hoạt động thể chất cường độ cao: Mùa đông, cơ thể sẽ chịu nhiều áp lực hơn bình thường. Do vậy, nếu bạn vừa hoạt động thể chất cường độ cao xong lại tiếp xúc ngay với nhiệt độ thấp sẽ khiến chân bạn bị đau.
Thiếu nước: Đa phần mọi người đều uống ít nước hơn trong mùa đông, đây chính là nguyên nhân cơ thể bị thiếu đi lượng chất lỏng cần thiết. Các cơ chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ lạnh vốn đã cứng, nay thiếu nước sẽ trở nên căng và đau hơn. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên chú ý bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn gặp phải cơn đột quỵ tái phát? Làm cách nào để xử lý? Đột quỵ tái phát nguy hiểm hơn hẳn so với lần đột quỵ đầu tiên, gây nên nhiều biến chứng nặng nề và tỷ lệ tử vong rất cao. Chính vì vậy, cần nắm chắc các thông tin về đột quỵ tái phát để có thể phòng ngừa và phản ứng khi nó xảy ra. Cuộc sống sẽ thay đổi hoàn toàn sau...