Hoạt động ngoại khóa: Chủ quan là chết không kịp trở tay!

Theo dõi VGT trên

Chỉ cần giáo viên lơ là một chút, học sinh có thể bị tai nạn chết người ngay lập tức!

Những cái chết ám ảnh

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có nhiều bài phản ánh về việc học sinh tử vong trong khi đi ngoại khóa.

Cụ thể, hạ tuần tháng 12/2013, 7 học sinh Trường trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm (Bình Dương) đi tham quan Rừng Sác, biển Cần Giờ bị nước cuốn trôi và tử vong tại bãi biển 30/4 (huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh). [1]

Thượng tuần tháng 1/2015, em Lâm Nguyễn Quốc B., học sinh lớp 4 Trường tiểu học Phước Thạnh, quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh đi chơi với trường tại công viên nước Đầm Sen (quận 11) và tử vong do bị ngạt nước. [2]

Thượng tuần tháng 4/2018, trong thời gian đi ngoại khóa, em N., học sinh Trường Xuân La (Tây Hồ – Hà Nội) đã bị ngã gục xuống đất và tử vong ngay sau đó. [3]

Tiếp đến, thượng tuần tháng 1/2019, một học sinh lớp 12 Trường trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực (quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh) đã lên cơn co giật và tử vong trong chuyến đi du lịch ở Đà Lạt (Lâm Đồng). [4]

Trung tuần tháng 7/2019, trong khuôn khổ Trại lửa xanh thuộc Chiến dịch tình nguyện Hoa phượng đỏ của Quận Đoàn quận 10 (Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức, một học sinh của Trường phổ thông Năng Khiếu (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) đã tử vong do bị đuối nước ở huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An). [5]

Và mới nhất, ngày 6/1/2020, một học sinh Trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Thị Minh Khai (tỉnh Sóc Trăng) thiệt mạng do tại nạn trong chuyến đi thực nghiệm tại Đà Lạt (Lâm Đồng). [6]

Hàng loạt cái chết của học sinh trong khi đi ngoại khóa gây đau đớn tột cùng cho người ở lại. Có những vụ như 7 học sinh ở tỉnh Bình Dương tử vong đến nay đã nhiều năm nhưng vẫn còn ám ảnh với phụ huynh, thầy cô và dư luận xã hội.

Dĩ nhiên, những vụ tai nạn thương tâm như vừa liệt kê là không ai mong muốn. Thế nhưng, nếu phụ huynh, thầy cô và những người có trách nhiệm khác biết cách phòng ngừa thì có thể hạn chế đến mức thấp nhất những vụ tai nạn như thế.

Mục đích của việc đi ngoại khóa là gì?

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều trường học ở miền Nam thường cho học sinh đi ngoại khóa vào nhiều thời điểm trong năm, kể cả dịp hè.

Học sinh tiểu học và trung học cơ sở chỉ đi những điểm gần trường, nhưng học sinh trung học phổ thông thường đi xa đến các tỉnh khác – nơi có những thắng cảnh hoặc bãi biển đẹp – có khi 3, 4 ngày mới trở về.

Vậy, mục đích của việc đi ngoại khóa là gì?

Thứ nhất, nhiều trường tổ chức hoạt động ngoại khóa để tính điểm hạnh kiểm cho học sinh.

Vì vậy, phụ huynh nếu không cho con đi thì sợ bị trừ điểm hạnh kiểm nên cũng miễn cưỡng gật đầu.

Với những học sinh chưa ngoan, nhiều vi phạm kỉ luật hay học kém thì các em rất muốn đi ngoại khóa để được cộng điểm cải thiện hạnh kiểm. Có em bị xếp loại hạnh kiểm yếu, trung bình nhưng khi tham gia ngoại khóa thì được lên loại khá vì… tinh thần tập thể.

Tất nhiên, các cộng điểm như thế là của những năm về trước, còn hiện tại nhà trường cũng không đến nổi ép buộc học sinh bằng chiêu trò đó. Bởi học sinh đã khôn hơn, phụ huynh cũng “dữ” hơn và báo chí có thể vào cuộc bất cứ lúc nào nếu nhà trường sai phạm.

Thứ hai, nhà trường đánh trúng tâm lí học sinh thích đi chơi, đi du lịch sau những kì kiểm tra, kì thi để giảm áp lực.

Video đang HOT

Có thể nhận thấy, học sinh ở lứa tuổi nào cũng đều mê chơi, cha mẹ thì lại thương và chiều con nên đa số cũng gật đầu cho con em tham gia đi… ngoại khóa.

Đặc biệt, học sinh cuối cấp (lớp 12) rất muốn đi chơi xa để chụp ảnh kỉ yếu hay lưu lại những khoảnh khắc… thanh xuân tươi đẹp của quãng đời học sinh.

Nắm bắt tâm lí đó, một công ty du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh phát tờ rơi ghi những câu chữ sặc mùi quảng cáo khiến học sinh… ngất ngây:

“Tuổi học trò, một lứa tuổi đầy ắp kỉ niệm bên mái trường, bên thầy cô và bạn bè. Chắc có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng đi qua tuổi học trò một thời niên thiếu được gắn liền với “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”.

Những chuyến đi, những trải nghiệm thực tế, những kiến thức ngoại khóa sẽ là hành trang theo các bạn trên con đường hướng đến tương lai một các ngọt ngào và sâu lắng nhất.”

Hoạt động ngoại khóa: Chủ quan là chết không kịp trở tay! - Hình 1

Dòng quảng cáo của một công ty du lịch cho tour Sài Gòn – Đà Lạt

“Kỉ niệm”, “trải nghiệm”, “hành trang”, “ngọt ngào”… hay gì đi nữa thì học sinh cũng phải đóng cho giá tour Sài Gòn – Đà Lạt lên tới 1.760.000 đồng (cho 3 ngày 2 đêm đi về bằng xe… du lịch đời mới).

Thứ ba, nhà trường làm áp lực xuống giáo viên chủ nhiệm khiến thầy cô phải thuyết phục học sinh và phụ huynh để nhiều em được tham gia.

Lí do mà nhiều trường đưa ra là hoạt động ngoại khóa giúp học sinh được trải nghiệm, rèn kĩ năng sống… nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực.

Thế nhưng, đằng sau những cụm mĩ từ ấy, ai cũng hiểu rằng học sinh đi với số lượng càng nhiều thì hoa hồng chi cho lãnh đạo càng cao.

Và lớp nào có ít học sinh tham gia thì giáo viên chủ nhiệm cũng “sống” không yên với Hiệu trưởng.

Bản thân tác giả viết bài này đã từng bị cô N.T.L, Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông dân lập H.B (Thành phố Hồ Chí Minh) mắng thẳng mặt là yếu kém, không có uy với học sinh vì làm chủ nhiệm nhưng các em đăng kí đi biển Nha Trang (Khánh Hòa) chưa tới 2/3 lớp.

Thế là, năm học sau chúng tôi bị Hiệu trưởng cắt gần một nửa số tiết dạy và không cho chủ nhiệm lớp nữa.

Hoạt động ngoại khóa: Chủ quan là chết không kịp trở tay! - Hình 2

Học sinh nhắn tin cho giáo viên phàn nàn vì tour quá đắt

Người lớn bất cẩn, có khi học trò chết không kịp trở tay

Vào năm 2007, chúng tôi dẫn học sinh Trường trung học phổ thông dân Lập H.B (Thành phố Hồ Chí Minh) đi ngoại khóa ở Nha Trang.

Vừa đến nơi thì gặp áp thấp nhiệt đới nên chúng tôi cấm học sinh xuống biển, chỉ cho các em ở khách sạn và đi một vài nơi để chuẩn bị về lại trường.

Thế nhưng, khi chúng tôi còn thiêm thiếp ngủ vì quá mệt mỏi sau một thời gian ngồi trên xe thì được nhóm học sinh hớt hải chạy xộc vào phòng lay dậy với câu nói đứt quãng: “Thầy ơi! Bạn!… Bạn P.!… “

Choàng tỉnh, chúng tôi cùng với nhóm học sinh lao nhanh ra bãi biển thì thấy một anh bộ đội hải quân đang vác em P. lên vai chạy dọc bãi biển để “xốc nước” và sau đó là hà hơi thổi ngạt.

Sau khi được sơ cứu, em P. được chúng tôi tức tốc đưa vào bệnh viện Nha Trang cấp cứu.

Sau đó chúng tôi được học sinh kể lại, có một nhóm em lén chạy ra bờ biển chơi đùa và em P. chạy không kịp nên bị con sóng cao hơn mái nhà cuốn trôi xa.

Thật may mắn, đúng lúc đó các anh bộ đội hải quân nhìn thấy em P. đang chới với, liền dùng xuồng chuyên dụng lao ra biển cứu.

Đã 13 năm trôi qua nhưng hình ảnh em P. bị đuối nước vẫn in hằn trong tâm trí chúng tôi không thể phai mờ…

Tiếp đến năm 2011, chúng tôi chuyển công tác sang một trường trung học phổ thông tư thục ở quận Tân Phú (Thành phố Hồ Chí Minh). Học sinh chúng tôi cũng gặp tai nạn trên đường đi du lịch đến thành phố Đà Lạt.

Khoảng 1 giờ sáng đang say giấc ngủ trên xe 45 chỗ ngồi, chúng tôi hoảng hồn bừng tỉnh sau tiếng “ầm” thật mạnh và xe đột nhiên dừng hẳn.

Thầy trò vội vàng lao ra khỏi xe, chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra thì thấy đầu xe đâm vào vách núi.

Thì ra tài xế ngủ gật, trong khi hướng dẫn viên ngồi cạnh cũng ngủ say sưa (lẽ ra người hướng dẫn phải thức nói chuyện với tài xế) nên mới xảy ra tai nạn.

Khiếp đảm hơn, bên trái chúng tôi là vực sâu thăm thẳm… Cứ nghĩ dại, chẳng may xe không đâm vào núi mà lệch sang trái thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra…

Đi xe đường dài là thế đó. Nếu thầy cô, hướng dẫn viên hay tài xế chỉ cần lơ là hoặc bất cẩn trong phút chốc là có thể bị tai nạn ngay tức khắc.

Và đến bây giờ – năm 2020 – chúng tôi và học sinh vẫn đi những chuyến ngoại khóa như thế…

Tài liệu tham khảo:

[1] //giaoduc.net.vn/tieu-diem/tham-quan-tam-bien-tai-can-gio-7-hoc-sinh-bi-chet-duoi-post136409.gd

[2] //giaoduc.net.vn/tieu-diem/dang-di-tham-quan-cong-vien-nuoc-dam-sen-hoc-sinh-lop-4-tu-vong-post154431.gd

[3] //giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/hoc-sinh-truong-xuan-la-tu-vong-khi-di-ngoai-khoa-o-hoa-binh-post185132.gd

[4] //giaoduc.net.vn/tieu-diem/hoc-sinh-truong-nguyen-trung-truc-tu-vong-do-benh-ly-khong-phai-do-hut-can-sa-post194589.gd

[5] //giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/mot-hoc-sinh-o-sai-gon-tu-vong-khi-di-tinh-nguyen-trach-nhiem-thuoc-ve-ai-post201003.gd

[6] //giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/mot-hoc-sinh-tinh-soc-trang-thiet-mang-trong-chuyen-di-thuc-nghiem-post205948.gd

Bài và ảnh: Ánh Dương

Theo giaoduc.net

Vì sao người Singapore giỏi tiếng Anh?

Người Singapore giỏi tiếng Anh phần lớn nhờ vào tầm nhìn và chính sách song ngữ của Lý Quang Diệu, thủ tướng đầu tiên của Singapore.

Theo bảng xếp hạng khả năng sử dụng tiếng Anh năm 2019 của Tổ chức giáo dục EF Education First (EF), Singapore đứng thứ năm trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ không sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ. Năm 2018, quốc gia này đứng thứ ba, vượt qua Na Uy, Đan Mạch để xếp sau Thuỵ Điển, Hà Lan.

Singapore có nền văn hóa đa dạng với ba nhóm dân tộc chính gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia. Việc này đặt ra câu hỏi tại sao quốc gia không có người bản ngữ nói tiếng Anh lại đạt thứ hạng cao trong bảng xếp hạng khả năng sử dụng tiếng Anh?

Tiến sĩ Minh Tran, một trong những tác giả của báo cáo EF, cho rằng người Singapore giỏi tiếng Anh phần lớn nhờ vào tầm nhìn và chính sách song ngữ của Lý Quang Diệu, thủ tướng đầu tiên của Singapore. Cố thủ tướng Diệu tin rằng việc sử dụng tiếng Anh rộng rãi là chìa khóa để xây dựng nền kinh tế của quốc đảo này và phát triển khả năng cạnh tranh toàn cầu.

Theo kế hoạch, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính được giảng dạy tại các trường học Singapore trong khi tiếng Quan Thoại, tiếng Malay và tiếng Tamil tương ứng với ba nhóm dân tộc Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ sẽ là môn học phụ. Từ những năm 1960, phương pháp giáo dục song ngữ đã được chính phủ Singapore thông qua và đưa vào chương trình học bắt buộc.

Năm 1987, Singapore trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới coi tiếng Anh là ngôn ngữ giảng dạy cho hầu hết môn học, bao gồm toán, khoa học và lịch sử. Vào những năm 1980, quốc gia này chuyển sang phương pháp giảng dạy tiếng Anh trong nhà trường thông qua giao tiếp (CLT), trong đó trọng tâm là tạo bối cảnh thực tế để học sinh có cơ hội vận dụng, thực hành nghe nói tiếng Anh. Phương pháp CLT thay cho việc chỉ tập trung vào các quy tắc ngữ pháp, từ vựng trừu tượng, khó nhớ.

Vào những năm 1991, 2001, 2010, Singapore không ngừng đổi mới việc giảng dạy tiếng Anh thông qua hoạt động ngoại khóa và thiết kế trang web học tiếng Anh dành cho học sinh phổ thông.

Vì sao người Singapore giỏi tiếng Anh? - Hình 1

Học sinh Singapore sử dụng tiếng Anh trong lớp học. Ảnh: Shutterstock.

Đối với các môn học khác, giáo viên sẽ có cách dạy để vừa cung cấp kiến thức vừa cho học sinh cơ hội sử dụng tiếng Anh. Ví dụ, đối với bộ môn Khoa học, giáo viên sẽ giúp học sinh nâng cao khả năng ngữ pháp tiếng Anh thông qua việc đọc hiểu các khái niệm. Giáo viên Toán học sẽ phát triển kỹ năng suy luận Toán học và thảo luận vấn đề bằng tiếng Anh để nâng cao khả năng tư duy và kỹ năng nghe, nói. Cách tiếp cận này giúp học sinh phát triển khả năng tiếng Anh trong mọi bộ môn, từ môn ngôn ngữ đến toán học, khoa học.

Năm 2011, Học viện Anh ngữ Singapore ra đời với nhiệm vụ nâng cao trình độ, khả năng giảng dạy tiếng Anh cho giáo viên. Học viện thúc đẩy phương pháp CLT, yêu cầu chính phủ cam kết nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh.

Kế hoạch của cố thủ tướng Lý Quang Diệu đã thành công. Hiện nay, tại Singapore, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ giao tiếp chung ngoài xã hội, trên đường phố hay trong trường học, văn phòng. Tiếng Anh đã góp phần đưa Singapore trở thành cường quốc kinh tế, là nơi giao thoa thương mại quốc tế và cũng là điểm đến du học hàng đầu của sinh viên quốc tế, đặc biệt là sinh viên Đông Nam Á.

Bên cạnh thay đổi phương pháp giáo dục, chất lượng giáo viên cũng được chính phủ Singapore đặc biệt quan tâm. Giáo viên dạy ngôn ngữ được đào tạo chuyên sâu, trả lương hậu hĩnh và nhận nguồn tài trợ dồi dào từ chính phủ. Giáo viên nước ngoài tại Singapore cũng rất được coi trọng và được trả công xứng đáng.

Minh Tran lưu ý, thành công của Singapore trong việc sử dụng tiếng Anh trái ngược với một số quốc gia và vùng lãnh thổ lân cận. Ông lấy ví dụ Nhật Bản, đứng thứ 49 năm 2018, thứ 53 năm 2019 trong bảng xếp hạng EF được xếp vào nhóm sử dụng tiếng Anh ở mức thấp và Hàn Quốc, đứng thứ 31 năm 2018, thứ 37 năm 2019 được xếp vào nhóm sử dụng tiếng Anh ở mức vừa phải. Hai quốc gia này có quy mô dân số và diện tích quốc gia lớn khiến việc đưa tiếng Anh vào giáo dục hoặc giao tiếp hàng ngày gặp khó khăn.

Ngoài ra, Tran nhấn mạnh yếu tố văn hóa cũng ảnh hưởng đến khả năng sử dụng tiếng Anh của người dân. Ở Hàn Quốc, việc tập trung nhiều vào các bài kiểm tra, môi trường học áp lực cao khiến học sinh không thể chuyên tâm học ngoại ngữ.

Tuy nhiên, Tran cho biết vì tập trung nhiều vào tiếng Anh, Singapore đang phải trả giá. Chiến dịch học tiếng Anh của chính phủ năm 2000 bị chỉ trích đàn áp việc sử dụng Singlish (ngôn ngữ trên cơ sở tiếng Anh được dùng ở Singapore) và gây hạn chế đối với những người lớn tuổi sử dụng phương ngữ (như tiếng Quan Thoại, tiếng Malay, tiếng Tamil).

Năm 2018, một học sinh Singapore đã viết thư gửi chính phủ, cho hay: "Cháu tin Singlish là một phần văn hóa của đất nước ta và giúp chúng ta sát lại gần nhau hơn. Vì vậy, chúng ta không nên coi thấp Singlish".

Vấn đề đặt ra cho chính phủ Singapore là thách thức mà một số quốc gia khác đang phải đối mặt, như Ireland, nơi tiếng Anh đang dần thay thế ngôn ngữ bản địa trong đời sống xã hội. Minh Tran kết luận rằng khi thế giới chuyển sang nền tảng đa ngôn ngữ, việc dùng ngôn ngữ mẹ đẻ hay sử dụng tiếng Anh là chưa đủ. Quốc gia sẽ thành công nếu biết cân bằng vấn đề đa ngôn ngữ.

Tú Anh

Theo Quartz, The Pie/VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

"Phi công" 16 tuổi đâm bạn gái trọng thương trong nhà nghỉ
10:15:52 08/11/2024
TIN VUI: 1 nàng hậu gen Z vừa tái xuất hoá ra đã âm thầm sinh quý tử 2 tháng tuổi!
13:06:50 08/11/2024
Treo thưởng 10 triệu đồng cho người tìm thấy máy bay Yak -130 nghi rơi ở Đắk Lắk
13:15:22 08/11/2024
Á quân Rap Việt nói đúng 2 chữ giữa cơn bão "rap diss" từ HIEUTHUHAI, "châm ngòi" cuộc tranh cãi
11:02:06 08/11/2024
Bão số 7 di chuyển hướng Tây Tây Nam, giật cấp 17
13:58:33 08/11/2024
Thánh giả tạo của showbiz: Lộ clip "lật mặt nhanh hơn lật bánh tráng", mắng chửi bạn diễn bằng từ ngữ tục tĩu
10:06:53 08/11/2024
Bạn thân của mẹ trở thành mẹ kế, cô gái nhận được tình yêu thương vô bờ
12:43:14 08/11/2024
CĂNG: Sao nam Vbiz bị tố "ngựa quen đường cũ" nhắn tin gạ gẫm fan, FC náo loạn lũ lượt "quay xe"
13:02:38 08/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Clip Kỳ Duyên được truyền thông quốc tế săn đón, nhận thêm tin vui sau chuỗi ngày trồi sụt ở Miss Universe

Sao việt

15:42:44 08/11/2024
Đến nay, một nửa chặng đua tại cuộc thi Miss Universe đã trôi qua và đại diện Việt Nam - Hoa hậu Kỳ Duyên đang ngày càng nhận được nhiều điểm cộng.

Ngọc Lan nghẹn ngào trước chàng trai cụt tay quyết lấy bằng đại học

Tv show

15:37:51 08/11/2024
Hành trình vượt qua biến cố để lấy bằng đại học của chàng trai Nguyễn Ngọc Nhứt được chia sẻ trong chương trình Đời rất đẹp khiến diễn viên Ngọc Lan cảm kích.

'Red One': Màn giải cứu Giáng sinh dễ thương nhưng thiếu thuyết phục

Phim âu mỹ

15:35:03 08/11/2024
Red One (tựa tiếng Việt: Mật mã đỏ) được kỳ vọng sẽ làm nên chuyện khi có sự tham gia của hai tài tử ăn khách - Chris Evans và Dwayne Johnson.

Em trai Phạm Băng Băng bị chê diễn dở đến mức muốn 'đuổi khán giả'

Hậu trường phim

15:31:49 08/11/2024
Nam ca sĩ, diễn viên gây thất vọng vì ánh mắt đờ đẫn, thường trợn tròn mắt hay nhướng mày ngơ ngác, cùng những biểu cảm gượng gạo, thiếu sức sống.

Xôn xao tin nhắn "bắt và kiểm điểm giáo viên dạy thêm", Sở lên tiếng

Netizen

15:08:04 08/11/2024
Tin nhắn được chia sẻ trên mạng xã hội thể hiện nội dung Sở GD&ĐT yêu cầu các Phòng GD&ĐT theo dõi sát, bắt và kiểm điểm giáo viên dạy thêm.

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Indonesia: Tạo hiệu quả đòn bẩy ngoại giao

Thế giới

15:01:22 08/11/2024
Theo Bộ Ngoại giao Indonesia, chuyến thăm này có tầm quan trọng đáng kể đối với cam kết tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Indonesia và Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực.

Vượt sông Sêrêpốk tìm kiếm máy bay Yak-130

Tin nổi bật

14:58:51 08/11/2024
Lực lượng chức năng và người dân chia thành nhiều nhóm tìm kiếm máy bay Yak-130 nghi rơi tại khu vực Vườn Quốc gia Yok Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Địa hình khu vực này được đánh giá hiểm trở, nhiều sông, suối.

Nữ nhân viên ngân hàng lừa đảo 6 tỷ đồng đầu tư tiền ảo, công an tìm thêm bị hại

Pháp luật

14:50:49 08/11/2024
Ngày 8/11, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an TP Đà Nẵng) thông báo tìm bị hại trong vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức mượn tiền đáo hạn của một nhân viên ngân hàng trên địa bàn.

Vợ trẻ kém 40 tuổi của Lý Khôn Thành: Sống vô gia cư, bị phạt vì ăn trộm

Sao châu á

14:05:43 08/11/2024
Cuộc sống của Lâm Tĩnh Ân đảo lộn hoàn toàn sau khi chồng cô, nhạc sĩ Lý Khôn Thành, qua đời. Cô rơi vào cảnh vô gia cư, bị đuổi khỏi khách sạn, lấy trộm đồ và bị phạt hành chính.

Nóng: Bắt giữ 3 nghi phạm trong vụ Liam Payne ngã lầu tử vong tại chỗ

Sao âu mỹ

13:56:54 08/11/2024
Ngày 7/11, tờ Page Six đưa tin Văn phòng Công tố Hình sự và Cải huấn Argentina đã bắt giữ 3 người có liên quan đến vụ Liam Payne ngã lầu tử vong tại chỗ.

7 thực phẩm gây mất ngủ, lão hóa nhanh

Sức khỏe

13:56:43 08/11/2024
Ngủ không đủ giấc có liên quan đến nhiều vấn đề về tâm thần, bao gồm mệt mỏi, suy giảm trí nhớ và giảm khả năng tập trung. Hơn nữa, thiếu ngủ mạn tính có liên quan đến việc tăng nguy cơ béo phì và kiểm soát lượng đường trong máu kém.