Hoàng Nguyên Vũ bức xúc bà chủ bán 80.000 đồng/củ khoai: “Đói cho sạch rách cho thơm”
Không đồng tình với lời giải thích nhập khoai giá 40.000 đồng/củ nên phải tăng theo. Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ cho rằng đây là hành động lừa dối người tiêu dùng. Chưa kể còn xét đến hành vi lấn chiếm vỉa hè, vi phạm trật tự công cộng.
Sau khi bị dư luận phản ánh về việc bán khoai nướng giá 80.000 đồng/ củ tại Hồ Gươm. Ngày 03/12, cơ quan chức năng đã mời người bán hàng rong lên làm việc. Tại Công an phường Hàng Bạc (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), chị T thừa nhận bán 80.000 đồng/củ khoai nướng. Tổng của nhóm người ăn 10 quả trứng, 3 bắp ngô và 4 củ khoai nướng là 580.000 đồng. Giải thích về việc bán khoai cao, chủ hàng rong cho biết mình phải nhập qua 1 cửa hàng trung gian khác. Cơ quan chức năng kết luận, sẽ tiếp tục xác minh và củng cố hồ sơ để đưa ra phương án xử lý. Riêng về hành vi lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, Công an phường Hàng Bạc đã lập hồ sơ xử lý mức phạt từ 2-3 triệu đồng.
Sau khi câu chuyện được chia sẻ, bên cạnh những bình luận phản đối, không ít người bày tỏ đồng tình về mức giá 80.000 đồng. Đa phần đều cho rằng, việc buôn bán giữa trời lạnh, cộng thêm chi tiêu ở Hà Nội khá cao nên người bán phải tăng để cân đối các khoản khác như: củi, lửa, xăng xe…
Mới đây, nhà báo Hoàng Nguyên Vũ đã đưa ra bài phân tích khá dài để phản biện lại các quan điểm trên. Nhà báo khẳng định, bán củ khoai giá 80.000 đồng là hành động phá giá thị trường và lừa dối khách hàng. Hoàng Nguyên Vũ cho rằng, nếu ai cũng giữ tư duy thế này thì lợi nhuận thu về sẽ là siêu khủng. Riêng về vấn đề thời tiết, hoàn cảnh để bao biện cho hành vi tăng giá. Hoàng Nguyên Vũ gay gắt nói đây là sự lựa chọn tự nguyện, không ai ép buộc cả. Không thể đem hoàn cảnh ra lấp liếm, che đậy hành động gian thương của mình được.
Hoàng Nguyên Vũ viết:
Củ khoai nướng 80k không minh biện được bằng bất cứ lý lẽ gì nhé các thánh!
Biết là 80k không to tát, nhưng cái gì ra cái đó. Một củ khoai nướng bé tí ti (vì to thì nướng khi nào cho chín hả các thánh?), không ai chấp nhận được cả.
Bạn đừng dùng lý lẽ: miếng đất lời 200 triệu, chứng khoán lời 1 tỏi sau vài phút thì khoai nướng có quyền lời 40k, đây là một lý lẽ hết sức vô duyên. Nếu cứ lập luận đó sao khoai không lời 200k đi cho bõ công so sánh?
Bạn bảo thị trường vận hành có quy luật nhưng bạn đi so sánh mặt hàng tiêu dùng hàng ngày với một mặt hàng siêu lợi nhuận là bạn thiếu hiểu biết rồi. Vậy theo logic của bạn, bà bán gạo tăng giá gấp đôi, bà bán rau tăng giá gấp 3, bạn chịu không?
Video đang HOT
Đồ ăn là mặt hàng tiêu dùng nhanh, lợi nhuận tính ở số lượng. Bạn đưa tư duy những mặt hàng không tính bằng số lượng đi áp vào mặt hàng có tính số lượng lại sai phát nữa.
Như thế, bạn đồng ý với việc bà bán khoai sẽ chốt khoai như chốt nhà, mỗi tháng vài củ và lợi nhuận như nhà phỏng? Vậy, cái quy luật thị trường mà bạn viễn dẫn là quy luật ngược đời đấy.
Bạn đừng đưa lý do nghèo khổ, người nghèo hay chị bán khoai nghèo khổ giữa trời đông cô đơn ra để dân túy.
Thứ nhất, lạnh thì cả miền Bắc lạnh, đâu riêng gì chị bán khoai? Chị ấy lạnh thế người đi ăn khoai ấm chắc? Hay bạn nghĩ chị ấy dâng hiến hết hơi ấm cho đời, để rồi chị ấy cô đơn lạnh lẽo một mình chặt chém khách hàng và bạn “đồng cảm” và bênh vực?
Cũng chẳng ai ép chị ấy ra bờ hồ bán khoai, mà đó là lựa chọn của chị ấy (à, mà chưa nói thêm, lựa chọn đó có đúng với trật tự văn minh đô thị hay không, sao bạn không nói nốt?), thì lạnh với nóng gì ở đây nhỉ?
Bạn thương chị bán khoai giữa trời đông lạnh lẽo, sao bạn không thương những bà con nông dân vẫn xuống ruộng trong cái rét căm căm nhỉ?
Thứ hai, nghèo khổ thì được quyền bán cao cho người khác à? Đói cho sạch rách cho thơm, tham một đồng hay tỷ đồng cũng là tham. Mà tham lam là điều không nên được bênh vực dù bất cứ giá nào chứ không nói là để ca tụng.
Chúng ta hoàn toàn hiểu và thông cảm cho người nghèo, những người ở còn rất nhiều trong xã hội mà ta đang sống. Nhưng đừng lấy điều đó để lấp liếm, bao biện cho những cái sai, bạn nhé.
P/s: Chị ấy nói mua một củ khoai 40k là nói dối nữa nhé. Chẳng có khoai nào đắt đến thế đâu. Đã chặt chém lại còn điêu, bạn thương nhưng tôi thì không nhé!
Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ mắng 3 cô con gái "hóa vàng" mẹ ruột: "Suy đồi đạo đức, trời đất không tha"
Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ không giấu được sự bất bình trước hành vi của 3 người con gái. Anh cho rằng, khi sự suy bại đạo đức lên ngôi thì câu chuyện không chỉ dừng lại ở tranh giành đất đai mà liên quan đến cả pháp luật.
Ngày 30/10, MXH xôn xao trước vụ phóng xảy ra tại xã Trung Hòa, H.Yên Mỹ (Hưng Yên) làm nhiều người bị thương. Theo thông tin từ cơ quan chức năng, bà V.T.Đ (61 tuổi) và 3 cô con gái xảy ra mâu thuẫn do liên quan vấn đề phân chia đất đai. Địa phương từng nhiều lần đứng ra hòa giải nhưng hai bên vẫn liên tục cự cãi.
Đỉnh điểm, hôm ấy 3 người con mang theo xăng đến nhà và xảy ra sự cố trên. Được biết, số lít xăng bị đổ ra sàn nhà là khoảng 4 - 5 lít. Hậu quả, bà Đ bị bỏng nặng, cháy xém nhiều bộ phận trên cơ thể. Ngoài ra, 2 người con gái cũng vào bệnh viện viện cấp cứu, người còn lại nhẹ hơn nên chữa trị tại nhà. Bên trong ngôi nhà khang trang 2 tầng, nhiều vật dụng bị cháy đen, hư hỏng. Do sự việc xảy ra quá nhanh, ngọn lửa bùng lên không thể ngăn cản kịp. Những ngày vừa qua, người con trai duy nhất phải thường xuyên di chuyển từ nhà đến bệnh viện để chăm lo cho mẹ.
Theo lời kể hàng xóm, không chỉ cãi nhau ầm ĩ, người con gái còn thuê cả xe cần cẩu đến phá tường rào, hăm dọa mẹ ruột. Người dân quanh đó không khỏi ngán ngẩm khi tình nghĩa mẹ con bị rạn nứt chỉ xoay quanh vấn đề đất đai, tiền bạc.
Mới đây, trên Facebook của nhà báo Hoàng Nguyên Vũ. Anh cũng bày tỏ phẫn nộ trước việc làm của 3 người con gái. Hoàng Nguyên Vũ cho rằng, câu chuyện không chỉ đơn thuần gói gọn ở gia đình mà là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Không bàn đến việc phân chia đất đai nhiều ít như thế nào. Tuy nhiên, việc 3 người con gái sẵn sàng "hóa vàng" chính mẹ mình thì đã thể hiện sự bất hiếu, vô nhân đạo. Ngoài vấn đề đạo đức, hành vi phóng hỏa còn có thể bị pháp luật xử lý theo quy định. Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ bày tỏ, khi giá đất leo thang cũng đồng nghĩa việc con người đánh mất đi giá trị truyền thống, chạy theo những hào nhoáng bên ngoài. Đất không thể đẻ ra, con người lại quay về hành trình lơ lửng "nghĩa mất, tình mất, gốc rễ mất, thậm chí gia đạo, gia đình mất. Mất không còn gì."
Bài viết của nhà báo Hoàng Nguyên Vũ:
Nếu là 1 người thì còn dễ hiểu do sự quá khích, nhưng đến cả 3 người con gái, thì câu chuyện đã vượt khỏi ranh giới của sự ức chế hay xung đột. Nó trở thành một âm mưu, một tội ác cộng hưởng lớn và là một câu chuyện xã hội, chứ không còn đơn thuần là chuyện một gia đình hay cá nhân.
Có thể đâu đó thấp thoáng tư tưởng trọng nam khinh nữ, khi người con trai có thể được chia phần đất có sự ưu ái hơn, nhưng bất luận vì lý do gì, thì hành xử của 3 cô con gái này thể hiện một sự vô đạo, bất hiếu, bất nhân, trời không dung đất không tha.
Kiểu không được cho của như ý thì "ra tay", đốt nhà, dù người đó là mẹ ruột của mình, thì câu chuyện của sự suy đồi đạo đức, đạo lý đã xuống đến tận cùng.
Khi bạn có tiền mà bạn không có căn bản về văn hoá, giáo dục, đạo đức, thì tất cả những tồi tệ có thể xảy đến từ bạn, là chuyện hết sức bình thường.
Thế nên mới có cái chuyện khi cha mẹ chưa có gì, con cái hỏi "thế ông bà cho được tôi cái gì?". Nhưng khi đất sốt thì về tranh về giành.
Nhiều gia đình, đứa con ở nhà nặng gánh tổ tông hiếu nghĩa để những đứa con khác rảnh ranh đi ra đời kiếm tiền làm giàu và sống cuộc sống không vướng bận nghĩa vụ trách nhiệm.
Nhưng khi ở nhà đất sốt, thì nhảy về chia chác không sót nắm nào. Mà trong số họ không ít những kẻ giàu có, thành đạt, thậm chí học thức."
Đất đai lên, lối sống vô ơn, bạc nghĩa, bất đạo bất hiếu bất nhân vô tình cũng cứ thế lên ngôi. Giờ, không còn là cá biệt nữa, mà đã thành phổ biến rồi.
Thôi thì hy vọng một thế hệ tiếp theo được giáo dục căn bản; được giáo dục về cho - nhận một cách rõ ràng, ý thức bảo tồn và gìn giữ những gì cha ông để lại một cách cẩn thận, sống có nhân có nghĩa một cách tử tế.
Chứ như bây giờ, nhìn vào trong thế hệ lai căng nửa mùa, cũng thấy chẳng mấy khá hơn đâu!
Chữ "ngoại tình" oan nghiệt: "Tình cảm xây dựng trên nỗi đau thì luôn kết thúc bằng nỗi đau" Để hạn chế đến mức thấp nhất các vụ án giết người vì mâu thuẫn tình cảm, theo Thượng tá Nguyễn Trung Hiếu (chuyên gia tội phạm học) Bộ Công an, cần định hướng cho giới trẻ xây dựng, hình thành nhân cách đúng đắn; ứng xử phù hợp đạo đức truyền thống của người Việt Nam. Nguyên nhân bước vào con đường...