Hoảng loạn: Dồn gần 500 HS trong nhà phố
“Bất ngờ và hoảng loạn” là cụm từ mà nhiều phụ huynh lớp 3E Trường tiểu học Thăng Long (Hà Nội) đã nói với nhau trong buổi họp phụ huynh bất thường kéo dài ba giờ rưỡi vào chiều tối 23-9, để bàn về dự định trường này chuyển học sinh đến học trong một căn nhà phố.
Ngày 16-9, ban giám hiệu Trường tiểu học Thăng Long mới chính thức thông báo cho đại diện cha mẹ học sinh về chuyện sẽ đưa trên 1.000 học sinh đến các điểm học tạm để giải phóng mặt bằng xây trường mới. Nhưng điều mà nhiều phụ huynh thất vọng và lo lắng là điểm học mới có quá nhiều bất ổn.
Để kịp đạt chuẩn quốc gia
Tại Hà Nội, vào thời điểm này cũng có nhiều trường học đã và sắp khởi công xây dựng, sửa chữa. Rất nhiều nỗi khổ mà học sinh phải gánh chịu từ việc này do không có sự chuẩn bị chu đáo.
Tại cuộc họp phụ huynh lớp 3E và một số đại diện phụ huynh khối lớp 3, bà Phan Thị Thắng, hiệu trưởng Trường tiểu học Thăng Long, đã trình bày lý do di dời học sinh để xây dựng trường mới, nhằm kịp được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2013.
Chuẩn bị cho việc chuyển trên 1.000 học sinh, nhà trường đã đi tìm nhiều địa điểm, nhưng chỉ có hai địa điểm khá ổn là Cung thiếu nhi thành phố và Trường tiểu học Nguyễn Du dành một số phòng cho học nhờ, còn lại phải thuê mướn địa điểm bên ngoài. Số học sinh đông nhất được tập trung tại điểm 319 Bạch Đằng, bao gồm năm tầng nhà và một tầng áp mái.
Bà Thắng khẳng định diện tích ở đây đủ cho 10 phòng học và 3 phòng chức năng, phòng nhỏ nhất là 20-24m2, lớn nhất là 40m2. Tổng diện tích là 140m2.
Tuy nhiên, phụ huynh của học sinh L.C. là kỹ sư xây dựng, người trực tiếp mang thước đến đo kỹ lưỡng điểm học mới, đã phát biểu tại cuộc họp: “Tôi không hiểu cách đo đạc của nhà trường, vì sao lại vênh so với số liệu của chúng tôi. Phòng lớn nhất ở điểm học này chúng tôi chỉ đo được 29,64m2, phòng nhỏ là 20,52m2. Tổng diện tích sử dụng của toàn điểm học này là 104,88m2. Đây là diện tích dành cho khoảng 500 học sinh chuẩn bị di dời đến học tạm. Trung bình khoảng 45 học sinh/lớp. Với số lượng này, dù ở những phòng học lớn nhất thì cũng quá chật chội”.
Bà Đoàn Thị Thu Hương, đại diện phụ huynh lớp 3E, cho biết thêm: chỉ có tầng 4, 5 có cửa sổ, các tầng dưới không có cửa sổ, thiếu sáng và thiếu khí trầm trọng, nhất là phòng học hơn 20m2 nằm kẹp ở giữa. Cả ngôi nhà chỉ có một cầu thang duy nhất rộng khoảng 1m, không có cửa và thang thoát hiểm, không có thiết bị chữa cháy khi cần thiết, số nhà vệ sinh không đủ cho mấy trăm học sinh, không có máy nổ, quạt thông gió. Ở tầng áp mái, vách được làm bằng kính bình thường, vô cùng nguy hiểm đối với học sinh tiểu học.
Video đang HOT
Một phụ huynh là kiến trúc sư phát biểu: “Ngôi nhà không đủ điều kiện để tổ chức lớp học, đặc biệt với số lượng học sinh quá đông”.
Ngôi nhà này được thuê với giá 125 triệu đồng/tháng, là nơi Trường tiểu học Thăng Long dự định dồn gần 500 học sinh vào học.
Thuê 125 triệu đồng/tháng
Chúng tôi đã đến điểm 319 Bạch Đằng. Đúng như nhận xét của nhiều phụ huynh, đây là một điểm không phù hợp để dạy học với số lượng quá lớn. Trao đổi với chủ ngôi nhà trên, chúng tôi được biết quyền sở hữu ngôi nhà này là em trai của bà hiệu trưởng Trường tiểu học Thăng Long. Và ngôi nhà này được thuê với giá 125 triệu đồng/tháng bằng tiền lấy từ nguồn ngân sách của thành phố Hà Nội.
Bà Phan Thị Thắng cho biết: “Chúng tôi sẽ sửa sang, nâng cấp nếu có những bất ổn ảnh hưởng đến học sinh. Ngoài ra sẽ phối hợp với công an để phân luồng giao thông, bố trí giờ học theo ba múi giờ khác nhau để hạn chế ách tắc”. Nhưng nhiều phụ huynh phản đối. Họ cho rằng cha mẹ học sinh không thể đi làm quá muộn để đưa con đến trường theo giờ. Hơn nữa, sự an toàn tính mạng và sức khỏe của học sinh đã bị đe dọa.
Hầu hết phụ huynh có mặt trong cuộc họp kiến nghị ngừng việc di dời để tìm địa điểm vì đây không phải là việc có thể làm vội vàng. Về kiến nghị này, bà Phan Thị Thắng ra điều kiện: “Trong 15 ngày tới, nếu phụ huynh không thể tìm được địa điểm khác thì bắt buộc phải học tại điểm 319 Bạch Đằng”.
Quá thất vọng, một số phụ huynh đã đề nghị rút học bạ. Họ cho rằng nhà trường có vài tháng để tìm địa điểm còn không xong, bắt phụ huynh đi tìm trong 15 ngày thì quá thách đố họ. Một phụ huynh khác bức xúc: “Tôi vừa xin chuyển cho con tôi về trường này theo diện trái tuyến. Tôi không hiểu điều kiện khó khăn của trường như vậy mà ban giám hiệu vẫn tiếp nhận bổ sung học sinh”.
Theo 24h.com.vn
Trường chờ sập ở cửa biển Cà Mau
Trường tiểu học 6 thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) có chỉ có 3 phòng học ca 3, số học sinh còn lại đến nhà giáo viên để học. Hễ có mưa giông, cha mẹ học sinh ôm con em mình chạy về vì sợ... trường sập.
Trường học ca 3
Trường tiểu học 6 thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) tổ chức khai giảng, rồi đưa học sinh vào ca 3, vào nhà giáo viên để học. Cô hiệu trưởng Nguyễn Thị Minh giới thiệu: "Trường chỉ có 4 phòng học xây dựng vào năm 1990. Hiện nay 6 phòng học đang xây dựng xong phần móng. Việc giảng dạy và học tập ngay trên công trường xây dựng".
Trường tiểu học 6 Sông Đốc tổ chức giảng dạy học tập ngay trên công trường xây dựng.
Khuôn viên Trường tiểu học 6 Sông Đốc thành công trường, trường học từ sáng sớm đến chiều tối. Ngôi trường này chỉ có 4 phòng học cũ, xây dựng xóa ca 3 vào năm 1990, hiện giờ tường đã bị loang lổ, gạch thì lở, nẹp cây gỗ để chống sập. 20 thầy cô giáo dồn vào một phòng làm Ban giám hiệu, văn phòng, thiết bị, y tế, đoàn thể...
Dãy phòng học nẹp cây để chống sập.
Phòng làm việc chung của 20 thầy cô giáo.
Hơn 370 học sinh phải dồn vào 3 phòng học cũ học ca 3, còn 3 lớp khác về nhà giáo viên. Thầy phó hiệu trưởng Đoàn Văn Thanh cho biết: "Do thiếu phòng học, chúng tôi dồn học sinh thành 12 lớp, để giảm áp lực thiếu phòng học nên sĩ số tương đối đông. Hai lóp 1 có hơn 80 học sinh, biên chế thành 2 lớp, trước đây dựng kiến chia thành 3 lớp để dễ quản lý giảng dạy".
Các em học sinh chờ vào lớp khi các bạn khác đang học.
Trường tiểu học 6 Sông Đốc sử dụng 3 phòng học cũ làm phòng học ca 3 (sáng, trưa, chiều) giải quyết chỗ học cho 9 lớp. Hai lớp mẫu giáo chuyển đến nhà cô giáo Nguyễn Thị Toan, ở cách trường vài trăm mét, rộng khoảng 24 m2 dạy 2 lớp sáng, chiều. Lớp 5, học sinh lớp tuổi hơn phải đi xa, qua cầu, phía sau khu chợ là nhà cô giáo Nguyễn Kim Đa. Cô Kim Đa nói: "Cho học sinh đến nhà học phải chịu khó nhưng sợ nhất là lỡ có tai nạn xảy ra thì sao?"
Đã sập một lần rồi
Các phòng học hiện hữu của Trường tiểu học 6 Sông Đốc là phòng học xóa ca 3 năm 1990, có tuổi thọ 21 năm. Nhiều cha mẹ học sinh chuyển con em mình sang trường khác, hẹn sau này chuyển về. Cô giáo Nguyễn Thị Minh nói: "Hễ thấy chuyển mưa, có gió mạnh là tức tốc đến đón con em chạy về, sợ sập."
Ngày 23/4/2007, một cơn lốc xoáy quét qua, tốc toàn bộ máy tol xi- măng các phòng học, làm thiệt mạng một học sinh nữ lớp 5 và 5 học sinh khác bị thương. Thầy giáo Châu Thanh Phúc nhớ lại: "Sau cơn lốc xoáy, giáo viên, cha mẹ học sinh ôm các em bị thương sang trạm y tế thị trấn Sông Đốc sơ cứu, rồi chuyển lên Bệnh viện Trần Văn Thời. Em Thùy bị thương ở trán, mất máu nhiều, giao viên trẻ được thử máu để truyền cho em. Nhưng vết thương quá nặng, chấn thương sọ não, không cứu được!".
Ông Mai Thanh Hải, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Trần Văn Thời nói: "Năm 2002, triển khai chương trình kiên cố hóa trường lớp thì Trường tiểu học 6 Sông Đốc chưa chuẩn bị xong mặt bằng. Sang giai đoạn 2 (2008-2012), Trường tiểu học 6 Sông Đốc có đề xuất điểm xây dựng kiên cố hóa nhưng không biết vì sao Sở GD-ĐT Cà Mau loại ra?".
Theo Dân Trí
Áp dụng BĐTD giảm gánh nặng quản lý, dạy và học Học sinh ghi nhớ câu chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh ngay trên lớp, Ban giám hiệu và giáo viên dễ dàng quản lý quy chế điểm bằng sơ đồ đổi mới... Những sáng tạo không ngừng trong việc ứng dụng các phương pháp tích cực đã giúp việc quản lý, giảng dạy và học tập của thầy và trò trường Nam Trung...