Hoàng Anh Gia Lai đặt kế hoạch lỗ trước thuế 356 tỷ đồng trong năm 2020
Dù dự kiến doanh thu tăng, song Hoàng Anh Gia Lai vẫn đặt kế hoạch lỗ trước thuế lên tới 356 tỷ đồng trong năm 2020.
Mới đây, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL; HAG) đã công bố tài liệu họp Đại hội cổ đông thường niên 2020, dự kiến tổ chức chiều ngày 26/6.
Theo đó, năm 2020, HAGL đặt mục tiêu đạt mức doanh thu thuần 5.082 tỷ đồng, gấp hơn 2,4 lần so với 2019. Theo kế hoạch, mảng kinh doanh cây ăn trái vẫn sẽ tạo doanh thu chủ lực trong cơ cấu, khoảng 4.672 tỷ đồng, chiếm 92%.
Trong đó, doanh thu đến từ mặt hàng chuối dự kiến đạt 4.187 tỷ đồng (đóng góp 82,4%); doanh thu mít đạt 255 tỷ đồng (đóng góp 5%); và doanh thu thanh long đạt 231 tỷ đồng (đóng góp 4,5%). Mủ cao su và một số loại cây khác dự kiến đem về doanh thu 146 tỷ đồng, đóng góp 2,9%; doanh thu khác khoảng 264 tỷ đồng, đóng góp 5,2%.
Tuy nhiên, năm 2020, HAGL lại đặt kế hoạch lỗ trước thuế 356 tỷ đồng và không chia cổ tức. Năm ngoái, công ty của ông bầu Đoàn Nguyên Đức lỗ nặng trước thuế 1.905 tỷ đồng.
Mảng trái cây tiếp tục là mục tiêu đạt doanh thu của HAGL năm 2020
Còn về Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế HAGL (HAGL Agrico; HNG) công ty con hợp nhất kết quả kinh doanh vào HAGL, kế hoạch doanh thu thuần dự kiến 4.307 tỷ đồng; tuy nhiên kế hoạch lợi nhuận trước thuế lên tới 566 tỷ đồng.
Video đang HOT
Về tình hình kinh doanh, kết thúc quý I/2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 666,3 tỷ đồng, lợi nhuận 1,8 tỷ đồng. Trong khi cùng kỳ, doanh thu 339,9 tỷ đồng và lỗ 98,1 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu bán trái cây tăng từ 218,5 tỷ đồng lên 570,4 tỷ đồng, mủ cao su lại giảm từ 101,5 tỷ đồng về 68 tỷ đồng.
Dù mảng kinh doanh trái cây khởi sắc nhưng HAG vẫn không có quý kinh doanh có lãi khi phải chịu hàng trăm tỷ đồng chi phí tài chính, bán hàng, quản lý doanh nghiệp. Trong đó, chi phí lãi vay quý I/2020 lên tới 267 tỷ đồng. Do đó, kết thúc quý I/2020, HAG của bầu Đức báo lỗ ròng hơn 69 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ báo lãi 36 tỷ đồng.
Tính đến 31/3/2020, HAG chỉ còn 61 tỷ đồng tiền mặt, giảm gần 76% so với đầu năm. Đây là số tiền nhỏ hơn rất nhiều so với quy mô, tổng tài sản của doanh nghiệp. Lượng tiền “teo tóp” kể trên là do công ty đã chi đến 664 tỷ đồng đầu tư tài sản cố định trong kỳ, cùng với việc cho các đơn vị khác vay trên 403 tỷ đồng.
Tính tới cuối quý I, nợ phải trả của HAGL là gần 23.000 tỷ đồng (tương đương gần 1 tỷ USD), trong đó vay ngắn hạn hơn 3.000 tỷ đồng; vay dài hạn hơn 12.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp có quy mô vốn chủ sở hữu là 16.400 tỷ đồng và tổng tài sản là gần 39.400 tỷ đồng.
Ở diễn biến khác, mới đây, hai mã cổ phiếu công ty của bầu Đức tiếp tục bị đưa vào diện kiểm soát và cảnh báo. Cụ thể, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM quyết định tiếp tục duy trì diện cảnh báo đối với HAG và đưa cổ phiếu HNG của HAGL Agrico vào diện kiểm soát kể từ ngày 23/04/2020.
Sở dĩ cổ phiếu HAG bị cảnh báo là do ý kiến ngoại trừ của kiểm toán liên quan đến báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán của doanh nghiệp, liên quan đến các khoản phải thu ngắn, dài hạn (tồn tại từ báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán các năm 2017, 2018 và báo cáo hợp nhất soát xét bán niên 2019) và ý kiến ngoại trừ liên quan đến thuế thu nhập cá nhân.
Đồng thời, trong báo cáo tài chính của HAG còn có ý kiến kiểm toán nhấn mạnh liên quan đến việc khoản nợ ngắn hạn của HAG tại ngày 31/12/2019 đã vượt quá tài sản ngắn hạn với số tiền là 1.016 tỷ đồng, cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn tới nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của tập đoàn. Như vậy, căn cứ theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2019 của công ty tồn tại ý kiến kiểm toán ngoại trừ trọng yếu, HAG chưa khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo.
Đối với cổ phiếu HNG, lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ HNG năm 2018 âm hơn 659 tỷ đồng và năm 2019 âm gần 2.426 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2019 ghi nhận âm 2.324 tỷ đồng. Do đó, cổ phiếu HNG bị đưa vào diện kiểm soát và sẽ bị hạn chế về thời gian giao dịch (chỉ được giao dịch vào phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận) kể từ ngày 23/04/2020
HAGL Agrico lỗ thêm hơn 118 tỷ đồng, kiểm toán cảnh báo 'yếu tố không chắc chắn trọng yếu'
Sau kiểm toán, Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức ghi nhận lãi ròng giảm từ 253 tỷ đồng xuống gần 217 tỷ đồng.
Theo báo cáo kiểm toán hợp nhất 2019, CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG) ghi nhận lỗ thuộc về cổ đông công ty mẹ của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, HOSE: HNG) là gần 2.426 tỷ đồng, trong khi báo cáo tự lập chỉ dừng tại mức lỗ 2.308 tỷ đồng. Chênh lệch trước kiểm toán và sau kiểm toán khá lớn đến hơn 118 tỷ đồng. Như vậy lỗ luỹ kế của HNG tại ngày 31/12/2019 đã lên đến con số 2.324 tỷ đồng.
Tính đến 31/12/2019, tổng tài sản của HNG đạt 23.000 tỷ đồng, giảm 26% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn đạt gần 4.000 tỷ đồng, giảm 7%; tài sản dài hạn đạt 19.000 tỷ đồng, giảm gần 27%. Về tài sản ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng chiếm 1.555 tỷ đồng.
Đồng thời hàng tồn kho của công ty chiếm hơn 2.100 tỷ đồng, chủ yếu là do tăng chi phí sản xuất và kinh doanh dở dang và thành phẩm; tài sản dài hạn, lợi thế thương mại của HAGL Agrico tại ngày 31/12/2019 đạt 372 tỷ đồng, chỉ bằng 12% so với lợi thế thương mại tại thời điểm đầu năm 2019.
Nợ phải trả của HNG đạt hơn 13.542 tỷ đồng, chiếm 58% tổng tài sản. Nợ ngắn hạn của công ty lúc này đạt gần 8.000 tỷ đồng, gấp đôi so với tài sản ngắn hạn.
HAGL Agrico lỗ thêm hơn 118 tỷ đồng.
Trong báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2019 của HAG, đơn vị kiểm toán đã đưa ra ý kiến ngoại trừ hàng loạt vấn đề. Cụ thể, vào ngày 31/12/2019, HAG đã ghi nhận khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn tồn đọng với tổng giá trị gần 10.505 tỷ đồng. Dựa theo thông tin hiện có, đơn vị kiểm toán không thể thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp để xác định khả năng thu hồi số nợ tồn đọng là 5.669 tỷ đồng.
Theo đó, đơn vị kiểm toán không thể xác định liệu có cần thiết phải điều chỉnh các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn hay không và các ảnh hưởng nếu có đến BCTC hợp nhất của công ty cho năm tài chính 2019.
Ngoài ra, như đã trình bày trong phần thuyết minh, HAG ghi giảm chi phí khác từ việc hoàn nhập số dư dự phòng thuế thu nhập doanh nghiệp tại cuối năm 2018 với số tiền hơn 335 tỷ đồng. Tại cuối năm 2019, HAG không ghi nhận khoản dự phòng thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền ước tính hơn 147 tỷ đồng do việc công ty áp dụng các nội dung mới của dự thảo sửa đổi Nghị định 20 mặc dù dự thảo này chưa được phê duyệt chính thức bởi các cơ quan có thẩm quyền tại ngày của báo cáo này.
Nếu HAG thực hiện việc ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp cho năm 2019 và không hoàn nhập chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp đã ghi nhận trong các năm tài chính trước đó thì chỉ tiêu lỗ sau thuế của HAG sẽ tăng với số tiền gần 482 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, kiểm toán còn nhấn mạnh về việc trình bày khoản nợ ngắn hạn của Công ty tại cuối năm 2019 đã vượt qua tài sản ngắn hạn với số tiền hơn 1.016 tỷ đồng. Từ những điều trên và một số chỉ tiêu được trình bày trong bảng thuyết minh, đơn vị kiểm toán nhận thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty.
Ngoài ra, HAG đã trễ hạn thanh toán gần 878 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn. Tại thời điểm cuối năm 2019, tổng tài sản của HAG giảm từ 48.111 tỷ đồng xuống 38.632 tỷ đồng. Trong đó, hàng tồn kho tăng gần gấp đôi lên gần 2.202 tỷ đồng.
Nợ phải trả giảm đáng kể, từ 31.301 tỷ đồng xuống 21.824 tỷ đồng, trong đó vay ngắn hạn giảm từ gần 6.959 tỷ đồng xuống 3.752 tỷ đồng, trong khi vay dài hạn giảm từ gần 14.804 tỷ đồng xuống gần 10.946 tỷ đồng.
Thảo Nguyên
Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG) tiếp tục đặt kế hoạch không chia cổ tức năm 2020 CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (Mã chứng khoán: HNG - sàn HOSE) vừa công bố báo tài liệu đại hội cổ đông năm 2020. Trong năm 2020, doanh nghiệp lên kế hoạch doanh thu thuần là 4.307 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 566 tỷ đồng. Được biết, năm 2019 doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần là...