Hoàn thiện cầu gỗ bị lũ cuốn cho học sinh Nha Trang đi học
Ngày 8/1, Bản quản lý cầu gỗ Phú Kiểng (TP Nha Trang, Khánh Hòa) cho biết, cây cầu đã được lưu thông trở lại sau nỗ lực khắc phục do bị lũ lần thứ hai vào cuối năm ngoái.
Hiện nay, cầu gỗ này đã được thông nhằm phục vụ miễn phí cho học sinh, giáo viên qua sông dạy học
Lực lượng công nhân khẩn trương thi công cầu gỗ Phú Kiểng Nha Trang sau khi bị lũ cuốn lần thứ hai vào cuối năm ngoái.
Theo đó, ông Nguyễn Xuân Thuận, chủ đầu tư cầu gỗ Phú Kiểng – cây cầu phục vụ cho học sinh qua sông cho biết: cầu gỗ Phú Kiểng bắc qua sông Cái Nha Trang được chính thức lưu thông từ chiều 7/1 trong niềm vui của bà con đôi bờ, đặc biệt là các em học sinh trên địa bàn.
“Chúng tôi thực hiện khẩn trương trong vòng hơn 2 ngày thì đã hoàn thành việc lắp lại đoạn trôi. Sau đó, đợn vị đã cho kiểm tra kỹ trước khi cho lưu thông”, ông Thuận cho biết.
Trước đó, vào ngày 23/12/2017, sau gần 2 tháng bị hư hỏng do mưa bão, cầu gỗ Phú Kiểng bắc qua sông Cái Nha Trang (Khánh Hòa) đã được thi công hoàn thiện, phục vụ học sinh qua sông đi học.
Tuy nhiên, vào rạng sáng 27/12/2017, do mưa lớn kéo dài, nước lũ trên sông Cái Nha Trang lên cao đã cuốn trôi khoảng 50 mét cầu gỗ Phú Kiểng. Ngay sau khi một đoạn cầu gỗ bị nước lũ cuốn, chủ cầu đã huy động nhiều nhân công nỗ lực gia cố đoạn cầu còn lại.
Video đang HOT
Đây là lần thứ hai cầu gỗ này bị mưa lũ làm hư hỏng và cuốn trôi, ảnh hưởng đến cả nghìn người dân có nhu cầu qua sông.
Được biết, cầu gỗ Phú Kiểng bắc qua sông Cái Nha Trang, đoạn chảy qua xã Vĩnh Ngọc dài khoảng 380 mét.
Chủ đầu tư cầu gỗ này đã miễn phí cho học sinh, giáo viên, bộ đội, công an, gia đình chính sách… Từ tiền phí thu qua cầu, mỗi năm chủ cầu đã đóng cho địa phương 12 triệu đồng.
Được biết, mỗi khi không có cầu gỗ Phú Kiểng, hàng ngày, các em học sinh trường THCS Cao Thắng (xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang) phải chui hầm đường sắt hoặc đi ghe, thuyền đến trường. Theo đó có gần 150 em trong hơn 600 em của trường này bị ảnh hưởng.
Theo Dân Trí
'Uốn lưỡi 7 lần' khi hứa với con
Hết năm, nhiều bậc cha mẹ khi nghiệm lại những lời hứa với con mới thấy mình còn nợ con nhiều, nhưng cũng có người phớt lờ 'con nít không nhớ gì đâu'.
ảnh minh họa
Thực tế thì con trẻ nhớ dai dữ lắm, sẽ tổn thương khi cha mẹ "hứa rồi lại quên".
Những hối tiếc muộn màng
"Nếu còn, hôm nay là sinh nhật 20 của con. Mẹ đau không thể gượng dậy, mẹ khóc như điên dại, cố tìm một nơi tựa vào. Nhưng không có. Mỗi ngày trôi qua mẹ đều ước rằng những gì đã hứa mẹ sẽ làm trọn vẹn cho con ..." - bà K.P. (50 tuổi) viết những dòng tâm trạng lên mạng xã hội vào đêm Noel - cũng là ngày sinh nhật con bà.
Con bà mất trong một tai nạn giao thông trên đường từ TP.HCM về quê nghỉ lễ cách đây gần một năm. Từ ngày con mất, bà càng dằn vặt vì không còn cơ hội nào để thực hiện những lời hứa chưa làm cho con.
Hồi khó khăn, vợ chồng phải chạy ăn từng bữa, con gửi cho bà ngoại. Tối mịt ba mẹ về, con đã ngủ với các chị họ, sáng ra con đi học ba mẹ đi làm. Hôm nào gặp mặt, con cũng ước được ở với ba mẹ, lần nào bà cũng hứa "mai mẹ đưa con đi học, nấu cơm cho con, ngủ với con".
"Nhưng tuổi thơ con mãi là những lời hứa mẹ chưa thực hiện tròn đầy. Con lớn hơn một chút, ba mẹ làm ăn khấm khá hơn lại càng bị cuốn vào công việc. Con được gửi ra nhà dì là chị của mẹ, có nhiều anh chị em.
Con lúc nào cũng vui vẻ hồn nhiên, nhưng mỗi lần gặp mẹ, con lại đòi cho con đi cùng ba mẹ. Mẹ lại hứa: chờ mẹ một thời gian nữa sẽ đón con về ở cùng" - bà kể trong nước mắt.
Lời hứa lại trôi đến những năm con học phổ thông, cả ba người được ở chung một nhà, nhưng lúc này mẹ chẳng thể ôm đứa con trai cao to mà thủ thỉ, con cũng chẳng cần mẹ vỗ về, mẹ chỉ áp đặt con phải học như vầy như kia. Con tỏ thái độ bực mình, hằn học, không tâm sự gì với mẹ. "
Khi con vào đại học, chúng tôi quyết tâm làm bạn với con bằng mọi giá. Mọi nỗ lực chỉ mới chớm nở, con mới mở lòng với ba mẹ, con chơi với ba như người bạn, chăm sóc mẹ - người phụ nữ duy nhất trong nhà. Mẹ ấm áp chưa được tày gang...", bà nức nở.
Điều bà hối tiếc mãi, những lời hứa từ thuở nào giá như được thực hiện...
Giá trị của lời hứa
Nhưng lời hứa với con không phải lúc nào cũng là những lời hứa mang tính tích cực. Câu chuyện của chị Hải Yến (38 tuổi, ngụ tại TP.HCM) là một ví dụ khác về sự sai hẹn với con.
"Học giỏi đi, thích gì mẹ mua cho", "Chỉ cần con học chăm, không bị cô mắng vốn mẹ mua cho cái iPhone"... Chị luôn luôn hứa như vậy với thằng con trai đang học lớp 8.
Vì mê "em" iPhone 6, con trai chị học chăm ngoan, có rải rác điểm 9, 10 thay vì toàn 5, 6 và hay bị cô mắng vốn như trước đây. Cuối kỳ, cầm bảng điểm để ước mơ thành hiện thực nhưng mẹ chỉ nói: "Học cho ai, học điểm tốt thì ấm thân ai mà giờ vòi vĩnh, hứa cái gì mà hứa".
Con chị giận không nói nên lời, quay sang cày game. Chị Yến phát hoảng nên mua cho con cái iPhone 6 nhưng đáp lại không phải là điểm số tốt, chăm ngoan mà con chị được đà làm tới, vòi vĩnh đủ thứ, không thì lại chơi, chơi hơn lúc trước.
Theo chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ, mục đích của nhiều đứa trẻ không phải đạt được những cái trước mắt mà còn lâu dài hơn, không nên hứa lèo với trẻ, xem lời hứa của mình là mồi nhử con.
Điều đó về lâu dài chỉ làm cho trẻ thấy mình "bị lừa" mà "thủ phạm" chính là cha mẹ mình, khiến trẻ mất niềm tin, thấy mình thiếu được tôn trọng, những gì trẻ cố gắng không được cha mẹ công nhận.
"Khi cha mẹ và con cái hứa, đưa ra điều kiện để cả hai cùng thống nhất đạt được mục tiêu đề ra, ví dụ học kỳ sau con cần máy tính thì nếu đạt được thành tích này cha mẹ sẽ mua máy tính cho con.
Và cha mẹ phải thực hiện được lời hứa đó. Phụ huynh cần lưu ý đến những lời hứa mang tính nguy hiểm, ví dụ hứa cho con chạy xe máy trong khi con chưa đủ tuổi là không nên, cha mẹ cần cân nhắc tính khả thi, không nên hứa suông" - bà Huệ nói.
Theo TTO
Bắc Kinh ủi sập trường học của con người nhập cư Thủ đô Bắc Kinh Trung Quốc đang có chiến dịch rầm rộ giải tỏa nơi ở của dân nhập cư, và cuộc cưỡng chế này cũng tiến hành với hàng chục trường học của con cái của những người nhà quê lên thủ đô kiếm việc làm. ảnh minh họa Theo báo New York Times (NYT) ngày 24.12, những ngôi trường này thường...