Hoài Đức thiếu giáo viên tại các khu đô thị mới
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của một số trường còn thiếu là khó khăn rất lớn với ngành GD&ĐT huyện Hoài Đức trong thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh trường tiểu học Vân Canh (Hoài Đức, Hà Nội)
Đoàn khảo sát của Ban Văn hóa- Xã hội HĐND TP Hà Nội có buổi làm việc tại huyện Hoài Đức về thực hiện Đề án Sữa học đường và triển khai công tác năm học 2019-2020 tại các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
Đoàn khảo sát do ông Nguyễn Thanh Bình- Trưởng Ban Văn hóa-Xã hội HĐND TP làm trưởng đoàn cùng Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến đã đến kiểm tra trực tiếp các trường THCS Tiền Yên, Trường tiểu học Vân Canh, Trường mầm non Kim Chung.
Theo báo cáo của Phòng GD&ĐT huyện Hoài Đức, năm học này, toàn huyện có 93 trường mầm non, tiểu học, THCS với 62.189 học sinh, trong đó không trường nào có từ 50 học sinh/lớp trở lên. Cơ sở vật chất các trường công lập được huyện đầu tư đồng bộ, hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế trường học và trường chuẩn quốc gia.
Số phòng học, phòng chức năng, trang thiết bị, đồng dùng dạy học của 100% trường cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên, học sinh. Đến tháng 8/2019, huyện có 49 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 63,6%.
Video đang HOT
Song, khó khăn là ngành GD&ĐT thực hiện nhiệm vụ theo năm học nhưng được giao chỉ tiêu biên chế, ngân sách chi thường xuyên theo năm hành chính, dẫn đến khó bố trí giáo viên trong nửa đầu năm học mới nhất là ở những trường có biến động tăng lớp.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của một số trường còn thiếu cũng là khó khăn rất lớn với ngành GD&ĐT huyện trong thực hiện nhiệm vụ.
Về thực hiện Đề án chương trình sữa học đường, toàn huyện có 126/139 trường Mầm non, tiểu học, nhóm trẻ lớp mẫu giáo độc lập tham gia, với 37.794/40.493 học sinh được uống sữa học đường, đạt tỉ lệ 93,3%.
Cả 100% trường đã xây dựng kế hoạch triển khai đảm bảo ATTP bếp ăn tập thể và kiểm soát sữa học đường; thành lập tổ giúp việc tự giám sát bếp ăn và kiểm soát sữa học đường; đầy đủ hồ sơ theo dõi giám sát nguồn gốc sữa, vận chuyển, giao nhận, lưu kho, bảo quản các sản phẩm sữa theo chương trình; quản lý chặt việc tổ chức cho học sinh uống sữa.
Tuy vậy khi triển khai đề án, huyện cũng gặp một số khó khăn như một số phụ huynh nêu lý do con em mắc bệnh hoặc dị ứng với sữa; phụ huynh có con học các trường MN tư thục chưa tin tưởng chất lượng sữa, lấy lý do cho con uống sữa ngoại. Ngoài ra, một số trường chưa có kho riêng bảo quản sữa, nên khó khăn trong quản lý.
Qua khảo sát thực tế, đoàn khảo sát ghi nhận những nỗ lực của huyện Hoài Đức trong việc thực hiện Đề án Sữa học đường và triển khai công tác năm học 2019-2020. Đoàn sẽ tổng hợp cùng với kiến nghị của các quận, huyện khác, để có kiến nghị chung với Sở GD&ĐT, UBND TP, các cơ quan liên quan.
Vân Anh
Theo GDTĐ
Các khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học
Sở GD&ĐT Hưng Yên hướng dẫn thực hiện các khoản thu đầu năm học 2019 - 2020, trong đó nêu rõ các khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học.
Ảnh minh họa/internet
Cụ thể gồm: Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện; Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh như:
Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Cũng theo hướng dẫn này, kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh phí hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp theo khuyến nghị của cuộc họp toàn thể các trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện học sinh trường.
Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp chủ trì phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp dự kiến kế hoạch chi tiêu kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi đã được toàn thể các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thống nhất ý kiến.
Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất với Hiệu trưởng để quyết định kế hoạch sử dụng kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi được toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất ý kiến.
Việc thu, chi kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ; sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Không qui định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh.
Hải Bình
Theo GDTĐ
Dự thảo quy định mới công nhận giáo viên dạy giỏi: Không còn hình thức, chạy theo thành tích Đánh giá về Dự thảo quy định công nhận giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp học mầm non, phổ thông của Bộ GD&ĐT, nhiều giáo viên, cán bộ quản lý cho rằng, đã có nhiều thay đổi mạnh mẽ, phù hợp với tình hình thực tiễn dạy học hiện nay, từng bước hoàn thiện và hạn chế tính...