Họa sĩ Việt Nam đầu tiên thực hiện kỹ thuật vẽ men trực tiếp trên ấm tử sa
Dưới bút pháp tài hoa cùng với kỹ thuật đặc biệt do mình sáng chế, hoa sĩ Hồng Đức Thanh đã thổi hồn vào những chiếc ấm tử sa.
Ngày nay, trong lĩnh vực mỹ thuật gốm sứ, tên tuổi của họa sĩ, đại sư Hồng Đức Thanh đã trở thành một biểu tượng của nghệ thuật gốm sứ Việt Nam.
Bút pháp của Hồng Đức Thanh kế thừa và phát triển thăng hoa trường phái hội họa Lĩnh Nam Phái. Ông đã đạt đến sự thống nhất giữa thân và tâm. “Tự tâm sinh ý – Tự ý xuất bút, bút theo tâm, phía trước di chuyển”. Chính vì thế, tác phẩm của ông pha trộn màu sắc một cách tự nhiên, không cần vẽ nháp, thư pháp trơn tru, vẽ liền một mạch.
Đặc biệt, mới đây, họa sĩ Hồng Đức Thanh còn được biết đến là người đã sáng chế ra kỹ thuật đặc biệt có thể vẽ trực tiếp trên ấm tử sa.
Họa sĩ Hồng Đức Thanh đã nghiên cứu thành công kỹ thuật vẽ trên ấm tử sa.
Đây là một loại ấm pha trà làm bằng đất nung ở nhiệt độ cao, không tráng men. Tên gọi “tử sa” vì nó thường có màu tím, xuất phát từ vùng Nghi Hưng (Giang Tô, Trung Quốc). Đặc biệt, ấm không tráng men, giúp giữa lại sự thẩm thấu tự nhiện giữa nước trà pha và chất đất.
Tuy nhiên, chính điểm đặc biệt này đã khiến việc vẽ trên ấm tử sa trở thành thách thức lớn đối với các đại sư. Theo nhà sưu tầm Vũ Quốc Đại, kỹ thuật vẽ trên ấm tử sa rất khác với việc vẽ trên sứ. Bởi các sản phẩm bằng sứ đều có lớp men tráng trên bề mặt. Vì vậy, lớp men này sẽ là nơi giúp men vẽ bám dính và kết tủa tốt.
Theo nhà sưu tầm Vũ Quốc Đại, kỹ thuật vẽ trên ấm tử sa rất khác với việc vẽ trên sứ vì không tráng men.
Video đang HOT
Đối với ấm tử sa, do đặc thù của sản phẩm này là không tráng men nên họa sĩ Hồng Đức Thanh phải dày công nghiên cứu ra một loại dầu đặc biệt và tận dụng khí khổng hai chiều để tạo ra sự kết dính mà không làm ảnh hưởng đến khí khổng.
Cấu tạo khí khổng kép chính là bí quyết giúp ấm tử sa có độ xốp phù hợp và khả năng hấp thụ cao, dẫn đến đặc điểm nổi trội của sản phẩm này là càng dùng càng nhuận ấm và sáng bóng như ngọc.
Đặc biệt, tỷ lệ vỡ hỏng rất cao vì thế càng khiến việc vẽ và nung một tác phẩm ấm tử sa trở nên rất khó khăn.
Bởi đặc điểm của đất tử sa là chứa nhiều khoáng và tạp chất, vì thế, trong quá trình nung khoáng và tạp chất đó sẽ bị đẩy ra bên ngoài, rất dễ gây nứt và vỡ nếu như không kiểm soát tốt nhiệt độ nung. Tỷ lệ vỡ hỏng có thể lên đến 70-80%.
Một số tác phẩm nổi bật của họa sĩ Hồng Đức Thanh trên ấm tử sa.
Được biết, đất tử sa bản thân đã là một tác phẩm nghệ thuật và được coi như là quốc bảo của Trung Hoa. Là người luôn muốn thử thách kỹ thuật của mình trên tất cả các chất liệu, do đó, họa sĩ Hồng Đức Thanh quyết tâm chinh phục loại vật liệu đặc biệt này. Nếu không am hiểu về nghệ thuật và kỹ thuật thì khả năng thất bại là rất lớn. May mắn, ông đã thử nghiệm thành công.
Một trong số các tác phẩm nổi bật của ông là Phú Quý Đoàn Viên với hình ảnh hoa mẫu đơn trên ấm tử sa tạo hình gà Kim kê hồ. Đây là một chủ đề về gia đình hạnh phúc, no ấm và phú quý được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống.
Những phát minh khó hiểu của người xưa
Vào những năm 1900, một số nhà sáng chế cho ra đời những phát minh 'dị nhất quả đất'. Dù mục đích của họ là giúp cuộc sống của con người tốt đẹp hơn nhưng tính ứng dụng thực tế không cao.
Năm 1937, một số gia đình ở London, Anh lắp đặt một chiếc cũi bằng lồng kim loại treo ở ngoài cửa sổ một tòa nhà cao tầng. Đứa trẻ nằm trong chiếc cũi đặc biệt này để hít thể khí trời và sưởi nắng. Không phải phụ huynh nào cũng đủ dũng cảm sử dụng phát minh "dị nhất quả đất" này.
Vào năm 1948, Joe Gilpin giới thiệu tới công chúng ván lướt có trang bị động cơ. Nhờ sáng chế kỳ quái này, người đàn ông mặc vest lịch lãm, vừa hút thuốc và lướt ván trên hồ nước.
Một phát minh súng máy kỳ quái với phần nòng cong. Nhiều người đánh giá khi sử dụng vũ khí này sẽ không bắn trúng mục tiêu do viên đạn sẽ bay lệch mục tiêu. Thậm chí, nó có thể gây nguy hiểm cho người dùng.
Robert L. Stern sáng chế ra thiết bị giúp quý ông hút thuốc trong những ngày mưa. Theo đó, một chiếc ô nhỏ xíu ở phía trên giúp điếu thuốc không bị tắt. Tuy nhiên, nhiều người hoài nghi hiệu quả thực tế của nó.
Vào những năm 1950, một sáng chế kỳ quái ra đời là thiết bị giúp người dùng hút hàng chục điếu thuốc lá cùng lúc.
Bánh xe phát sáng ra đời năm 1961. Khi di chuyển vào buổi tối, những bóng đèn trong vành xe sẽ khiến chiếc xe trở nên nổi bật.
Phòng tắm hơi nhỏ gọn xuất hiện ở Phần Lan năm 1962. Mọi người có thể dễ dàng mang nó đi khắp nơi.
Vào năm 1970, mũ tắm đặc biệt ra đời sẽ giúp người dùng không bị ướt tóc khi sử dụng vòi hoa sen tắm.
Nhà phát minh người Pháp Alain Dham cho ra đời máy cuộn Spaghetti năm 1968. Nó có thể tự động quấn mì giúp người dùng thưởng thức món ăn này dễ dàng hơn.
Tẩu hút thuốc đôi xuất hiện ở Mỹ năm 1949. Nhờ phát minh quái dị này, 2 người đàn ông có thể hút thuốc cùng lúc.
Học sinh Quảng Ninh đoạt huy chương vàng cuộc thi sáng chế quốc tế Hai học sinh khối THCS của Quảng Ninh vừa xuất sắc đoạt huy chương vàng và giải đặc biệt dành cho thí sinh nhỏ tuổi nhất của cuộc thi. Các em Nguyễn Hoàng Mạnh Quân (đứng thứ 2, từ phải sang) và Trần Vũ Huệ Anh (đứng thứ 2, từ trái sang) xuất sắc đoạt huy chương vàng và giải đặc biệt tại...