Họa sĩ 7x quảng bá trang phục truyền thống Việt Nam qua búp bê
Từ bộ sưu tập búp bê trang phục truyền thống 54 dân tộc Việt Nam, họa sĩ Nguyễn Hoàng Anh mong muốn đưa văn hóa dân tộc đến gần hơn với bạn bè quốc tế…
Những mẫu búp bê mang trang phục dân tộc của họa sĩ Hoàng Anh được chăm chút tỉ mỉ tới từng chi tiết và sống động như thật.
Không phải người làm búp bê đầu tiên ở Việt Nam, nhưng họa sĩ Hoàng Anh (Hà Nội) được nhiều người biết tới, khi các cô búp bê nhỏ xinh mặc trang phục của đồng bào các dân tộc Việt Nam có mặt ở nhiều sân bay, shop lưu niệm ở phố cổ Hà thành…
Ý tưởng làm búp bê mặc trang phục dân tộc được Hoàng Anh ấp ủ khi nhiều lần thấy khách du lịch ngó lơ các sản phẩm búp bê bằng giấy, len trong quầy lưu niệm.
“ Thế giới đều biết tới nghệ thuật búp bê man trang phục truyền thống của Nhật Bản, Hàn Quốc. Khi nhìn ngắm những cô búp bê đó mình đau đáu tại sao không thử đưa trang phục Việt Nam vào những cô búp bê để bạn bè quốc tế biết nhiều hơn đến văn hóa Việt. Từ đó, tôi quyết định thu nhỏ lại theo góc nhìn của bản thân để trang phục dân tộc tới nhiều người hơn”, họa sĩ Hoàng Anh chia sẻ.
Họa sĩ Hoàng Anh giới thiệu một mẫu búp bê mang trang phục dân tộc.
Để thực hiện kế hoạch của mình, anh Hoàng Anh dành hai năm đi khắp các bản làng vùng núi phía Bắc để tìm hiểu về truyền thống văn hóa, đặc điểm của từng dân tộc và bộ trang phục của họ. Nam họa sĩ cùng ăn ở, sinh hoạt với đồng bào, lắng nghe chia sẻ, xem cách họ may mặc, để lấy cảm hứng chế tác. Từ năm 2011, anh Hoàng Anh bắt tay vào “thu nhỏ” các trang phục dân tộc. Các công đoạn chọn vải, cắt may cho đến lên trang phục cho búp bê và đính trang sức đều do anh thực hiện.
Để chế tác một sản phẩm gồm nhiều công đoạn. Đầu tiên là nghiên cứu trang phục về kiểu dáng, chất liệu vải, sau tiến hành làm phôi bằng composite. Tiếp đến là tạo hình và vẽ mặt cho búp bê với yêu cầu khuôn mặt hồn hậu và xen chút mộc mạc, giản dị. Cuối cùng là may trang phục và gắn phụ kiện như gùi, chiêng, trống, khăn, mũ cho từng sản phẩm.
Họa sĩ Hoàng Anh tâm niệm, búp bê không đơn thuần là quà tặng mà còn là cầu nối văn hóa, phục trang đồng bào đến gần hơn với bạn bè quốc tế.
Video đang HOT
“Khách nước ngoài thường tìm hiểu hoa văn, chi tiết đặc trưng, chất liệu thổ cẩm… trên phục trang của búp bê mà họ định mua. Do đó, người nghệ sĩ phải nắm được cái hồn, cái cốt, cái cơ bản nhất của dân tộc mà búp bê đang mặc” – họa sĩ chia sẻ.
Theo họa sĩ Hoàng Anh, mỗi dân tộc có một trang phục riêng, gắn với từng hoa văn, họa tiết độc đáo. Đặc biệt, một số dân tộc có cách thiết kế trang phục của phụ nữ có chồng khác với những thiếu nữ tuổi đôi mươi. Nếu không tìm hiểu sâu từng nét văn hóa, truyền thống của từng dân tộc, sẽ không thể tạo ra cái hồn cho từng sản phẩm”, anh nói.
Mỗi mẫu búp bê là một tâm huyết của người họa sĩ, chứa đựng trong đó là kiến thức về văn hóa, trang phục của dân tộc Việt Nam.
Với hàng nghìn sản phẩm trưng bày tại nhà, họa sĩ Hoàng Anh có thể giới thiệu cả ngày trang phục của từng đồng bào cùng các đặc trưng. Ví dụ, hoa văn trên trang phục Tà Ôi là thổ cẩm dệt cườm; của người Dao phải bôi sáp ong lên mặt vải rồi mới nhuộm màu, phần áo vạt dài, thêu đính cầu kỳ; trong khi trang phục người Mường thường là áo cõn, mở cúc ngực khoe mảnh thổ cẩm trong áo yếm còn phụ nữ HMông thường may váy nhiều tầng lớp và có kiểu thêu ngược đặc biệt…
Hiện tại, họa sĩ Hoàng Anh sở hữu khoảng 5.000 búp bê với hai kích cỡ là 25 cm và 35 cm của 45 trong số 54 dân tộc. Trong đó, mỗi dân tộc lại chia thành nhiều chi, nhánh khác nhau, nâng tổng số mẫu thiết kế lên 60 bộ.
Tùy vào độ khó mà mỗi mẫu búp bê có thể mất 4-6 tiếng cho việc trang trí. Anh Hoàng Anh đã thực hiện hàng nghìn bộ quần áo tinh xảo, giống hệt bản gốc của người dân tộc Dao, Mông, Thái, Tày, Hà Nhì, Lô Lô… Trừ những chi tiết không thể sao y bản chính thì tất cả đều giống và sống động như thật, chất liệu anh sử dụng cũng là chất liệu truyền thống từ chính trang phục của người dân đồng bào đang dùng.
“Khi những cô búp bê khoác trang phục dân tộc Việt theo chân du khách Quốc tế đi ra khắp năm châu, rồi sẽ có một ngày người Quốc tế sẽ nhìn và nhận ra đó là những búp bê của Việt Nam. Cũng là minh chứng sản phẩm búp bê của người Việt đặc sắc không kém những cô búp bê nước ngoài” – anh Hoàng Anh nói.
Họa sĩ Hoàng Anh lựa chọn chất liệu thật từ chính trang phục của bà con đồng bào dân tộc để tạo nên những con búp bê sống động.
Mỗi mẫu búp bê có thể mất từ 4-6 tiếng chỉ cho việc trang trí hoàn thiện.
Từng chi tiết được làm cẩn thận tỉ mỉ như thật.
Mẫu áo dài của dân tộc Kinh đẹp và sống động như thật với chất liệu gấm kết hợp lụa.
Mẫu búp bê mang trang phục dân tộc đồng bào vùng cao.
Do được làm bằng tay thủ công hoàn toàn, sản phẩm có giá trị khá cao cho khoảng từ 3,5 triệu đồng/ mẫu.
Mẫu búp bê mang áo dài cưới được trang trí tỉ mỉ, kĩ lưỡng.
Nét mặt của các mẫu búp bê được tạo hình hồn hậu, giản dị, mộc mạc mang nét đẹp truyền thống khác với vẻ đài các, kiêu sa của các mẫu búp bê barbie hay bí ẩn, lạnh lùng của các mẫu búp bê Nhật Bản, Hàn Quốc.
Họa sĩ Hoàng Anh mong muốn lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam tới bạn bè Quốc tế thông qua các mẫu búp bê khi trưng bán bán tại các shop đồ lưu niệm, sân bay.
LQM tặng skin SS nhưng điều kiện sở hữu đủ làm nản lòng game thủ
Tặng trang phục bậc SS nghe rất hấp dẫn nhưng câu nói "Không ai cho không ai cái gì bao giờ" quả thật không sai trong trường hợp này.
Garena - NPH game Liên Quân Mobile tại Việt Nam vừa công bố sự kiện mang tên Lịch Vạn Năng với phần thưởng cao nhất dành cho game thủ là 1 rương trang phục bậc SS chứa trang phục Butterfly Nữ Quái Nổi Loạn và Valhein Vũ Khí Tối Thượng (chọn 1 trong 2).
Ngoài ra còn có các phần thưởng khác là trang phục Ngộ Không Ngộ Khá Trẩu, Capheny Thần Tượng Âm Nhạc, Tulen Đông Êm Đềm, Zill Cựu Thần Thiên Hà. Đây đều là các trang phục bậc S Hữu hạn khá hiếm trong game.
Sự kiện này có thời gian vô cùng dài khi bắt đầu từ 1.1.2022 và đến tận 31.12.2022 mới kết thúc. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử phát hành của LQM có một chương trình quà tặng với giá trị lớn như vậy (trang phục bậc SS).
Tuy nhiên sau khi đọc điều khoản tham gia để có được skin SS thì game thủ cũng...thở dài như quãng thời gian diễn ra sự kiện vậy. Cụ thể, NPH yêu cầu mỗi tháng người chơi sẽ phải "xé lịch" một lần và đều đặn trong 7 tháng thì mới chắc chắn nhận được món quà miễn phí là một trong 2 trang phục SS nêu trên (tuỳ chọn).
7 tháng là một quãng thời gian tương đối dài và không chắc game thủ đã đủ kiên nhẫn để theo đổi trò chơi tới lúc ấy. Ngoài ra, Butterfly và Valhein cũng không còn là tướng "hot pick" cả ở đấu thường lẫn đấu hạng từ nhiều tháng qua nên lựa chọn có vẻ chưa đủ hấp dẫn game thủ dù được gắn mác "Miễn phí".
4 trang phục cosplay "tượng hình" khiêu khích cực độ, vào tay các cô nàng BB lại càng "phập phồng khó thở" Dù là trang phục nào đi chăng nữa thì sức sát thương cũng vô cùng kinh khủng... Cosplay, nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản, bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ năm 2006. Sau 15 năm phát triển, cộng đồng người yêu mến cosplay (cosplayer) Việt Nam ngày càng lớn mạnh với số lượng thành viên đông đảo. Sự đầu...