Hoa Sen (HSG) báo vượt chỉ tiêu cả năm, cổ phiếu kịch trần với thanh khoản đột biến
Trên sàn, tình hình kinh doanh cải thiện đang mang lại tín hiệu giao dịch tích cực cho HSG. Tính từ tháng 4/2020, mã HSG đã tăng gấp đôi thị giá lên 8.440 tỷ đồng/cp. Phiên 15/3, HSG đang kịch trần với lượng giao dịch đột biến, ~14 triệu cổ phiếu/phiên.
CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) vừa công bố ước KQKD tháng 4/2020 với doanh thu 2.233 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 90 tỷ. Lũy kế 7 tháng đầu niên độ 2019-2020, doanh thu HSG đạt 14.597 tỷ, thực hiện được 52% kế hoạch cả niên độ (28.000 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế đạt 472 tỷ đồng, vượt 18% chỉ tiêu cả niên độ.
Được biết, tình hình kinh doanh HSG những quý gần đây liên tục tăng tốt chủ yếu hưởng lợi từ tích lũy thép cuộn cán nóng (HRC) với chi phí thấp. Lũy kế nửa đầu niên độ tài chính 2019-2020, mặc dù doanh thu giảm 15%, ngược lại lãi ròng đột biến lên 382 tỷ đồng. Biên lợi nhuận tiếp tục cải thiện.
Theo quan điểm Chứng khoán Bản Việt (VCSC), mảng kinh doanh cốt lõi cải thiện trong bối cảnh doanh số có khả năng chững lại ngày 18/2 (tổng sản lượng bán nửa đầu niên độ đạt 738.000 tấn, giảm 4%), biên lợi nhuận gộp quý 1/năm tài chính 2020 của HSG tăng đạt 14,5% (mức cao nhất tính theo quý kể từ năm tài chính 2018) khi giá HRC giảm nhẹ trong quý 4/năm tài chính 2019 (tháng 7-9/2019), sau đó phục hồi trong quý 1/năm tài chính 2020 (tháng 10-12/2019), tạo ta cơ hội tích lũy HRC với chi phí thấp.
VCSC cho rằng HSG tiếp tục hưởng lợi từ HRC tồn kho chi phí thấp trong quý 2/năm tài chính 2020. Tuy nhiên, khi giá HRC giảm mạnh từ tháng 1, khả năng HSG gia tăng biên lợi nhuận thông qua tích lũy HRC sẽ giảm dần trong quý 3/năm tài chính 2020.
Video đang HOT
Quỹ chuyên đánh "game" nâng hạng Tundra Vietnam Fund bị rút vốn mạnh, quy mô danh mục chỉ còn hơn 40 triệu USD
Theo Tundra Vietnam Fund, bức tranh kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 11 đang phát đi những tín hiệu trái chiều. Việc các ngân hàng siết cho vay bất động sản, cùng áp lực bán ròng của khối ngoại đang ảnh hưởng xấu tới thị trường chứng khoán.
Tundra Vietnam Fund, quỹ chuyên đầu tư đón đầu các cơ hội nâng hạng thị trường vừa công bố báo cáo tháng 11 với quy mô danh mục chỉ còn 43,6 triệu USD, mức thấp nhất trong hơn 2 năm qua.
Kể từ khi đạt đỉnh gần 226 triệu USD vào tháng 4/2018, quy mô danh mục Tundra Vietnam Fund liên tục sụt giảm. Điều này một phần đến từ giá trị các khoản đầu tư của quỹ giảm do thị trường chung không thuận lợi và một phần đến từ việc quỹ bị rút vốn.
Trong tháng 11, tăng trưởng NAV/shares của quỹ là âm 2,2% (tính theo đồng USD). Tuy vậy, so với đầu năm, tăng trưởng quỹ vẫn đạt mức 4,5% (USD).
Về cơ cấu danh mục, FPT hiện là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất của Tundra Vietnam Fund với 8,8%, tiếp theo lần lượt là MSN (5,8%), VHM (5,7%), VHM (5,7%)...Tỷ trọng "nhóm VinGroup" trong danh mục Tundra Vietnam Fund (bao gồm VIC, VHM, VRE) tính tới cuối tháng 11 là 13,9%.
Các cổ phiếu tăng trưởng tốt nhất danh mục Tundra Vietnam Fund trong tháng 11 gồm HSG ( 8,8%), HPG ( 4,8%), VRE ( 3,8%), VHM ( 3,3%), VND ( 1,8%). Ở chiều ngược lại, LDG (-13,6%), PGS (-12%), KDF (-9,6%), INN (-9%), DXG (-8,4%) là những cổ phiếu giảm sâu nhất.
Vĩ mô phát đi những tín hiệu trái chiều, giảm cho vay BĐS tác động xấu tới thị trường
Theo Tundra, việc khối ngoại tiếp tục bán ròng và hoạt động margin calls diễn ra đã ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường trong tháng 11. Theo thống kê, khối ngoại đã bán ròng 40 triệu USD trong tháng 11 và giá trị giao dịch bình quân phiên ở mức 206 triệu USD, tăng 12% so với tháng trước.
Nhóm bất động sản là một trong những nhóm biến động tệ nhất khi chịu ảnh hưởng bởi một số chính sách từ NHNN. Bên cạnh đó, các cổ phiếu Bluechips FOL (hết room) cũng khá tiêu cực, dù tháng trước tăng trưởng tốt nhờ kỳ vọng ra đời của các quỹ ETFs.
Trong tháng 11, NHNN đã ban hành các chỉ thị mới cho các ngân hàng như (1) Giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 40% xuống 30% và (2) Tăng rủi ro hệ số cho vay BĐS lên tới 150% khi tính tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đã tác động ít nhiều tới thị trường. Dù vậy, nhiều ngân hàng đã tuân thủ các tiêu chuẩn Basel II nên tác động tiêu cực của các chỉ thị được giới hạn ở ít ngân hàng hơn.
NHNN cũng yêu cầu tất cả các ngân hàng giảm mức cho vay tiêu dùng bằng tiền mặt xuống tối đa 30% trong tổng dự nợ vào tháng 1/2024, đồng thời tăng tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) lên 85% từ mức 80% hiện tại. Theo Tundra, dường như NHNN đang cố gắng giảm thanh khoản cho vay tiêu dùng, chủ yếu trong lĩnh vực BĐS để tránh mọi khủng hoảng trong trường hợp ngành BĐS Việt Nam "hạ nhiệt".
Mặt khác, NHNN đã quyết định cắt giảm trần lãi suất với tiền gửi ngắn hạn và hoạt động thị trường mở (OMO) 0,5% để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, một số ngân hàng đã tuyên bố cắt giảm lãi suất cho vay.
Theo Tundra, bức tranh kinh tế vĩ mô phát đi các tín hiệu trái chiều với chỉ số PMI tháng 11 tăng từ 50 điểm (tháng 10) lên 51 điểm cho thấy sự cải thiện nhẹ trong sản lượng và đơn đặt hàng mới. FDI giải ngân 11 tháng tăng 6,8% so với cùng kỳ lên 17,6 tỷ USD, tuy nhiên vốn FDI đăng ký giảm 11,4% xuống còn 20,5 tỷ USD.
Lạm phát vẫn trong kiểm soát và tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Thặng dư thương mại 11 tháng đạt 9,1 tỷ USD với xuất khẩu tăng 7,8% so với cùng kỳ và kim ngạch thương mại Việt Nam (xuất khẩu nhập khẩu) có thể sẽ vượt 500 tỷ USD trong năm nay, tương đương gần 200% GDP.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
[Cổ phiếu nổi bật tuần] Tăng tới 33%/ tuần, PGD khuấy đảo nhóm dầu khí Ít được chú ý đến như GAS, PVD, PVS nhưng cổ phiếu PGD lại làm điều không tưởng trong tuần qua khi tăng tới 33% lên 44.600 đồng/cổ phiếu. Thành quả tăng 1 tuần bằng gần cả năm Trong khi các cổ phiếu dầu khí khác đang rất chật vật với thị trường thì một mã cổ phiếu ít được chú ý nhất...