Hoà Phát vay nợ tới 42.600 tỷ khiến chi phí tài chính gấp đến 2,4 lần
Chi phí tài chính của Hoà Phát trong quý 2 tăng mạnh gấp đôi từ mức 305 tỷ đồng lên 621 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay gấp 2,4 lần cùng kỳ và chiếm 523 tỷ đồng.
Theo Báo cáo tài chính quý 2, doanh thu thuần của Hoà Phát đạt 20.422 tỷ đồng, tăng đến 35% so cùng kỳ. Giá vốn chiếm 16.717 tỷ đồng nên lãi gộp ở mức 3.706 tỷ đồng, tăng 22% so cùng kỳ. Tuy nhiên biên lãi gộp giảm từ 20% về còn 18%.
Đáng nói, chi phí tài chính của Hoà Phát tăng mạnh gấp đôi từ mức 305 tỷ đồng lên 621 tỷ đồng. Trong đó chi phí lãi vay gấp 2,4 lần cùng kỳ và chiếm 523 tỷ đồng.
Trong kỳ này, Công ty ghi nhận lãi trong liên doanh liên kết hơn 16 tỷ đồng trong khi cùng kỳ không có. Chi phí bán hàng giảm nhẹ 4% còn chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đến 47%.
Sau cùng, Hoà Phát ghi nhận 2.743 tỷ đồng lãi ròng trong quý 2, tăng 35% so cùng kỳ 2019.
Khối nợ của Hoà Phát ngày càng phình to.
Video đang HOT
Trong cơ cấu lợi nhuận trong kỳ, lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thép của Hoà Phát đóng góp 3.135 tỷ đồng, mảng nông nghiệp gần 17 tỷ đồng, sản xuất công nghiệp khác là 111 tỷ đồng, kinh doanh bất động sản ghi nhận đến 197 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng, Hoà Phát đạt 40.145 tỷ đồng doanh thu và 5.060 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 29% và 31% so với cùng kỳ năm trước. So với kế hoạch kinh doanh năm 2020 vừa được ĐHCĐ thông qua cuối tháng 6, Công ty đã thực hiện 47% doanh thu và 56% lợi nhuận sau thuế.
Dư nợ ngày càng phình to, có thể chạm mốc 46.000 tỷ đồng cuối năm 2020
Tại thời điểm 30/6, tổng tài sản của Hoà Phát tăng thêm 10.868 tỷ đồng lên mức 112.644 tỷ đồng. Công ty có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 4.669 tỷ đồng, gấp 3,4 lần đầu năm; tiền và tương đương tiền cũng tăng 64% lên 7.479 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Hoà Phát cũng tăng mạnh vay ngắn hạn thêm 5.176 tỷ đồng lên 22.014 tỷ đồng và vay dài hạn thêm 810 tỷ đồng lên 20.652 tỷ đồng. Như vậy, tổng nợ vay của Hòa Phát đang ở mức 42.600 tỷ đồng, chiếm 38% tổng nguồn vốn. Điều này khiến chi phí lãi vay tăng cao so cùng kỳ.
“Đến cuối năm 2020, dự nợ của Hòa Phát tăng lên khoảng 46.000 tỷ đồng, trong đó nợ dài hạn tăng xoay quanh 22.000 tỷ đồng còn nợ ngắn hạn tăng thêm 3.000 tỷ đồng nhưng lượng tiền mặt sẽ tăng lên tương ứng.
Và nợ ròng của Hòa Phát (tức dư nợ trừ tiền mặt) đến cuối năm cũng xoay quanh mức 35.000 tỷ đồng như thời điểm hiện nay”, bà Phạm Kim Oanh, Giám đốc Tài chính Hòa Phát cho biết tại cuộc gặp chuyên viên phân tích diễn ra vào chiều 15/5.
Ông Trần Lệ Nguyên sắp rời ghế Chủ tịch giữa lúc VDSC báo lỗ kỷ lục trong quý 1
CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC, HoSE: VDS) vừa công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị về kế hoạch kinh doanh năm 2020 cũng như miễn nhiệm và đề cử thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.
Theo đó, Nghị quyết cũng đã thông qua kế hoạch Đại hội đồng cổ đông với tổng doanh thu đạt 313 tỷ đồng, giảm gần 9% so với năm trước; lãi sau thuế 36 tỷ đồng, tăng gần 4%.
Song song đó, Hội đồng quản trị VDSC cũng thông qua việc từ nhiệm của một số thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm sát nhiệm kỳ 2017 - 2021.
Theo đó, sau phiên họp Đại hội đồng cổ đông tổ chức ngày 28/5, ông Trần Lệ Nguyên sẽ không còn giữ chức Chủ tịch của Công ty chứng khoán này.
Các thành viên còn lại cũng được thông qua từ nhiệm trong đợt này là ông Kelly Yin Hon Wong - Thành viên Hội đồng quản trị, ông Võ Long Nguyên - Thành viên Hội đồng quản trị độc lập, bà Nguyễn Thị Oanh - Trường Ban Kiểm soát, ông Nguyễn Thúc Vinh - Thành viên Ban Kiểm soát.
Bên cạnh việc từ nhiệm, Hội đồng quản trị cũng đã thông qua việc đề cử bổ sung các nhân sự làm thành viên Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2017 - 2021.
Danh sách nhân sự được đề cử nhiệm kỳ 2017-2021.
Trước khi quyết định rời ghế Chủ tịch VDSC, ông Trần Lệ Nguyên đã bán ra 17 triệu cp VDS, giảm tỷ lệ sở hữu tại đây xuống còn 1,04%.
Trước đó, ông Nguyên cũng bán ra 17 triệu cổ phiếu VDS vào ngày 20/12/2019 thông qua VSD. Người nhận chuyển nhượng số cổ phần này là ông Nguyễn Miên Tuấn, thành viên Hội đồng quản trị công ty. Hiện, ông Tuấn đang sở hữu 17,8 triệu cổ phần VDS, tỷ lệ 17,79%.
Trong quý 1/2020, VDSC báo lỗ kỷ lục, kết quả kém tích cực chủ yếu đến từ việc thua lỗ của hoạt động tự doanh. Cụ thể, VDSC thu lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) quý 1 đạt 2,93 tỷ đồng, nhưng số lỗ FVTPL lên tới 105,9 tỷ đồng. Theo đó, hoạt động tự doanh của công ty lỗ ròng 103 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối quý 1, giá trị đánh giá lại của các khoản đầu tư danh mục FVTPL ghi nhận 298 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 176 tỷ đồng so với giá trị ghi sổ.
Các khoản đầu tư khiến VDSC lỗ lớn trong quý 1 có thể kể tới như DIG (lỗ 59 tỷ đồng), BSR (lỗ 49 tỷ đồng), DXG (lỗ 11 tỷ đồng)...
Kết hợp với doanh thu môi giới và lãi cho vay, phải thu giảm nhẹ, VDSC báo lỗ hơn 88 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi hơn 21 tỷ đồng.
Lợi nhuận ngành bất động sản, tài nguyên cơ bản, công nghệ thông tin tăng trưởng 2 chữ số trong quý I Lợi nhuận sau thuế 921 doanh nghiệp đã công bố báo cáo quý I đạt 48.000 tỷ đồng, giảm 27,4% so cùng kỳ. Một số nhóm ngành như ngân hàng, bất động sản, bán lẻ, tài nguyên cơ bản vẫn tăng trưởng. Ngành giảm mạnh lợi nhuận gồm dầu khí, du lịch, giải trí, truyền thông. Theo thống kê FiinTrade, xét trên 921...