Hoa khôi Ngoại thương học giỏi, từng đạt 29 điểm thi đại học
Trong khi hoa khôi “Beauty & Charm 2019″ Nguyễn Hà My đạt 29 điểm tổ hợp xét tuyển đại học, Thu Uyên, Ngân Hà luôn duy trì điểm tổng kết trên 9.
Nguyễn Hà My sinh năm 1999, là sinh viên năm thứ ba, K56, ĐH Ngoại thương Hà Nội. Nữ sinh đăng quang ngôi vị cao nhất cuộc thi “Beauty & Charm 2019″.
Trong kỳ thi THPT quốc gia 2016, Hà My đạt 29 điểm tổ hợp xét tuyển đại học, trong đó, môn Hóa 10 điểm. Khi học ĐH Ngoại thương, Hà My duy trì điểm tổng kết cao với môn Toán cao cấp đạt 9.7 ; Xác xuất Thống kê 9.6.
Không chỉ học giỏi, 9X còn năng nổ tham gia hoạt động ngoại khóa các câu lạc bộ MC và Thời trang. My từng là phó ban Thời trang gen 10 của CLB MFC, tham gia fashion show AEQUITAS năm 2017 và nhiều sự kiện khác do Đoàn trường tổ chức.
Video đang HOT
Hiện tại, My giành thời gian tập trung cho học tập. Trong tương lai, cô muốn du học để lấy bằng thạc sĩ Quản trị kinh doanh, sau khi tốt nghiệp ĐH Ngoại thương.
Vũ Ngân Hà (19 tuổi, Hà Nội), học lớp Anh 2, Chương trình Tiên tiến Kinh tế Đối ngoại K55, ĐH Ngoại Thương. Sở hữu nét đẹp cá tính cùng nụ cười khả ái, Ngân Hà giành giải cao nhất trong cuộc thi Hoa khôi ĐH Ngoại thương năm 2017.
9X từng học chuyên Văn ĐH Sư phạm Hà Nội, 12 năm liền đạt học sinh giỏi, từng đoạt giải quốc gia môn Ngữ Văn. Ngân Hà có khả năng dẫn chương trình, làm MC cho nhiều sự kiện lớn trong và ngoài trường. Nữ sinh cũng cộng tác làm MC cho Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam ngay từ năm nhất đại học.
Sau khi đăng quang, hoa khôi Ngoại thương chưa nghĩ tới việc sẽ “nối gót” đàn chị tham gia các cuộc thi nhan sắc quy mô lớn hơn. 9X muốn dành thời gian học hỏi và trải nghiệm bản thân ở nhiều lĩnh vực khác nhau, theo đuổi mục tiêu trở thành nữ doanh nhân trong tương lai.
Nguyễn Thị Thu Uyên là cựu sinh viên khoa Tiếng Anh Thương mại, ĐH Ngoại thương (Hà Nội). Cô từng lọt top 5 cuộc thi hoa khôi Miss FBE do khoa Ngôn ngữ Anh, Đại học Ngoại thương tổ chức.
Trong suốt những năm cấp hai, điểm trung bình của 9X thường ở mức 9.0. Lên cấp ba, Uyên đỗ chuyên Văn THPT chuyên Nguyễn Tất Thành, được nhận học bổng, môn chuyên luôn trên 8.5. Các môn chuyên ngành của Thu Uyên trong bốn năm đại học đều đạt điểm khá, giỏi, khoá luận tốt nghiệp được điểm A.
Sau khi ra trường, Uyên làm tư vấn cho một công ty du học. 9X hiện xin nghỉ để hỗ trợ công việc kinh doanh của gia đình. Cô cũng học thêm tiếng Trung và một số khóa học về truyền thông để có thêm nhiều trải nghiệm mới.
Nên chọn Ngôn ngữ Anh hay tiếng Anh thương mại?
Ngôn ngữ Anh hay tiếng Anh thương mại vẫn là đang là hai ngành hot, nhận được sự quan tâm của thí sinh, đồng thời điểm chuẩn hằng năm của hai ngành này ở các trường không hề thấp.
Hỏi: Chào anh chị! Em là thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2020. Em có nguyện vọng thi vào hai trường là ĐH Ngoại thương (FTU) và ĐH Hà Nội (HANU). Em định đăng kí ngôn ngữ Anh ( tiếng Anh thương mại ) tại FTU và ngôn ngữ Anh tại HANU.
Lí do em chọn 2 ngành này vì em rất yêu thích ngôn ngữ và việc tính toán của em cũng không nhanh nhạy cho lắm. Tuy nhiên em có nhận được một số lời nhận xét từ mọi ng xung quanh rằng FTU mà học ngôn ngữ không thôi thì sẽ không tốt bằng bên HANU vì HANU chuyên ngôn ngữ, còn FTU thì thiên kinh tế. Vậy nên mong nhận một lời khuyên! Cảm ơn anh chị rất nhiều! (hangthanh...@gmail.com)
Trả lời:
Ông Bùi Viết Toàn, phó trưởng Phòng Đào tạo trường ĐH Hà Nội cho biết: đối với 2 ngành ngôn ngữ Anh và tiếng Anh thương mại có những điểm giống nhau và khác nhau như sau:
Giống nhau: Ở tiếng Anh thương mại và tiếng Anh biên phiên dịch (ngôn ngữ Anh) đều hướng đến mục đích đào tạo giảng dạy cho sinh viên thành thạo lưu loát tiếng Anh qua 4 kỹ năng: nghe hay, nói chuẩn, đọc tốt, viết đúng (nghe - nói - đọc - viết). Sinh viên tốt nghiệp ở hai ngành này đều có thể ứng tuyển vào các vị trí làm việc như: hướng dẫn viên, trợ lý, thư ký, hướng dẫn viên du lịch.
Nhưng có sự khác nhau:
Tiếng Anh biên phiên dịch: là bộ môn đào tạo sinh viên có khả năng chuyển đổi từ ngôn ngữ thành dạng nói, tức bạn sẽ ở vị trí một trung gian giữa các cuộc giao tiếp hội thoại, dịch thông thạo các câu nói của ban lãnh đạo đến đối tác hay ngược lại. Sinh viên ngành tiếng Anh biên phiên dịch đòi hỏi cần có sự nhạy bén, tiếp thu xử lý truyền đạt thông tin trong thời gian ngắn nhất.
Tiếng Anh thương mại: khác với ngành tiếng Anh biên phiên dịch ở tiếng Anh thương mại tập trung xoáy sâu vào đào tạo có các kiến thức vững vàng về từ vựng chuyên môn kinh tế, chính trị, thương mại, các chủ đề và các kỹ năng giao tiếp tại nơi làm việc như làm bài thuyết trình, viết email, viết báo cáo v.v...
Trên thực tế, giữa ngành tiếng Anh thương mại và tiếng Anh biên phiên dịch gần giống nhau, cả hai đều tập trung đào tạo sinh viên thành thạo tiếng Anh qua 4 kỹ năng cơ bản. Do đó, để trả lời cho câu hỏi này bạn cần xác định rõ mong muốn về công việc trong tương lai của bạn như thế nào? Giả sử, nếu bạn có tài khéo ăn nói thì ngành tiếng Anh phiên dịch sẽ vô cùng thích hợp. Còn với những bạn thích làm việc cùng văn bản, giấy tờ hay các con số trong kinh doanh thì tiếng Anh thương mại chắc chắn là dành cho bạn.
Đại học Ngoại thương công bố chỉ tiêu tuyển sinh năm 2020 Trường ĐH Ngoại thương vừa công bố đề án tuyển sinh đại học năm 2020, trong đó tuyển 1.955 chỉ tiêu theo phương thức dùng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Ảnh minh họa Năm 2020, Trường ĐH Ngoại thương tuyển sinh theo 5 phương thức: Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham...