Hóa giải lại bất hòa khi nuôi con tốn kém
Bữa cơm đạm bạc cũng làm chồng tôi cáu, còn tôi thì nước mắt dưng dưng.
ảnh minh họa
Vợ chồng tôi yêu nhau tới 5 năm mới cưới. Quãng thời gian yêu đương, cãi nhau cũng không ít. Nhưng kết hôn xong thì chúng tôi sống rất hòa thuận vì ai cũng trưởng thành, bớt tính ích kỷ, hiếu thắng trẻ con. Tuy nhiên, từ khi có con mọn, tôi phải bỏ việc ở nhà trông con, kinh tế thiếu sau hụt trước thì vợ chồng lại cãi vã liên miên.
Dạo gần đây, công việc của chồng tôi không được tốt (anh ấy làm bên xây dựng) nên đâm hay cáu gắt, khó tính. Mấy hôm trước, con tôi bị ốm, tôi bảo chồng chở hai mẹ con đi khám gần nhà, đỡ tốn tiền taxi nhưng lại bị chồng mắng: “Có mỗi việc ở nhà trông con cũng để nó ốm suốt ngày”. Con tôi lười ăn, hay ốm vặt nên hầu như tháng nào cháu cũng phải dùng thuốc. Tôi xót con, chuyển sang loại sữa ngoại đắt tiền vì nghĩ sẽ tốt cho con để con bớt ốm. Đồng thời chịu khó tăng cường hoa quả, đổi món cho con nhưng vì thế nên bố mẹ phải chắt chiu hơn. Bữa cơm đạm bạc cũng làm chồng tôi cáu, còn tôi thì nước mắt rưng rưng.
Tôi phải làm sao đây khi con còn quá nhỏ, ông bà lại ở xa không trông được. Tôi có đi làm thì cũng không đủ tiền thuê người trông con. Chưa kể con tôi hay ốm, giao cho người ngoài tôi cũng không thể yên tâm.
Ý kiến tư vấn
Video đang HOT
Thiết nghĩ điều bạn cần làm bây giờ là cùng chồng nghĩ cách cải thiện kinh tế gia đình, cũng như tiết kiệm trong chuyện nuôi con. Không hẳn cứ chọn sữa đắt tiền hoặc tẩm bổ cho con thật nhiều thì con mới lớn, khỏe. Điều quan trọng là tùy kinh tế nhà bạn, bạn chọn được những loại thực phẩm tươi, ngon cũng như đa dạng đồ ăn, thức uống để bé đủ chất dinh dưỡng. Nuôi con khoa học và hợp lý thì tốt hơn suy nghĩ phải chọn đồ ăn uống đắt tiền cho con mới tốt.
Bạn có thể tìm xem liệu mình làm thêm được việc gì, trong lúc đang ở nhà nuôi con nhỏ. Chẳng hạn, nếu bạn làm kế toán, bạn có thể nhận làm sổ sách ngoài giờ cho các công ty; bạn là biên dịch, bạn có thể nhận dịch thêm tài liệu… Hoặc buôn bán nhỏ tại gia đình để có thêm đồng ra – đồng vào, giúp cải thiện kinh tế gia đình, cũng là để chồng bạn bớt gánh nặng tài chính trong giai đoạn công việc của anh ấy không được suôn sẻ.
Nếu không, bạn có thể bàn với chồng tìm chỗ gửi con để đi làm lại. Bạn đừng vội nghĩ “có đi làm cũng không đủ tiền thuê người trông con” hay “con nhỏ thường đau ốm nên ngại giao cho người ngoài”… Nếu suy nghĩ như thế thì bạn cần xác định là sẽ ở nhà trông con dài hạn. Khi đó thì cần đảm bảo là kinh tế gia đình không quá thiếu thốn, khi chỉ có một mình chồng bạn đi làm. Hoặc bạn có thể bàn với chồng nghĩ cách vay mượn anh em, họ hàng trong lúc khó khăn nuôi con mọn.
Nhìn chung dù sao thì vợ chồng bạn cũng cần trò chuyện với nhau để chồng bạn hiểu nỗi khổ của bạn khi ở nhà trông con. Bạn cũng nên nói với chồng những lo lắng của bạn khi con hay đau ốm, hoặc khi bạn đi làm nhưng lương không cao… Từ đó, hai bạn sẽ có hướng giải quyết thích hợp nhất.
Theo VNE
Đức thành công với cuộc giải cứu nạn nhân kẹt dưới động tốn kém nhất
Cuộc giải cứu nạn nhân mắc kẹt dưới lòng động sâu 1000m, được miêu tả là tốn kém nhất từ trước đến nay tại Đức, đã kết thúc tốt đẹp. Nạn nhân được đưa lên với sức khỏe tốt, sau khi 728 nhân viên cứu hộ từ 5 nước trải qua 11 ngày vất vả.
Trong một đoạn clip được quay từ giường bệnh, nạn nhân được giải cứu Johann Westhauser đã gửi lời cảm ơn tới các nhân viên cứu hộ. Còn bác sỹ điều trị cho ông Westhauser khẳng định ông đang trong "tình trạng sức khỏe tuyệt vời".
Nạn nhân dù gặp nhiều chấn thương nhưng được khẳng định sẽ phục hồi tốt
"Tôi muốn cảm ơn tất cả những người đã hỗ trợ cuộc giải cứu này. Đó là một hành động rất vĩ đại. Cho đến nay tất cả đều tốt. Tôi vẫn còn gặp chút ít khó khăn khi nói chuyện, những tình hình sẽ ổn cùng với thời gian. Tôi cần phải bình phục sau tai nạn", ông Westhauser, người cũng là một nhà khoa học về hang động nói.
Trước đó, người đàn ông 52 tuổi này đã mắc kẹt dưới lòng hang sâu 1000m suốt 11 ngày, sau khi bị thương do đá lở tại khu hang động Riesending. Tổng cộng 728 nhân viên cứu hộ từ 5 quốc gia đã được huy động để tiếp cận và đưa nạn nhân lên mặt đất.
Trong đoạn clip, ông Westhauser rõ ràng gặp khó khăn khi nói và không thể phát âm rõ ràng. Các bác sỹ cho biết đó là tác dụng phụ của việc có vết sưng trên não của ông, và họ kỳ vọng nhà khoa học này sẽ "phục hồi đáng kể".
"Bệnh nhân đã cực kỳ may mắn", giáo sư Volker Bhren, tại trung tâm sang chấn Murnau tại Bavaria, nơi bệnh nhân được điều trị cho biết. "Như những gì chúng tôi thấy, trong tình huống này thì đây là một trạng thái sức khỏe tuyệt vời".
Cuộc giải cứu đã tiêu tốn hơn 1 triệu USD
Trước đó ông đã bị một tảng đá rơi trúng người từ độ cao khoảng 15m. Ông đã bất tỉnh trong 2 phút và liên tục ngất đi trong vòng 36 giờ ssau đó.
Nó "không khác nào phép màu", giáo sư Buhrn nói về việc các bác sỹ đã có thể ổn định tình hình của nạn nhân trong một hang động sâu dưới mặt đất.
Ông Westhauser bị xuất huyết ở một khu vực trên não kiểm soát chức năng vận động, nhưng các bác sỹ tin rằng não của ông không bị tổn thương lâu dài. Ngoài ra ông còn bị rạn xương sọ, xương hốc mắt. "Ông ấy sẽ phục hồi được đáng kể", vị giáo sư tin tưởng.
Khi các bác sỹ hỏi để đảm bảo nhà khoa học này không bị mất trí nhớ, ông trả lời mình biết World Cup đang diễn ra, nhưng không muốn biết tỉ số các trận đấu bởi ông không thực sự quan tâm tới bóng đá.
Theo báo giới Đức, chi phí cho chiến dịch giải cứu này lên tới 1,3 triệu USD.
Theo Dantri
Giám đốc Công an Hà Nội: Cái gì cũng làm giả được! Nếu nói làm thẻ căn cước để tránh giả giấy tờ chưa thuyết phục. Như giấy phép lái xe đầu tư công nghệ cả triệu đô cuối cùng vẫn có giấy giả. Trao đổi với PV, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc CATP Hà Nội thừa nhận một thực trạng: cái gì cũng có thể làm giả được hết. Chính vì thế...