Hòa Bình: Trường học chủ động lùi giờ học buổi sáng khi trời rét buốt
Ngày 17/12, Sở GD&ĐT Hòa Bình đã có văn bản hướng dẫn các đơn vị trường học cho học sinh nghỉ học khi thời tiết khắc nghiệt.
Ảnh minh họa
Theo đó, các đơn vị căn cứ vào dự báo thời tiết và thực tế tại địa phương, cho học sinh nghỉ học theo đúng Quy định: Các cháu mầm non, học sinh tiểu học nghỉ học khi thời tiết khắc nghiệt dưới 10 độ C. Học sinh THCS nghỉ học khi thời tiết khắc nghiệt dưới 7 độ C.
Trong những ngày rét đậm, rét hại, căn cứ điều kiện thời tiết tại mỗi vùng, các trường chủ động điều chỉnh thời gian học buổi sáng muộn hơn so với thời gian quy định để tránh thời tiết giá rét vào thời điểm sáng sớm.
Các nhà trường có những biện pháp đảm bảo sức khỏe cho học sinh như kiểm tra tu sửa cơ sở vật chất, phòng học chống rét; tăng cường công tác truyền thông, bổ sung cơ số thuốc tại các phòng y tế; phối hợp với cha mẹ học sinh nhắc nhở con, em mặc đủ ấm khi đến trường, hạn chế các hoạt động ngoài trời. Trong những ngày rét đậm, rét hại, các trường không được yêu cầu học sinh mặc đồng phục.
Đối với những trường có tổ chức ăn bán trú, cần đặc biệt quan tâm chăm sóc sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh cho học sinh: đảm bảo đủ chất cho mỗi suất ăn, chế độ ăn hợp lý; cơm, thức ăn, nước uống đảm bảo nóng sốt; chỗ nghỉ trưa ấm áp; đặc biệt với các trường mầm non cần bố trí lớp học kín gió, đảm bảo ấm áp cho trẻ, có nước ấm để chăm sóc và phục vụ nhu cầu của trẻ.
Video đang HOT
Các trường cho phép học sinh nghỉ học từ 3 ngày trở lên phải báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo bằng văn bản kèm theo Kế hoạch dạy bù để đảm bảo kế hoạch thời gian năm học; không được dạy dồn tiết hoặc rút ngắn chương trình.
Đối với các trường PTDTNT THCS; PTDTNT THCS&THPT Căn cứ vào dự báo thời tiết của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và thực tế tại địa phương, các nhà trường cho phép học sinh nghỉ học theo đúng Quy định: Học sinh THCS nghỉ học khi thời tiết khắc nghiệt dưới 7 độ C.
Có những biện pháp đảm bảo sức khỏe cho học sinh trên lớp học cũng như tại khu nội trú như kiểm tra tu sửa cơ sở vật chất; tăng cường công tác truyền thông, bổ sung cơ số thuốc tại các phòng y tế; phối hợp với cha mẹ học sinh tăng cường áo ấm, chăn ấm cho học sinh học tập và sinh hoạt tại trường, hạn chế các hoạt động ngoài trời…
Kiểm định chất lượng giáo dục: Phổ thông phải trở thành nhu cầu tự thân của mỗi nhà trường
Vừa qua, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cùng đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã tới kiểm tra công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tại tỉnh Hòa Bình.
Tại đây, Thứ trưởng nhấn mạnh yêu cầu nâng cao nhận thức về kiểm định chất lượng giáo dục; tăng cường thực hiện hoạt động này, từ đó nâng cao hơn nữa hiệu quả và chất lượng giáo dục đào tạo.
Kiểm định chất lượng để nâng cao chất lượng giáo dục
Báo cáo đoàn công tác của Bộ GD&ĐT, PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình Đinh Thị Hường cho biết, công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường chuẩn quốc gia luôn được xác định là một khâu then chốt để nâng cao chất lượng của mỗi nhà trường, mở rộng ra là chất lượng của toàn ngành giáo dục địa phương.
Trong tổng số 520 cơ sở giáo dục từ bậc mầm non đến phổ thông của Hòa Bình, hiện 100% đã hoàn thành tự đánh giá; 132 cơ sở đã đánh giá ngoài, trong đó 107 trường đạt tiêu chuẩn đánh giá mức độ 2; 25 trường đạt mức độ 3. Tính đến tháng 12-2020, có 107 trường mầm non và phổ thông của Hòa Bình được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, 25 trường đạt mức độ 2.
"Quá trình thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đã giúp các nhà trường xác định rõ được điểm mạnh, điểm yếu trong công tác giáo dục đào tạo, từ đó có giải pháp, kế hoạch phù hợp để nâng cao chất lượng. Thực tế, chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường nói riêng và ngành giáo dục Hòa Bình nói chung khi triển khai các hoạt động này đã có sự cải tiến rõ rệt", PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình cho hay.
Báo cáo với đoàn công tác Bộ GD&ĐT, lãnh đạo 2 trường tiểu học và THCS mà đoàn tới thăm (trường THCS thị trấn Cao Phong - huyện Cao Phong, trường tiểu học Lê Văn Tám - TP Hòa Bình), cũng khẳng định: Công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực cho nhà trường trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ, cơ sở vật chất... Người hưởng lợi lớn nhất từ các hoạt động này chính là học sinh.
"Công tác kiểm định chất lượng đã làm thay đổi, nâng cao nhận thức trong toàn ngành, từ đội ngũ cán bộ quản lý đến giáo viên; từ Phòng GD&ĐT đến các đơn vị trường học. Nhận thức của các cấp lãnh đạo cũng thay đổi, từ đó quan tâm đầu tư hơn cho giáo dục được tốt thêm. Các trường được đánh giá ngoài, công nhận đạt chuẩn cũng thực hiện xã hội hóa tốt hơn, nhận được sự ghi nhận, đồng thuận, ủng hộ cao từ phía phụ huynh học sinh, xã hội", Trưởng phòng Giáo dục TP Hòa Bình - Lê Văn Công nói.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ kiểm tra cơ sở vật chất tại trường Tiểu học Lê Văn Tám, tỉnh Hòa Bình. - Ảnh: moet.gov.vn
Tăng cường đánh giá ngoài
Qua thực tế kiểm tra tại một số cơ sở giáo dục và nghe báo cáo của tổng quan của Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Mai Văn Trinh đánh giá cao công tác triển khai kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của địa phương này.
Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng đề nghị các cơ sở giáo dục từ mầm non đến THPT của Hòa Bình tiếp tục tăng cường tự đánh giá và đánh giá ngoài để đạt được mục tiêu quan trọng nhất là nâng cao chất lượng giáo dục.
Đặc biệt, sau khi được đánh giá ngoài và công nhận chất lượng, nhà trường cần chú trọng duy trì và cải tiến chất lượng. Việc thực hiện kế hoạch cải tiến sau khi đánh giá ngoài phải có sự giám sát nghiêm túc, chặt chẽ. "Kiểm định không phải là trả bài mà quan trọng hơn là để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục trong các năm tiếp theo", Cục trưởng Mai Văn Trinh nói.
Nhấn mạnh tầm quan trọng và lợi ích thiết thực mà công tác kiểm định giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mang lại cho mỗi nhà trường, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ yêu cầu ngành giáo dục Hòa Bình nói chung và từng cơ sở giáo dục, từng cán bộ, giáo viên nói riêng tiếp tục nâng cao nhận thức, ý thức triển khai thực hiện các hoạt động này.
Theo đó, mỗi nhà trường cần xây dựng tầm nhìn phát triển và kế hoạch đạt chuẩn kiểm định với chiến lược dài hơn; từ đó xác định lộ trình và giải pháp thực hiện cụ thể cho từng giai đoạn, đảm bảo hiệu quả, chất lượng. Từ kế hoạch chung của nhà trường, căn cứ vào vai trò, trách nhiệm của mình đối với công tác kiểm định chất lượng và công nhận đạt chuẩn quốc gia, từng cán bộ, giáo viên, nhân viên xây dựng kế hoạch riêng và chung tay thực hiện mục tiêu mà cơ sở giáo dục đã đề ra.
"Kiểm định chất lượng phải trở thành nhu cầu tự thân của mỗi nhà trường", Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ bày tỏ mong muốn và cho rằng, các trường học cần hướng tới việc xây dựng và hình thành văn hóa chất lượng. Theo đó, mỗi cá nhân trong nhà trường, từ bác bảo vệ, cô lao công đến mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh khi thực hiện công việc đều phải hướng tới việc đảm bảo chất lượng. Giáo dục như thế mới hiệu quả, phát triển.
Trong kiểm định chất lượng, Thứ trưởng lưu ý địa phương chú trọng việc đánh giá ngoài để đảm bảo tính khách quan, công bằng, minh bạch, tạo niềm tin trong Nhân dân. Các nhà trường cũng cần nâng cao năng lực tự đánh giá; tăng số lượng trường đánh giá ngoài. Việc này đòi hỏi sự nhận thức đầy đủ và đầu tư nguồn lực xứng đáng.
Nâng cao chất lượng giáo viên mầm non - đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế Ngành GD Mầm non đề ra mục tiêu tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất trường lớp; tuyển dụng đủ số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ... Trẻ học tại Trường MN Hồng Ca (Trấn Yên - Yên Bái) trên đường đến trường. Ảnh: Ngọc Dư Đáp ứng yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ trong bối cảnh hội nhập...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Mbappe vượt qua Ronaldo
Sao thể thao
17:42:55 27/04/2025
Phát hiện 15 giáo viên ở Bắc Giang sử dụng bằng sư phạm giả
Pháp luật
17:35:55 27/04/2025
Khám phá tình yêu của cung Kim Ngưu: Chung thủy và kiên định
Trắc nghiệm
17:32:38 27/04/2025
"Công chúa mùa hè" đẹp nhất Hàn Quốc: Nhan sắc tưới mát tâm hồn, phim lãng mạn mới chưa gì đã thấy hay muốn xỉu
Phim châu á
16:05:03 27/04/2025
"Lật mặt 8" trở thành phim Việt có vé bán trước cao chưa từng có
Hậu trường phim
15:42:56 27/04/2025
Hòa Minzy, Thanh Thủy, Tiểu Vy diện áo dài mừng Đại lễ 30/4
Sao việt
14:40:42 27/04/2025
Trước khi qua đời, Giáo hoàng Francis dùng hết tiền làm từ thiện
Thế giới
14:35:32 27/04/2025
Siêu sao hết thời bị yêu cầu giải nghệ ngay lập tức, nhảy như robot vô hồn khiến netizen ngao ngán
Nhạc quốc tế
14:32:05 27/04/2025
vivo V50 Lite ra mắt tại Việt Nam, trang bị pin 'siêu khủng' 6.500 mAh
Đồ 2-tek
14:30:54 27/04/2025
Katy Perry vừa hát vừa khóc nức nở, con gái 5 tuổi bị lôi vào scandal ầm ĩ nhất sự nghiệp?
Sao âu mỹ
14:20:14 27/04/2025