Hòa Bình tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên dạy tích hợp
Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình có văn bản thông báo các đơn vị phối hợp để bồi dưỡng cho giáo viên dạy môn tích hợp.
Ngày 23/11, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình – Bùi Thị Kim Tuyến đã kí văn bản thông báo về việc phối hợp tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên dạy các môn học tích hợp.
Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố phối hợp với Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình để tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên dạy các môn tích hợp, cụ thể như sau:
Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố cần:
Phối hợp với Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình để tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên dạy môn Tin học và Công nghệ ở Tiểu học.
Hình ảnh minh họa. (Ảnh: Báo điện tử Chính phủ)
Căn cứ vào phân cấp quản lý để cử giáo viên đi bồi dưỡng theo đúng quy định (Danh sách giáo viên các huyện, thành phố đã đăng ký theo Công văn số 2367/SGDĐT-TCCB ngày 05/9/2022, có danh sách kèm theo).
Hình thức bồi dưỡng: Học trực tiếp kết hợp với trực tuyến.
Nguồn kinh phí bồi dưỡng: Thực hiện theo Quyết định số 2453/QĐBGDĐT ngày 21 tháng 7 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Video đang HOT
Mức chi trả kinh phí bồi dưỡng: Theo Thông báo 117/TB-TTHTĐT&BD ngày 05/7/2022 của Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đối với Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình cần:
Phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố để tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên dạy môn Tin học và Công nghệ ở Tiểu học.
Thực hiện các quy trình, thủ tục để phối hợp với Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên dạy môn Tin học và Công nghệ ở Tiểu học theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình có trách nhiệm báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng.
Dạy tích hợp: Có giáo viên tuần 30-40 tiết, tuần không tiết nào
Để GV có thể dạy trọn vẹn môn tích hợp lớp 7, Hiệu trưởng 1 trường THCS cho biết phải năm sau mới thực hiện được, còn cần thời gian cho GV tự bồi dưỡng.
"Dạy được" và "dạy tốt" là khoảng cách khác nhau
Năm học 2022-2023 đã diễn ra gần 2 tháng, tình trạng thiếu giáo viên vẫn tồn tại ở nhiều địa phương như một bài toán khó tìm lời giải. Đáng nói, nhiều giáo viên, nhiều nhà trường vẫn đang loay hoay với việc giảng dạy các môn tích hợp: Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý.
Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, bà N.T.H. - Hiệu trưởng một trường trung học cơ sở tại Hà Nội không giấu được nỗi lo lắng: "Biên chế của nhà trường hiện vẫn chưa đáp ứng nhu cầu người học, nên trường phải hợp đồng thêm giáo viên. Yêu cầu của Sở Nội vụ hiện nay là giảm định biên dần, cũng đang gây thêm một phần khó khăn cho các trường.
Với chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo viên rất vất vả, bởi vì ngoài công tác giảng dạy như trước đây, các thầy cô phải tự bồi dưỡng chuyên môn, tự học thêm rất nhiều, đặc biệt với những môn học mới, chẳng hạn như các môn tích hợp (Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý), hay những nội dung mà các thầy cô cũng chưa được đào tạo bao giờ như Hoạt động trải nghiệm, Giáo dục địa phương... Thực tế, dù đã tập huấn cho giáo viên, song, từ tập huấn đến thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều "khoảng trống".
Vậy nên, khó khăn là điều không thể tránh khỏi!".
Bà N.T.H. cũng giải thích thêm: "Một số trường vẫn dạy theo tiến trình như đã được vạch ra, thậm chí một số giáo viên có thể khẳng định " Tôi dạy được", nhưng đó sẽ chỉ là với lớp 6, lớp 7; còn đến khi lên lớp 8, lớp 9, kiến thức đi vào chuyên sâu thì chắc hẳn để "dạy tốt" là chuyện không dễ dàng, thậm chí khó mà làm được.
Giáo viên dạy môn tích hợp cần có thêm tiến trình tự học và bồi dưỡng kiến thức để đáp ứng chương trình (Ảnh minh họa: Bảo Thanh).
Bởi vì, một giáo viên chuyên giảng dạy môn Vật lý, hoặc Hóa học hay bất kỳ môn học nào, có thể 10-20 năm đứng lớp còn chưa chắc đã trở thành giáo viên giỏi, mà bây giờ yêu cầu giáo viên phải tự học thêm 1-2 môn nữa với những kiến thức thời phổ thông đã trôi qua nhiều năm. Thật sự là "đánh đố"!
Đáng lẽ, ngay từ đầu, chúng ta phải xác định rõ lộ trình, nếu đã biên soạn và phát hành sách giáo khoa mới thì phải đảm bảo đào tạo được giáo viên đáp ứng chương trình mới, sách mới.
Thứ hai, phải nghiên cứu tích hợp kiến thức thực sự, phân chia theo từng chủ đề, chuyên đề..., chứ không phải chỉ là sự lắp ghép cơ học như hiện nay".
"Nếu trường nào "áp" cho giáo viên thực hiện theo đúng quy định, thì sẽ xảy ra nhiều vấn đề. Một là, nếu dạy theo tiến trình, sẽ có giáo viên một tuần phải dạy 30-40 tiết mà tuần khác lại không có tiết nào. Thứ hai, dạy theo cách chia từng phân môn, tức là giáo viên Vật lý sẽ dạy kiến thức Lý, giáo viên Hóa học sẽ dạy kiến thức Hóa, giáo viên Sinh học sẽ dạy kiến thức Sinh, như vậy, lại không thực hiện đúng tinh thần của chương trình tích hợp" - vị Hiệu trưởng phân tích.
Nữ Hiệu trưởng cho hay: "Cũng có ý kiến rằng sẽ "dạy được", tất nhiên là sẽ dạy được, kể cả đưa giáo viên dạy Vật lý sang dạy Ngữ văn, hay đưa giáo viên Ngữ văn sang dạy Toán cũng vẫn được, vì có sách giáo khoa rồi, cứ theo đó mà hướng dẫn, nhưng kiến thức ngoài sách thì sao?
Có rất nhiều cách dạy để nói rằng "dạy được", nhưng quả thực, nếu như giáo viên mà không có kiến thức, sẽ không mang lại hiệu quả, nếu không muốn nói rằng, sẽ làm hỏng cả một thế hệ học sinh".
Để một giáo viên dạy trọn vẹn môn tích hợp, phải có độ "trễ" một năm
Vị nữ Hiệu trưởng cũng cho biết: "Trong một cuộc họp với lãnh đạo Sở, Phòng, tôi đã đứng lên thú nhận rằng: " Tôi không cho giáo viên dạy theo đúng trình tự sách giáo khoa...".
Tôi lấy ví dụ, hiện tại, việc tích hợp môn Khoa học tự nhiên vẫn chỉ là sự lắp ghép cơ học, các kiến thức vẫn bị rời rạc từng chương, ứng với các môn khác nhau về Hóa học, Vật lý hay Sinh học.
Vì vậy, nếu bây giờ, bắt giáo viên phải dạy theo đúng trình tự sách giáo khoa (dạy nối tiếp), sẽ xảy ra tình trạng, một giáo viên có thể tuần này dạy 30 tiết, 40 tiết, nhưng tuần sau lại không dạy tiết nào".
Trước đây, có thời điểm quy định giáo viên không được dạy chéo môn, nhưng cách "tích hợp" như hiện tại đang biến là giáo viên trở thành dạy chéo môn. (Ảnh minh họa: Bảo Thanh).
Theo vị Hiệu trưởng, năm học 2021-2022, nhà trường không triển khai môn tích hợp theo hướng đó: "Năm học trước, tôi phân công giáo viên dựa trên thời lượng số tiết của 3 bộ môn Lý - Hóa - Sinh, để làm sao cân đối được giáo viên. Mỗi giáo viên của phân môn nào dạy phân môn đó, đảm bảo dạy được số tiết tương ứng với nhau trong một tuần.
Như vậy, trong năm học 2021-2022, các giáo viên phụ trách môn tích hợp vừa tiến hành dạy song song, vừa kết hợp đi bồi dưỡng thêm, thậm chí, giáo viên trong các tổ bộ môn sẽ dạy nhau. Để đến năm học này, khi chương trình giáo dục phổ thông 2018 triển khai đến lớp 7, thì nhà trường qua quá trình làm quen một năm trước, đã có thể cho một giáo viên dạy cả 3 phân môn của môn tích hợp, nhưng chỉ mới áp dụng được với khối lớp 6.
Đặc biệt, chúng tôi cũng để giáo viên các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, tự xung phong. Thầy cô nào tự tin có thể dạy cả 3 phân môn, sẽ xếp vào dạy môn tích hợp.
Nhưng với lớp 7, nhà trường vẫn chưa thể thực hiện được một giáo viên dạy trọn vẹn cả môn tích hợp. Nhà trường vẫn xếp riêng từng phân môn, sau đó, căn cứ theo thời lượng của các phân môn để thay đổi, điều chỉnh thời khóa biểu, tức là, giáo viên môn nào, vẫn đảm nhiệm nội dung phân môn đó.
Nói chung, độ "trễ" với mỗi khối lớp là một năm. Như năm nay chương trình giáo dục phổ thông mới triển khai đến lớp 7, chúng tôi mới bố trí được giáo viên tích hợp khối 6, các năm sau với từng khối cũng sẽ có thời gian trễ như vậy".
6 giải pháp gỡ rối cho các môn học tích hợp ở cấp trung học cơ sở Các môn học tích hợp đã thực hiện gần một nửa chặng đường mà giáo viên chưa được bồi dưỡng kiến thức dạy tích hợp là một bất cập rất lớn. Từ năm học 2020-2021, ngành Giáo dục bắt đầu triển khai giảng dạy lớp đầu tiên đối với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nếu so với cấp tiểu học, trung...