Hòa Bình: Kế hoạch tổ chức hội thi GV dạy giỏi cấp THCS, THPT năm học 2022-2023
Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS và cấp THPT năm học 2022-2023 tại tỉnh Hòa Bình dự kiến tổ chức vào tháng 1 và tháng 2/2023.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình đã ban hành Kế hoạch tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông tỉnh Hòa Bình năm học 2022-2023.
Theo đó, đối tượng tham gia Hội thi là giáo viên biên chế dạy các môn Toán, Địa lý, Công nghệ, Giáo dục thể chất, giảng dạy tại các trường tiểu học và trung học cơ sở; trung học cơ sở; phổ thông dân tộc bán trú; phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở; phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông; trung học phổ thông.
Mỗi trường được cử 1 giáo viên/môn học; mỗi phòng Giáo dục và Đào tạo được chọn cử 2 giáo viên/môn.
Điều kiện với đối tượng dự thi là phải đảm bảo đạt chuẩn nghề nghiệp của năm học 2021-2022 ở mức khá trở lên, và đáp ứng tiêu chuẩn 2 được quy định tại Thông tư 20/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông đạt mức Tốt.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: nguồn vov.vn
Về nội dung và hình thức thi, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình cho hay, giáo viên sẽ trình bày một biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của cá nhân tại trường đang công tác. Tiếp đó là phần thực hành dạy 1 tiết học tại trường tổ chức Hội thi.
Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh phải đảm bảo phần thực hành tiết dạy, tổ chức hoạt động giáo dục được ít nhất 2/3 số giám khảo đánh giá loại Giỏi, không có giám khảo đánh giá loại trung bình trở xuống; phần trình bày biện pháp được ít nhất 2/3 số giám khảo đánh giá mức Đạt.
Đối với cấp trung học cơ sở, thời gian thi từ ngày 4/1/2023 đến ngày 7/1/2023. Địa điểm thi tại một số trường nằm trên địa bàn huyện Kim Bôi.
Đối với cấp trung học phổ thông, thời gian thi từ ngày 13/2/2023 đến ngày 16/2/2023. Địa điểm thi tại nhà đa năng Trường Trung học phổ thông chuyên Hoàng Văn Thụ.
Hòa Bình: Triển khai phổ biến chương trình GDTX cấp THPT đến toàn thể giáo viên
Sở GD&ĐT Hòa Bình chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu, triển khai phổ biến tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên về chương trình GDTX cấp THPT.
Ngày 26/7/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 12/2022/TT-BGDĐT về .
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình vừa có văn bản số 2014/SGD&ĐT-CTTT&GDTX,CN đề nghị Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh; Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố thuộc tỉnh tổ chức nghiên cứu, triển khai, phổ biến tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của trung tâm nội dung Thông tư 12/2022/TT-BGDĐT.
"Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các trung tâm phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo để xem xét giải quyết", Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình cho hay.
Lớp học tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình (Ảnh: Báo Hòa Bình)
Nội dung chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông đã nêu những vấn đề chung trong thực hiện chương trình này như: mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực; kế hoạch giáo dục; định hướng về nội dung giáo dục; định hướng về phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá; điều kiện thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông; phát triển chương trình; giải thích thuật ngữ của chương trình. Thông tư 12 cũng nêu cụ thể nội dung chương trình các môn học.
Cụ thể, các môn học bắt buộc gồm 7 môn học, trong đó: Ngữ văn, Toán, Lịch sử là 3 môn học bắt buộc và 4 môn học lựa chọn trong số các môn học Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Công nghệ.
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc. Ngoài ra còn có các môn học, hoạt động tự chọn gồm Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc thiểu số, Nội dung giáo dục địa phương.
Về thời lượng giáo dục, thời gian học của mỗi năm học là 35 tuần/lớp. Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút.
Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông được thực hiện trong 3 năm học, bắt đầu từ lớp 10, lớp 11 và lớp 12. Học viên vào học lớp 10 phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở theo hình thức chính quy hoặc giáo dục thường xuyên.
Sôi nổi các hoạt động thể thao học đường Với sự quan tâm, đầu tư và phối hợp chặt chẽ giữa Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) An Giang, công tác giáo dục thể chất và phong trào thể dục - thể thao (TDTT) trong trường học có bước phát triển mạnh mẽ. Qua đó, tạo sân chơi lành mạnh, rèn luyện...