Hòa Bình: Đánh giá thực trạng bạo lực học đường
Sở GD&ĐT và Công an tỉnh Hòa Bình vừa thống nhất ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác phối hợp khảo sát, đánh giá thực trạng bạo lực học đường và vi phạm pháp luật ở các cơ sở giáo dục tại các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.
Ảnh minh họa/internet
Theo kế hoạch, Sở GD&ĐT và Công an tỉnh sẽ đánh giá kết quả phối hợp trong công tác phòng, chống bạo lực học đường và vi phạm pháp luật ở các cơ sở giáo dục trong thời gian qua trên các phương diện như:
Công tác phối hợp tuyên truyền vận động phòng, chống bạo lực học đường và vi phạm pháp luật ở các cơ sở giáo dục trong thời gian qua. Nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của các Cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên….
Việc tổ chức hội nghị, hội thảo nhằm phân tích nguyên nhân, khó khăn, vướng mắc và những bất cập trong công tác quản lý, giáo dục, xử lý các hành vi vi phạm và đề xuất phương pháp ngăn chặn.
Công tác duy trì và nhân rộng mô hình liên quan đến an ninh trật tự tại các cơ sở giáo dục. Đánh giá công tác đấu tranh xử lý hành vi vi phạm, công tác phối hợp giữa hai ngành. Nêu rõ một số trường học để xảy ra nhiều vụ vi phạm; đề xuất giải pháp thời gian tới và kiến nghị.
Việc đánh giá phải trên tinh thần đúng tình hình, kết quả công tác phối hợp khảo sát, thực trạng bạo lực học đường và vi phạm pháp luật ở các cơ sở giáo dục; qua kiểm tra làm rõ những ưu điểm đế phát huy; đồng thời phát hiện những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân để có giải pháp, biện pháp khắc phục.
Qua đó nhằm có những đánh giá khách quan nhất về thực trạng bạo lực học đường và vi phạm pháp luật ở các cơ sở giáo dục hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh, từ đó chủ động nghiên cứu, phối hợp và đề xuất các phương hướng đế giải quyết thực trạng trên.
Việc kiếm tra đánh giá phải khách quan, đảm bảo thiết thực, tránh hình thức và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong đoàn kiểm tra của Sở GD&ĐT và Công an tỉnh.
Video đang HOT
Minh Phong
Theo giaoducthoidai.vn
Quan điểm, ứng xử của không ít phụ huynh về thầy cô đang lệch lạc
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Quý Đức, những cú "dội" từ xã hội, từ nền kinh tế thị trường đang khiến văn hóa ứng xử giữa phụ huynh và giáo viên lệch chuẩn.
Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển thở dài khi nói về câu chuyện buồn của giáo dục những ngày qua. Đó là bạo lực học đường.
Ông nhấn mạnh: "Tôi không tán thành việc phạt, đánh học trò. Việc cô giáo bắt học trò uống nước giẻ lau là điều không thể chấp nhận được".
Tình trạng ăn miếng trả miếng trong nhà trường thấy rõ khi phụ huynh bắt cô giáo quỳ gối, học sinh đâm thủng bụng thầy giáo...
Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Quý Đức.
Phó giáo sư Đức cho rằng, để tình trạng bạo lực học đường diễn ra hiện nay cũng có lỗi của thầy cô. Thầy cô hành hung, xét nét, thậm chí làm việc tiêu cực với học trò.
Tuy nhiên, dư luận, phụ huynh mấy nay đang dồn về đổi lỗi cho giáo viên mà quên đi vai trò của chính phụ huynh trong việc giải quyết vấn đề.
Phó giáo sư Đức nêu quan điểm, từ những vụ việc trong thời gian qua cho thấy, sự lệch chuẩn không chỉ diễn ra ở mỗi học sinh, giáo viên mà còn ở chính phụ huynh.
Hiện nay, các gia đình sinh ít con nên họ sót con. Họ không cho ai phép quyền động vào con của họ. Dù chỉ là nói nặng hay bắt đứng xó.
Bên cạnh đó, chúng ta đang giáo dục quá đề cao quyền này, quyền kia, sự dân chủ trong trường học đến mức họ không hiểu, nhận ra thế nào cho đầy đủ, đúng.
"Sự dân chủ trong trường học là sự tham gia của học sinh, ứng xử của giáo viên và ứng xử của phụ hynh.
Tất cả tình huống diễn ra trong thời gian gần đây là những hiện tượng cho xã hội nhìn thấy sự lệch chuẩn trong trường học", Phó giáo sư Đức nói.
Đặt trong bối cảnh, đạo đức xã hội của chúng ta hiện nay cho thấy, thầy cô không được tôn trọng, học sinh không được tôn trọng.
"Một nền giáo dục triết lý không rõ ràng. Vị thế của người thầy hiện nay đã mất đi", Phó giáo sư Đức nhận định.
Vị Phó giáo sư viện dẫn, các cụ xưa đã dạy:
"Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy"
Nhưng điều này giờ không còn được xem trọng.
Phó giáo sư chia sẻ thực tế hiện nay, học trò phản ứng thầy, phụ huynh phản ứng thầy. Thậm chí còn phản ứng tiêu cực hơn là gây ảnh hưởng đến tính mạng thầy, cô giáo của mình.
Ngoài nguyên nhân vị thế của người thầy mất đi, đặt trong bối cảnh xã hội hiện nay, theo Phó giáo sư Đức, giáo dục, bạo lực học đường trong trường học cũng không thoát khỏi tâm lý xã hội đang có những bức xúc.
Và họ nhằm vào nơi yếu nhất của xã hội, ít được bảo vệ nhất là thầy giáo và thầy thuốc để xả bực dọc.
Một điểm nữa theo Phó giáo sư Đức, đáng quan ngại nhất trong văn hóa ứng xử giữa phụ huynh và giáo viên là nhiều phụ huynh có tiền cho con đi học biến thầy giáo thành "tay sai".
"Họ coi giáo viên như những người làm thuê cho con họ chứ không phải làm thầy", Phó giáo sư Đức nói.
"Nền kinh tế thị trường dội vào giáo dục, phụ huynh cảm thấy họ đang bỏ tiền mua thầy.
"Thầy" như là một thứ dịch vụ xã hội, họ có thể mua được thầy, thì họ có thể sai khiến, hành hung thầy là chuyện bình thường", Phó giáo sư Đức buồn bã nhận định.
Thực sự mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên khiến ông lo ngại.
Nếu không có sự tôn trọng lẫn nhau giữa phụ huynh và giáo viên, họ khó có thể hợp tác để cùng nhau dạy trẻ nên người.
Theo giaoduc.net.vn.
Có cha mẹ "bảo kê" nên trẻ chẳng sợ gì nữa Trò còn nhỏ thấy ba mẹ giận dữ với thầy cô là hiểu rằng mình đang được bênh vực. Những đứa trẻ này đã biết thể hiện sự đắc chí ngay sau đó với chính thầy cô. LTS: Trước sự bảo bọc, chở che của phụ huynh đã khiến một số em học sinh trở nên tự đắc với chính các thầy cô...