Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực khu công nghiệp
Sở GD&ĐT Cần Thơ xây dựng kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020″, giai đoạn II (2018-2020).
ảnh minh họa
Yêu cầu 100% các nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất tại quận Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt, Ninh Kiều, Cái Răng được cấp phép và tham gia đầy đủ các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn.
Video đang HOT
70% trở lên trẻ dưới 36 tháng tuổi con em của công nhân thuộc các khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thuộc các quận Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt, Ninh Kiều, Cái Răng được đến trường và các nhóm trẻ độc lập tư thục.
Giai đoạn I (năm 2018): Tiếp tục triển khai các hoạt động hỗ trợ nhằm kiện toàn, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục có đông con em của công nhân ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất tại quận Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt, Cái Răng. Hiện nay toàn thành phố có 20 nhóm, trong đó phát triển mới có từ 4-6 nhóm (Quận Thốt Nốt 8 nhóm, Bình Thủy 5 nhóm, Ô Môn 5 nhóm, Cái Răng 2 nhóm)…
Giai đoạn II (từ năm 2019 đến năm 2020): Tiếp tục duy trì các hoạt động theo kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020″, giai đoạn II (2018-2020) tại quận Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt, Cái Răng.
Theo Giaoducthoidai.vn
Phấn đấu đến 2030 có khoảng 40% cơ sở giáo dục là tư thục
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu ban Chấp hành Trung ương khóa XII về việc sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TBXH đang trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch phát triển mạng lưới giáo dục nghề nghiệp.
Bộ LĐ-TBXH sẽ đẩy mạnh mạng lưới cơ sở giáo dục tư thục để phấn đấu đến 2030 có khoảng 40% cơ sở giáo dục là tư thục
Song song với đó, Bộ sẽ phối hợp với các địa phương để triển khai xây dựng các đề án ở cấp tỉnh và cấp ngành.
Được biết, năm 2017, công tác tuyển sinh đã được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Bộ LĐ - TBXH tích cực triển khai, ước đạt 2,2 triêu ngươi, trong đó tuyển sinh trình độ cao đẳng và trung cấp là 540 nghìn người, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng khoảng 1.660 nghìn người.
Công tác đào tạo được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai theo hướng đổi mới chương trình và phương thức đào tạo theo mô đun, tín chỉ hoặc kết hợp giữa mô đun và tín chỉ. Nội dung, chương trình đào tạo được xây dựng với sự tham gia của các doanh nghiệp, quá trình đào tạo được gắn kết với các doanh nghiệp đảm bảo cho học sinh, sinh viên có những kiến thức, kỹ năng bám sát theo yêu cầu của người sử dụng lao động, của khoa học, công nghệ.
Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Lê Quân, năm 2018, trong lúc chờ Thủ tướng ban hành Quy hoạch tổng thể, những trường nào trong 3 năm vừa qua chỉ tiêu tuyển sinh không hiệu quả, dưới 50% chỉ tiêu được giao sẽ xem xét tái cấu trúc. Sát nhập vào các trường khác để tạo điều kiện cho việc cường cơ sở vật chất để hình thành lên mạng lưới các trường trọng điểm chất lượng cao.
Trong một số trường hợp, các trường có cơ sở vật chất và một số điều kiện khác không đáp ứng nếu sát nhập về cơ sở khác mà không khả thi thì sẽ giải thể. Về cơ bản sẽ thực hiện theo lộ trình.
Mục tiêu đến 2020 có khoảng 100 trường cao đẳng chất lượng cao đạt chuẩn và đến 2030 sẽ là 200 trường. Bên cạnh đó đẩy mạnh mạng lưới cơ sở giáo dục tư thục để phấn đấu đến 2030 có khoảng 40% cơ sở giáo dục là tư thục.
Theo Giaoducthoidai.vn
Giáo viên mầm non được xếp lương ở chức danh hạng IV Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 06/2018/NĐ-CP trong đó quy định rõ chính sách đối với 4 đối tượng giáo viên mầm non. ảnh minh họa Theo Nghị định số 06/2018/NĐ-CP, giáo viên mầm non (bao gồm cả phó hiệu trưởng) làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong định mức giáo viên được cấp có thẩm quyền phê...