Hỗ trợ nền tảng internet tốc độ cao cho học trực tuyến
Ngày 7/9, trong ngày học thứ 2 của năm học 2021 – 2022, tình hình nghẽn mạng, rớt mạng khi thầy trò dạy và học trực tuyến chưa có nhiều cải thiện.
Tuy nhiên, nhiều nhà trường đã chuẩn bị phương án, kế hoạch để chủ động trong các hoạt động dạy và học.
Học sinh trường THCS Ngô Quyền học trực tuyến tại nhà. Ảnh: Thanh Hải
Vướng đâu, gỡ đó
Chị Ngô Mỹ Hạnh, trú tại huyện Đan Phượng, Hà Nội bộc bạch: “Ngày thứ hai vào năm học mới, mạng vẫn phập phù trong giờ học trực tuyến của con. Khi con trai tôi đang học Toán, cô dạy rất hay và sôi nổi làm cả lớp vui vẻ, hào hứng phát biểu. Giơ tay đến lần thứ 5, con mới được gọi trả lời nhưng đang nói thì tài khoản bị out làm cậu bé tụt hứng, mặt ỉu xìu. Đã thế, con cố gắng đăng nhập lại để trả lời tiếp thì không thực hiện được ngay. Điều này khiến con buồn cả buổi sáng. Không hiểu tình trạng mạng chậm, mạng rớt kéo đến bao giờ!”.
Video đang HOT
Theo lời kể của nhiều học sinh (HS), phụ huynh và giáo viên thì với phần mềm Zoom, sự cố nghẽn mạng vẫn xảy ra với cả cô và trò trong sáng 7/9. Nếu mạng lỗi, chậm với một HS, các bạn khác vẫn học được nhưng mạng lỗi ở phía cô giáo thì ảnh hưởng đến cả lớp, bài học không hoàn thành trong khung giờ quy định. Để ứng phó, nhiều thầy cô đã đăng ký với Ban giám hiệu sẽ thống nhất với lớp để dạy bù vào thời điểm thích hợp. “Việc dạy bù là việc cả giáo viên và HS đều không muốn nhưng khi tình trạng rớt mạng thường xuyên xảy ra như hiện tại, dạy bù là tình huống bất đắc dĩ phải thực hiện”- một cô giáo nói.
Cô Nguyễn Thị Huyền, giáo viên trường Tiểu học Trường Yên, huyện Chương Mỹ cho biết: “Sáng 7/9, các giáo viên trong trường đã chuyển hết từ dạy qua Zoom sang dạy bằng phần mềm Google Meet. Quả nhiên khác bên Zoom, phần mềm này chạy ổn định hơn nhiều; hầu như cô không phải dừng lại để khắc phục sự cố về đường truyền nữa”.
Trong năm học 2021 – 2022, xác định học trực tuyến không phải là giải pháp tình thế mà sẽ lâu dài, ổn định trong dịch bệnh, Bộ GD&ĐT đã xem xét, nhìn nhận thấu đáo, đưa ra nhiều quyết sách để ứng phó và tháo gỡ. Dù vậy, hệ thống mạng gặp trục trặc khi học trực tuyến là tình trạng phổ biến ở Hà Nội trong hai ngày qua khiến giáo viên cũng như phụ huynh, HS tâm tư, lo lắng. Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết: Ngay ở giai đoạn đầu triển khai học trực tuyến, Sở GD&ĐT đã trao đổi với các đơn vị viễn thông giữ ổn định đường truyền, tạo điều kiện để các em HS học tập cũng như hướng dẫn các trường trong thực hiện nhiệm vụ dạy – học online. Để chủ động khắc phục tình trạng nghẽn mạng, các trường nên chủ động bố trí khung thời gian hợp lý; sắp xếp thời khóa biểu từng khối lớp theo lịch học sáng – chiều khác nhau để giảm mật độ truy cập vào cùng một thời điểm.
Hỗ trợ hạ tầng số tốc độ cao cho trường học
Theo PGS Nguyễn Xuân Thành – Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT), thực hiện kế hoạch năm học trong bối cảnh đặc biệt, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các cấp học rà roát điều chỉnh nội dung dạy học, đảm bảo chương trình nhưng tinh giản nội dung. Nguyên tắc tinh giản là không vượt quá yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình hiện hành, tích hợp một số nội dung thành các chủ đề, điều chỉnh các nội dung trùng lặp giữa các môn học và hoạt động giáo dục; không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung được hướng dẫn là không dạy, đọc thêm, không làm, không thực hiện, không yêu cầu…
Song song với việc này, dạy học trực tuyến làm sao để đảm bảo chất lượng, không quá tải cũng là một yêu cầu. Bộ GD&ĐT đã có văn bản dạy học trực tuyến trên internet và truyền hình và tới đây, Bộ tiếp tục tập huấn giáo viên về kỹ năng dạy học trực tuyến trên tinh thần khắc phục những hạn chế còn tồn tại. Tinh thần là các nhà trường tổ chức dạy trực tuyến theo cách tăng cường, giao cho HS tự học nhiều hơn; tương tác nhiều hơn, giúp giảm căng thẳng và thời gian ngồi trước màn hình.
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho học trực tuyến, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có chỉ đạo về xây dựng và triển khai Chương trình “sóng và máy tính cho em”. Theo đó, Thủ tướng giao Bộ TT&TT ban hành hướng dẫn về sử dụng an toàn các phần mềm, công cụ dạy học trực tuyến; chỉ đạo các tập đoàn, DN viễn thông, công nghệ thông tin nghiên cứu, phát triển các giải pháp, nền tảng dạy và học trực tuyến, học liệu số; hỗ trợ các nhà trường, học sinh, giáo viên tiếp cận hạ tầng số, dịch vụ truy nhập internet tốc độ cao an toàn, dễ sử dụng. Đồng thời chỉ đạo các DN viễn thông xem xét miễn giảm giá cước truy cập internet cho học sinh, sinh viên và giáo viên, giá cước sử dụng giải pháp phục vụ giáo dục, đào tạo và quản lý giáo dục cho các nhà trường, giá dịch vụ thuê máy chủ, băng thông phục vụ đào tạo từ xa cho các trường đại học.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GD&ĐT chỉ đạo các nhà xuất bản cung cấp sách giáo khoa (cả bản điện tử) đầy đủ, thuận lợi cho học sinh khi bước vào năm học mới, nhất là tại các địa phương tổ chức học trực tuyến. Hướng dẫn xây dựng hệ thống đề thi, bài kiểm tra, ngân hàng câu hỏi phục vụ tổ chức thi, kiểm tra đánh giá theo hình thức trực tuyến một cách phù hợp.
Tài trợ hơn 37 tỷ đồng học bổng cho học sinh toàn quốc học trực tuyến
Ngày 10/5/2021, iSMART Education cho biết sẽ tài trợ hơn 37 tỷ đồng học bổng cho toàn bộ học sinh theo học chương trình iSMART trên toàn quốc, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 làm gián đoạn việc học.
Học sinh học trực tuyến để tạm dừng đến trường, nhưng không dừng học.
Theo đó, mỗi học sinh iSMART vốn đang có tài khoản iTO Basic sẽ nhận được suất học bổng nâng cấp lên tài khoản iTO Advance trong 3 tháng với trị giá 450.000đ (150.000đ/tháng). Hệ thống iTO sẽ tự động cập nhật nâng cấp tài khoản cho học sinh ngay sau khi các em bắt đầu học online.
Hiện nay, iSMART Education đang là đơn vị duy nhất thực hiện được việc số hoá bài giảng và cung cấp hệ thống học tập, kiểm tra... trực tuyến cho học sinh theo học chương trình tiếng Anh qua môn Toán và Khoa học.
Mỗi học sinh đều được cấp quyền sử dụng tài khoản iTO Basic. Với tài khoản này học sinh được ôn luyện tiếng Anh qua môn Toán và Khoa học, theo dõi báo cáo học tập; chơi game học tập; tham gia các chủ đề bổ trợ miễn phí.
Còn với tài khoản iTO Advance được nâng cấp lần này, ngoài các tính năng trên sẽ có thêm các tính năng được mong chờ là: học từ vựng, tham gia toàn bộ chủ đề bổ trợ, ôn luyện kiến thức qua nhiệm vụ và thử thách...
Ngoài việc nâng cấp tài khoản iTO Basic, iSMART còn duy trì và đầu tư thêm nhiều kênh hỗ trợ học sinh vượt qua mùa dịch cũng như giúp các em có một mùa hè chơi mà học bổ ích, lý thú như các kênh chat trên nền tảng web, mạng xã hội, tổng đài tư vấn, email...
iTO là hệ thống bổ trợ tiếng Anh trực tuyến dành cho học sinh đang theo học chương trình học tiếng Anh qua môn Toán và Khoa học sử dụng bài giảng số iSMART. Bài giảng số iSMART được chứng nhận kiểm định với Danh hiệu Sao Khuê 2020 dành cho sản phẩm công nghệ xuất sắc nhất trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo. Đây cũng là chương trình Bài giảng số đầu tiên và duy nhất đạt tiêu chuẩn kiểm định của Viện Nghiên cứu Giáo dục Trường ĐH Sư phạm TP HCM.
Hệ thống bổ trợ tiếng Anh trực tuyến iTO có hơn 10.000 chủ đề học tập và hơn 500 trò chơi tương tác trí tuệ thú vị giúp học sinh tự củng cố những kiến thức đã được học và chủ động rèn luyện, nâng cao những kiến thức mới. Qua các bài kiểm tra trực tuyến, hệ thống bổ trợ tiếng Anh trực tuyến iTO sẽ giúp đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh. Đồng thời, phụ huynh cũng có thể theo sát tiến độ học tập của con nhờ vào báo cáo học tập chi tiết hàng ngày.
Ông Trương Minh Châu - Giám đốc Đào tạo iSMART Education cho biết: Năm học 2020 -2021 là một năm học "đặc biệt" với đầy khó khăn và thách thức cho ngành giáo dục khi phải đối mặt và chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19.
Trong đó, nhiều lần xảy ra tình trạng gián đoạn việc dạy và học của đội ngũ giáo viên và học sinh. Điều này chưa từng có trong tiền lệ của ngành giáo dục. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, iSMART Education nhận thấy vai trò của mình cần phải đồng hành cùng phụ huynh và học sinh. Với hệ thống bổ trợ tiếng Anh trực tuyến iTO, iSMART Education tin rằng, đây sẽ là một công cụ đắc lực giúp các em học sinh được ôn tập và rèn luyện để nâng cao kiến thức kể cả lúc ở nhà.
Thực hiện 'nhiệm vụ kép' đảm bảo chất lượng tốt nghiệp THPT Chia lớp đảm bảo giãn cách để tiếp tục hoàn thành chương trình năm học và ôn tập cho học sinh lớp 12, các trường THPT tại Quảng Ninh từng ngày nỗ lực hướng tới Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 an toàn, chất lượng. Cô trò Trường THPT Quảng La, TP Hạ Long trong giờ học sáng ngày 10/5 Thầy trò...