Hỗ trợ gần 2.000 dự án khởi nghiệp của thanh niên
Trong bối cảnh dịch Covid-19, thiên tai, mưa lũ diễn biến phức tạp, các cấp Hội LHTN Việt Nam trên cả nước vẫn hoàn thành vượt chỉ tiêu nhiều nhiệm vụ như hỗ trợ gần 2.000 dự án khởi nghiệp thanh niên; giới thiệu việc làm cho hơn 437 nghìn bạn trẻ; xây dựng gần ba nghìn mô hình hỗ trợ thanh niên yếu thế.
Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn phát biểu ý kiến tại Hội nghị.
Chiều 7-1, tại đầu cầu Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị Ủy ban T.Ư Hội LHTN Việt Nam lần thứ tư, khóa VIII, nhiệm kỳ 2019-2024, bằng hình thức trực tuyến, dưới sự điều hành của đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam.
Theo các báo cáo tại Hội nghị, năm vừa qua, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, thiên tai, mưa lũ diễn biến phức tạp, công tác Hội và phong trào thanh niên cả nước vẫn đạt nhiều kết quả tích cực, thể hiện rõ nét qua ba trọng tâm: Phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi”; Chương trình “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”; Chương trình “Xây dựng Hội LHTN Việt Nam vững mạnh”…
Trong năm 2020, các cấp bộ Hội LHTN Việt Nam đã hoàn thành vượt chỉ tiêu nhiều nhiệm vụ như: hỗ trợ gần 2.000 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thanh niên; giới thiệu việc làm cho hơn 437 nghìn thanh niên, trong đó hơn 208 nghìn bạn trẻ có việc làm ổn định; vận động thanh niên hiến hơn 504 nghìn đơn vị máu; xây dựng gần ba nghìn mô hình hỗ trợ thanh niên yếu thế…
Video đang HOT
Hội nghị cũng thẳng thắn nhìn nhận các mặt hạn chế, tồn tại về việc 6/10 chỉ tiêu công tác năm 2020 chưa đạt; nhiều chương trình, hoạt động không được tổ chức, phải thay đổi quy mô do ảnh hưởng dịch Covid-19; công tác kết nối, định hướng, hỗ trợ các câu lạc bộ, đội, nhóm tình nguyện có nơi, có chỗ chưa chủ động, kịp thời, hiệu quả; công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên tín đồ tôn giáo, thanh niên các khu công nghiệp, chế xuất hiệu quả chưa cao…
Hội nghị cũng đã thông qua chủ đề công tác Hội và phong trào thanh niên cả nước năm 2021 là “Thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”, với một số chỉ tiêu trọng tâm, tiêu biểu như: 100% Hội cấp huyện trở lên triển khai ít nhất hai hoạt động tạo môi trường sáng tạo cho thanh niên; 100% Hội cấp tỉnh tổ chức ít nhất hai hoạt động trang bị kiến thức khởi nghiệp cho thanh niên; mỗi hội viên Hội LHTN Việt Nam tham gia ít nhất hai hoạt động tình nguyện.
Mừng vì được giảm giá điện lần hai
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trên cả nước trong bối cảnh dịch Covid-19, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tiếp tục thực hiện giảm giá tiền điện trong ba tháng 10, 11, 12-2020.
Đây được đánh giá là một gói hỗ trợ trực tiếp, kịp thời và hiệu quả, giúp người dân giảm bớt khó khăn về tài chính.
Người dân vui mừng vì được hỗ trợ giảm giá tiền điện.
Chính sách kịp thời
Nhận được tin nhắn giảm gần 200 nghìn đồng tiền điện cho hóa đơn tháng 10,11,12-2020, chị Đỗ Thị Hà (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, do gia đình có con nhỏ, mỗi tháng, nhà chị dùng hết gần 300 số điện với số tiền lên đến gần 700 nghìn đồng. Do đó, nếu được giảm 10%/tháng thì số tiền được giảm giá lần này là số tiền khá lớn với gia đình chị, giúp phần nào giảm bớt khó khăn, nhất là trong giai đoạn chị đang nghỉ thai sản.
Những ngày này, người tiêu dùng đã đồng loạt nhận được tin nhắn thông báo số tiền được khấu trừ do chính sách hỗ trợ khách hàng đợt hai do Covid-19 trong ba tháng cuối của năm 2020. Số tiền này sẽ được hoàn trả cùng thời điểm thu tiền hóa đơn các tháng kế tiếp. Theo ghi nhận của phóng viên, hầu hết người tiêu dùng đều rất phấn khởi với thông tin này bởi đây là một gói hỗ trợ trực tiếp, kịp thời và hiệu quả, giúp họ giảm bớt khó khăn về tài chính.
Chung niềm vui với nhiều khách tiêu dùng lẻ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được hỗ trợ giảm giá tiền điện đợt hai cũng rất phấn khởi. Là doanh nghiệp chuyên sản xuất inox, lượng tiêu thụ điện hàng tháng khá lớn, nhận được tin giảm giá điện trong ba tháng, ông Nguyễn Văn Chiến, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Hải Anh (Thường Tín, Hà Nội) cho biết: Hằng tháng công ty sử dụng hết khoảng gần 100 triệu đồng tiền điện. Như vậy, nếu được giảm 10% trong 3 tháng thì tổng số tiền công ty được giảm khoảng hơn 30 triệu đồng.
"Đối với doanh nghiệp, số tiền được giảm giá không nhiều, tuy nhiên nó khích lệ tinh thần cho các doanh nghiệp cùng nỗ lực vượt qua khó khăn của dịch bệnh. Đồng thời, động thái này cũng thể hiện sự chung tay, đồng hành của Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp", ông Nguyễn Văn Chiến đánh giá.
Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên Chính phủ quyết định giảm giá tiền điền cho người tiêu dùng trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, song những hiệu quả thu được vẫn được đánh giá cao. Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho biết, trong lần giảm giá tiền điện đầu tiên vào tháng 4, 5, 6-2020, tất cả các doanh nghiệp và người dân đều rất hoan nghênh. Nhìn trên diện rộng với nhiều doanh nghiệp chế biến, sản xuất những mặt hàng thiết yếu thì việc cắt giảm chi phí tiền điện đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí khá lớn, lên đến hàng tỷ đồng.
"Việc tiếp tục giảm giá điện, tiền điện 10% trong ba tháng 10, 11, 12 cho người dân, và khách hàng là các cơ sở lưu trú, khách hàng có kho chứa hàng hóa trong giai đoạn hiện nay tiếp tục mang ý nghĩa rất lớn. Bởi giai đoạn hiện nay là thời điểm rất quan trọng trong quá trình phục hồi kinh tế. Hiện tại, các doanh nghiệp đều đang chạy đua để sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp cuối năm. Nhiều doanh nghiệp đang phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu, trong đó có cả nguồn nguyên liệu điện. Riêng với người tiêu dùng, nhu cầu chi tiêu cho các dịp lễ, Tết cuối năm cũng rất lớn. Chính vì vậy, việc giảm chi phí tiền điện trong thời điểm này là rất đáng quý và thiết thực cho doanh nghiệp cũng như người dân", chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh đánh giá.
Đồng ý kiến, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho hay: "Trong những tháng cao điểm cuối năm, hoạt động sản xuất tiêu thụ điện năng sẽ rất lớn, việc giảm giá tiền điện cho thấy những nỗ lực rất lớn của ngành điện trong việc chủ động ứng phó với dịch bệnh Covid-19 cũng như tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trên cả nước, góp phần vực dậy kinh tế sau đại dịch".
Nhanh chóng triển khai để người dân, doanh nghiệp được hưởng lợi
Theo Nghị quyết số 180 của Chính phủ về phương án hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 2 cho khách hàng, mới đây, Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với EVN và các bộ ngành liên quan triển khai việc thực hiện xây dựng phương án hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho khách hàng sử dụng điện nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19.
Theo đó, giá bán lẻ điện cho khách hàng sử dụng điện sinh hoạt tiếp tục giảm 10% từ bậc 1 đến bậc 4. Khách hàng là các cơ sở lưu trú du lịch và khách hàng có kho chứa hàng hóa trong quá trình lưu thông sẽ được giảm giá điện bằng mức giá bán lẻ điện áp dụng cho các ngành sản xuất.
Giảm tiền điện trực tiếp cho các cơ sở phục vụ phòng chống dịch Covid-19 mua điện từ các đơn vị thuộc EVN, các đơn vị bán lẻ điện. Theo đó, giảm 100% cho các cơ sở được dùng để cách ly, khám bệnh tập trung bệnh nhân nghi nhiễm, đã nhiễm Covid-19. Giảm 20% tiền điện cho các cơ sở y tế được dùng để khám, xét nghiệm, điều trị bệnh nhân nghi nghiễm, đã nhiễm Covid-19. Không thực hiện hỗ trợ giảm tiền điện đối với các cơ sở phục vụ phòng chống dịch bệnh Covid-19 thu phí cách ly y tế tập trung.
Theo Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công thương), trong tổng số hơn 26 triệu khách hàng sinh hoạt đang mua điện của EVN, có xấp xỉ 23 triệu khách hàng (chiếm tỉ lệ trên 85%) có mức bình quân sử dụng điện dưới 300 kWh/tháng. Phần lớn các khách hàng thuộc nhóm này là người lao động, công chức, viên chức, công nhân và người làm công ăn lương. Việc giảm tiền điện lần 2 thể hiện sự cố gắng chung tay của ngành điện cùng Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội chia sẻ trách nhiệm trong bảo đảm cuộc sống cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
"Cùng với gói an sinh xã hội hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, việc giảm giá điện và tiền điện sẽ hỗ trợ giảm bớt một phần khó khăn cho người dân nghèo, người yếu thế và doanh nghiệp do tác động của dịch bệnh. Để bảo đảm việc hỗ trợ giảm giá điện và giảm tiền điện trong thời gian ảnh hưởng của được áp dụng đúng đối tượng, đúng thời gian", ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho hay.
Nâng cao nhận thức xã hội để hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững Trước những khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp, các thành viên Hội đồng thống nhất, Việt Nam không điều chỉnh nội dung, quyết tâm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN) Chiều 4/1, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ,...