Dịch Covid-19 căng thẳng, ngành này vẫn thu về gần 13 tỷ USD, xuất siêu 10 tỷ USD
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở nhiều nước trên thế giới , năm 2020, ngành chế biến và xuất khẩu gỗ dự kiến vẫn thu về khoảng 12,5 – 13 tỷ USD.
Báo cáo tại Hội nghị giải pháp thúc đẩy sản xuất , chế biến và xuất khẩu lâm sản năm 2021 và giai đoạn 2021-2025 tổ chức tại TP.Vinh (Nghệ An) sáng 1/12, Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn cho biết, 10 tháng đầu năm 2020 giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 10,46 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ 2019, chiếm trên 30% giá trị xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp. Dự kiến, con số xuất khẩu gỗ cả năm 2020 đạt 12,5 – 13 tỷ USD.
Trong khó khăn do tác động của dịch Covid-19 , năm 2020 đã “ló ra nhiều cái khôn” của các doanh nghiệp, doanh nhân, chủ rừng và nhà quản lý trong toàn ngành, đã sáng tạo liên tục nghiên cứu thay đổi nhiều phương thức và hình thức tiếp thị, bán hàng để duy trì bạn hàng và mở rộng thị trường.
Trong bối cảnh hoạt động sản xuất của nhiều ngành kinh tế sụt giảm , nhưng ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu vẫn duy trì được tăng trưởng cao.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy sản xuất , chế biến và xuất khẩu lâm sản .
Thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc tiếp tục là những thị trường quan trọng của gỗ, lâm sản Việt Nam, ước giá trị xuất khẩu vào 5 thị trường này đạt trên 11 tỷ USD, chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó Hoa Kỳ đạt trên 6,0 tỷ USD, tăng trên 30% so với cùng kỳ năm trước.
Ngành chế biến, xuất khẩu gỗ trong thời gian qua cũng chứng kiến sự lớn mạnh của các doanh nghiệp, trong 10 tháng đầu năm 2020, đã thành lập mới 1.730 doanh nghiệp, mức vốn đầu tư bình quân 4 triệu USD/doanh nghiệp, trong đó có 33 doanh nghiệp FDI.
Điều đáng ghi nhận là, chất lượng rừng trồng được cải thiện, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích rừng trồng sản xuất.
Đến nay cả nước đã có hơn 600.000ha rừng gỗ lớn (126.175 ha rừng trồng chuyển hóa từ gỗ nhỏ sang gỗ lớn; trồng mới 489.017 ha rừng gỗ lớn) và trên 200,000 ha rừng trồng sản xuất được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản còn những tồn tại, hạn chế cần được quan tâm, khắc phục để đảm bảo phát triển bền vững.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị.
Các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu phân bố không đều trên cả nước, mà chỉ tập trung vào một số tỉnh vùng Nam Trung bộ, trong khi vùng nguyên liệu lại chủ yếu ở khu vực miền núi phía Bắc và duyên hải miền Trung, điều đó đã làm tăng chi phí vận chuyển và làm tăng giá thành sản phẩm.
Nguồn lao động thiếu, đặc biệt là lao động lành nghề, có trình độ mới chỉ chiếm hơn 40%, còn lại là lao động phổ thông, trình độ chuyên môn thấp. Nguồn nhân lực, lao động chuyên ngành chế biến gỗ từ các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng, không đủ đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.
Chất lượng nguyên liệu gỗ từ rừng trồng trong nước vẫn thấp, khai thác ở tuổi rừng non cho nguyên liệu giấy, dăm gỗ và viên nén. Nên chúng ta vẫn phải nhập khẩu trên 10 triệu m3 gỗ nguyên liệu để chế biến sản phẩm xuát khẩu dẫn đến chi phí sản xuất tăng, giảm sức cạnh tranh.
Chủ nghĩa bảo hộ của các quốc gia có xu hướng tăng, nhiều vụ kiện chống bán phá giá, trợ cấp sản phẩm giữa các doanh nghiệp chế biến gỗ; cuộc chiến thương mại giữa nhiều quốc gia tiếp tục có diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, ảnh hưởng đến kinh tế thế giới .
Doanh nghiệp chế biến gỗ ngày càng lớn mạnh.
Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, ngành chế biến và xuất khẩu gỗ đang đứng trước nhiều cơ hội lớn khi thị trường thương mại đồ nội thất của thế giới khá lớn, khoảng 450 tỷ USD giá trị thương mại/năm, trong đó khoảng 150 tỷ USD giá trị thương mại của đồ nội thất bằng gỗ. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam mới chiếm khoảng trên 6% thị phần toàn cầu nên các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng, phát triển thị phần.
Việt Nam có nhiều mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh như: viên nén, dăm gỗ, gỗ dán, gỗ ghép, đồ mộc xây dựng, ghế ngồi, các đồ nội thất và bộ phận đồ nội thất… Đặc biệt, với nhóm đồ nội thất có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong các nhóm hàng xuất khẩu gỗ và lâm sản sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định trong thời gian tới.
Việt Nam đã phê chuẩn và đang triển khai theo lộ trình của các hiệp định thương mại tự do, giúp thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng của các nước tham gia hiệp định được cắt giảm hoặc xóa bỏ, tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là những cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp gỗ Việt vươn ra thị trường thế giới .
Vì vậy, mục tiêu của ngành trong giai đoạn tới là phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản trở thành ngành mũi nhọn trong sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam; phấn đấu để Việt Nam trở thành một trong những nước đứng hàng đầu về sản xuất, chế biến và xuất khẩu gỗ, lâm sản có thương hiệu uy tín trên thị trường quốc tế.
Để đạt được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 20 tỷ USD vào năm 2025, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, ngành lâm nghiệp sẽ tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý; đảm bảo thực thi pháp luật hiệu quả.
Tiếp tục rà soát, sửa đổi bổ sung và ban hành những quy định của Nhà nước để hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của ngành như phát triển vùng nguyên liệu gỗ lớn, gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững, công nghiệp sản xuất nguyên liệu phụ trợ; thương hiệu sản phẩm gỗ và lâm sản; xây dựng và nâng cấp hệ thống hạ tầng lâm sinh; mở rộng quy mô sản xuất, chế biến gỗ là lâm sản;
Tiếp tục nâng cao công tác kiểm tra, giám sát nguồn gỗ nguyên nhập khẩu; ưu tiên nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các quốc gia có giao thương gỗ và lâm sản lớn, có nền quản trị rừng tiên tiến, thuận lợi trong quản lý, truy xuất nguồn gốc hợp pháp.
Đảm bảo nguồn nguyên liệu hợp pháp, có chất lượng cho ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu
Tiếp tục tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động để người dân, doanh nghiệp sử dụng các loại giống cây trồng có chất lượng tốt, có năng suất cao, kết hợp sản xuất gỗ nhỏ và gỗ lớn để đáp ứng cho sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
Đẩy nhanh tốc độ thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, chú trọng phát triển thương hiệu chứng chỉ rừng quốc gia; phấn đấu đến năm 2025 có 1 triệu hecta rừng trồng sản xuất tập trung được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững và đến 2030, toàn bộ diện tích rừng trồng sản xuất có chứng chỉ quản lý rừng bền vững.
Nóng: Lần đầu tiên Bộ NN&PTNT cho nhập khẩu lợn sống
Bộ NN&PTNT vừa có công văn trả lời Cục Thú y về việc nhập khẩu lợn sống từ các nước vào Việt Nam.
Theo đó, Bộ NN&PTNT đã đồng ý phương án Cục Thú y phân tích rủi ro nhập khẩu lợn sống dựa trên hồ sơ do các nước xuất khẩu cung cấp.
Được biết, đây là lần đầu tiên cơ quan chức năng Việt Nam đồng ý cho phép nhập khẩu lợn sống chính ngạch trong bối cảnh dịch Covid-19.
Hiện nay giá lợn hơi đang ở mức cao, kích thích người chăn nuôi tái đàn, tăng đàn nên nhu cầu lợn giống tăng rất cao. Trong ảnh: Một chủ trang trại vừa nhập đàn lợn hậu bị với giá 12 triệu đồng/con Ảnh: Đ.T
Công văn số 3529/BNN-VP ngày 27/5/2020, do Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến kí cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới; thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc ổn định giá thịt lợn tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá quý I/2020; xét công văn số 807 của Cục Thú y về việc nhập khẩu lợn sống từ các nước vào Việt Nam, Bộ NN&PTNT đồng ý phương án của Cục Thú y phân tích rủi ro về việc nhập khẩu lợn sống dựa trên hồ sơ do các nước xuất khẩu cung cấp.
Sau khi hoàn thành bước đánh giá hồ sơ, Cục Thú y phối hợp với các doanh nghiệp nhập khẩu liên hệ và tổ chức họp trực tuyến với cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Qua đó trao đổi về những vướng mắc, thu thập các thông tin còn thiếu nhằm hoàn thiện quá trình phân tích rủi ro nhập khẩu, thỏa thuận điều kiện vệ sinh thú y và mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu.
Các doanh nghiệp nhập khẩu lợn sống phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về kiểm dịch nhập khẩu, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc trong nước. Thực hiện quy định cách ly kiểm dịch lợn sống nhập khẩu 30 ngày.
Cũng theo công văn này, sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, việc kiểm dịch nhập khẩu lợn sống từ các nước vào Việt Nam sẽ được thực hiện theo đúng quy định và trình tự hiện hành.
Trao đổi với PV Dân Việt chiều 28/5, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến xác nhận: Đây là lần đầu tiên nước ta cho phép nhập khẩu chính ngạch lợn sống.
Sở dĩ việc cho phép nhập khẩu cả lợn sống là do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, giá lợn hơi và giá thịt lợn trong nước liên tục tăng ở mức cao, khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng cao.
"Việc nhập khẩu lợn sống sẽ được kiểm soát chặt chẽ, tránh hiện tượng nhập ồ ạt, gây ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường trong nước. Sắp tới, Bộ NN&PTNT sẽ tổ chức lễ hội thịt gà, lễ hội cá tra nhằm khuyến khích người tiêu dùng tăng cường sử dụng các thực phẩm khác ngoài thịt lợn", Thứ trưởng Tiến nói.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tìm các giải pháp bình ổn giá thịt lợn, Bộ NN&PTNT đã nghiên cứu và tìm hiểu một số thị trường. Dựa trên nhiều buổi làm việc với cơ quan liên quan, tới đây Bộ sẽ cho phép một số DN thực hiện nhập khẩu chính ngạch lợn giống từ nước ngoài.
"Trước mắt có thể sẽ nhập lợn từ Thái Lan", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến thông tin.
Giá heo hơi hôm nay 28/5 đang có dấu hiệu hạ nhiệt, song vẫn ở mức cao, phổ biến từ 95.000 - 98.000 đồng/kg. Cá biệt có một số nơi xuất hiện giá lợn hơi100.000 đồng/kg. Ảnh: Nha Mẫn
Thứ trưởng Tiến khẳng định: Việc nhập khẩu lợn sống không có gì đáng lo ngại. Thái Lan là nước có nền chăn nuôi tiên tiến, tất cả quy trình nhập khẩu đều được kiểm soát chặt chẽ từ phía nước bạn. Khi lợn về tới cửa khẩu của Việt Nam sẽ được cách li, lấy mẫu kiểm dịch.
Ngoài việc nhập khẩu thịt lợn, từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp cũng đã tăng cường nhập khẩu heo giống cấp bố mẹ, cụ kị, ông bà để bổ sung nguồn cung trong nước. Các lô heo này sẽ được cách ly theo quy định.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cũng cho biết, các doanh nghiệp đã đăng ký nhập khẩu lợn giống với trên 110.000 con. Riêng đàn giống thế hệ ông bà, cụ kỵ đã nhập khẩu về nước là 5.016 con, dự kiến nhập thêm 10.000 con nữa.
Việc nhập khẩu đàn giống lợn trong năm 2020, cộng với đàn giống trong nước sẽ đảm bảo đủ lợn giống cho chăn nuôi giai đoạn 2020 - 2024.
Bộ NNPTNT cho biết sẽ tạo điều kiện thuận lợi tối đa để tăng cường nhập khẩu heo giống nhằm phục vụ tăng đàn và tái đàn. Việc nhập khẩu heo nái hậu bị nói chung và heo giống là không hạn chế, không hạn ngạch.
Du lịch liên kết hành động cùng vượt khó để phát triển Ngày 28/11, tại Quảng Nam đã diễn ra Hội nghị toàn quốc về du lịch. Đồng chí Vũ Đức Đam, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đến dự và phát biểu chỉ đạo; đồng thời chứng kiến Lễ ký kết liên kết du lịch giữa TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội với 05 tỉnh, thành khu vực trọng...