Hỗ trợ 1 triệu đồng/người cải thiện bữa ăn cho lực lượng y tế 19 tỉnh thành phía Nam
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã quyết định hỗ trợ 1 triệu đồng/người cho đội ngũ y tế tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19 tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam để cải thiện bữa ăn.
Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang (bìa trái) động viên bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức lên đường vào hỗ trợ TP.HCM chống dịch – Ảnh: ĐẶNG LỢI
Theo đó, Đoàn chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định hỗ trợ chi phí cải thiện, tăng cường dinh dưỡng bữa ăn, góp phần đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ y tế làm nhiệm vụ phòng, chống dịch tuyến đầu tại 19 tỉnh, thành phía Nam.
19 tỉnh, thành phố này đang thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, gồm: An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tây Ninh, TP.HCM, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.
Mức hỗ trợ bằng hiện vật trị giá là 1 triệu đồng/người.
Video đang HOT
Đối tượng thụ hưởng là đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, cán bộ y tế, sinh viên, học viên các trường y đang làm nhiệm vụ hoặc được tăng cường năm 2021 để làm nhiệm vụ phòng, chống dịch tuyến đầu tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam đang thực hiện chỉ thị 16.
Nguồn kinh phí thực hiện trích từ nguồn tài chính của Công đoàn Việt Nam, nguồn tài chính tích lũy của liên đoàn lao động tỉnh, thành phố nơi cử đi…
Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng cảnh báo dấu hiệu đáng lo về dịch COVID-19
Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng cho biết số ca mắc COVID-19 tiến triển nặng phải thở máy, lọc máu, chạy ECMO đang tăng lên là dấu hiệu đáng lo.
Theo bà Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, những ngày qua, số ca mắc COVID-19 tại thành phố tiến triển nặng phải thở máy, lọc máu, thậm chí ECMO đang tăng lên. Con số này chiếm đến 5% tổng số ca mắc COVID-19 đang điều trị.
Cụ thể, tính từ ngày 10/7 ngày 8/8, Đà Nẵng ghi nhận 1.283 bệnh nhận COVID-19. Hiện các bệnh viện tại Đà Nẵng đang điều trị cho 1.002 bệnh nhân, trong đó có 45 bệnh nhân nặng. Cộng dồn từ đầu năm, Đà Nẵng có 12 bệnh nhân tử vọng, điều trị khỏi 539 bệnh nhân.
Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân trong các khu phong tỏa tại quận Sơn Trà, Đà Nẵng.
Theo bà Yến, đây là dấu hiệu đáng lo, vì vậy người dân cần chủ động thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.
Liên quan tình hình dịch, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 cuối ngày 8/8, bác sĩ Tôn Thất Thạnh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng cho biết, phường Nại Hiện Đông phong tỏa từ ngày 1/8, đến nay lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ít nhất 3 lần nhưng vẫn còn xuất hiện ca mắc mới.
Đáng chú ý, chỉ riêng trên tuyến đường Nại Hiên Đông 18 thuộc phường Nại Hiên Đông xuất hiện cùng lúc 12 ca mắc COVID-19.
Theo bác sĩ Thạnh, khi thực hiện cách ly, số ca mắc mới sẽ giảm dần trong các lần xét nghiệm. Tuy nhiên, phường Nại Hiên Đông vẫn liên tục xuất hiện nhiều ca mắc mới trong khu dân cư và khu chung cư. Điều này cho thấy, người dân vẫn còn qua lại giao lưu, gặp gỡ nên xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo.
Từ thực tế trên, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu lãnh đạo 5 phường đang thiết lập cách ly y tế trên địa bàn quận Sơn Trà, đặc biệt phường Nại Hiên Đông và Thọ Quang phải thiết lập các chốt nhỏ tại khu dân cư nhằm ngăn chặn người dân ra ngoài, tăng cường kiểm tra, xử lý những trường hợp vi phạm.
" Song song việc thiết lập chốt nhỏ trong khu dân cư, các địa phương phải đóng tất cả các đường ngang, ngõ tắt ra đường chính, cấm tuyệt đối những người không có thẩm quyền vào khu cách ly y tế ", ông Quảng nhấn mạnh.
Bí thư Đà Nẵng yêu cầu Ban quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp rà soát lại việc cấp giấy đi đường cho doanh nghiệp trên tinh thần không được quá 50% tổng số lao động.
" Nếu cả hệ thống chính trị không quyết tâm, không chung tay thì chúng ta sẽ trả cái giá rất đắt. Vì vậy, phải xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân nếu tiếp tục để tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp ", ông Quảng nói và yêu cầu Sở Y tế, CDC thành phố đánh giá nghiêm túc chiến lược, biện pháp phòng chống dịch để triển khai chiến lược phù hợp tiếp theo.
Ông Lê Trung Chinhh, Chủ tịch UBND, Trưởng Ban phòng chống dịch COVID-19 Đà Nẵng cho rằng, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố vẫn còn diễn biến phức tạp, số ca mắc trong khu vực cách ly, khu phong tỏa vẫn xuất hiện nhiều.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu lập chốt, phong tỏa tất cả đường ngang, ngõ tắt trên địa bàn Sơn Trà, tuyệt đối cấm người không phận sự vào các khu cách ly y tế.
Ông Chinh yêu cầu quận Sơn Trà huy động tối đa lực lượng tham gia phòng chống dịch, nhất là tập trung giám sát tại khu dân cư. Công an thành phố, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố ưu tiên hỗ trợ quận Sơn Trà để sớm khống chế dịch bệnh.
Chủ tịch UBND Đà Nẵng cũng đề nghị ngành y tế đánh giá từng khu vực cụ thể để tiến hành lấy mẫu xét nghiệm đại diện hộ gia đình, tránh tình trạng tập trung đông người, sớm xây dựng chiến dịch tiêm caccine.
Chủ tịch tỉnh Đồng Nai yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin Covid-19 Tối 7/8, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành văn bản hỏa tốc về việc đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 cho người dân trên địa bàn. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai giao Sở Y tế khẩn trương chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, huy động cả cơ sở...