Hồ Gia Măng bắt đầu tích nước tưới
Sau gần 5 năm triển khai thi công, đến nay công trình hồ chứa nước gia măng của H.Xuân Lộc đã hoàn tất và đưa vào sử dụng tích trữ nước tưới.
Dự án Hồ Gia Măng đã hoàn tất
Đây là công trình thủy lợi trọng điểm được UBND tỉnh đầu tư tại H.Xuân Lộc nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu tại địa phương này.
* Dự trữ 4 triệu m3 nước
Năm 2015, UBND tỉnh quyết định đầu tư dự án Hồ chứa nước Gia Măng nhằm cung cấp nước tưới cho khoảng 600ha cây trồng ngắn ngày và cây trồng lâu năm canh tác tại các cánh đồng thuộc các xã Xuân Hiệp, Lang Minh và Xuân Tâm với tổng kinh phí đầu tư khoảng 350 tỷ đồng. Theo thiết kế, hồ chứa nước Gia Măng có công suất dự trữ khoảng 4 triệu m3 nước. Trong đó, diện tích vùng ngập khoảng 160ha, thuộc địa bàn 2 xã Xuân Hiệp và Xuân Tâm. Dự kiến công trình này sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2017.
Tuy nhiên, dự án bị chậm tiến độ do ảnh hưởng của thời tiết mưa kéo dài, đặc biệt là mưa trái vụ khiến công trình lầy lội, máy móc cơ giới phải tạm ngưng thi công trong một thời gian dài. Hơn nữa vì lòng hồ không có tầng đất chống thấm như đã khảo sát trước kia nên đơn vị thi công phải mất nhiều thời gian để xử lý kỹ thuật cho phần chống thấm thân đập.
Theo ông Hồ Văn Chiến, Trưởng trạm khai thác các công trình thủy lợi khu vực Xuân Lộc – Long Khánh – Cẩm Mỹ thuộc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Đồng Nai, sau 5 năm triển khai thi công, đến nay công trình hồ Gia Măng đã hoàn tất phần đập nước, hệ thống kênh chính, kênh N1 và đường dẫn từ quốc lộ 1 và hồ chứa. Để đáp ứng nước tưới cho các cánh đồng trong mùa hạn tới, hiện nay đơn vị đang khẩn trương triển khai các phương án tích trữ nước, phấn đấu cuối mùa mưa năm nay, trữ lượng nước ở hồ Gia Măng sẽ đạt đỉnh, tức khoảng 4 triệu m3 như thiết kế.
* Gỡ khó cho nông dân
Video đang HOT
Xuân Hiệp, Lang Minh, Xuân Tâm là vùng đất nông nghiệp màu mỡ, thích hợp để triển khai các mô hình kinh tế nông nghiệp có hiệu quả cao. Tuy nhiên, vì không có thủy lợi, việc canh tác của bà con nông dân lâu nay chỉ phụ thuộc vào nước trời hoặc giếng khoan nên rất khó khăn. Nhiều diện tích nông dân chỉ canh tác được 1 vụ lúa/năm, thời gian còn lại đều bỏ hoang.
Ông Nguyễn Văn Tây, nông dân ấp Tam Hiệp, xã Xuân Hiệp chia sẻ, khu vực này rất khó khăn về nguồn nước, mùa nắng thường thiếu nước trầm trọng. Nếu hộ nào có giếng khoan thì cũng bị nhiễm phèn nặng, có tưới thì cây cũng không thể phát triển được. “Do vậy, cả cánh đồng rộng lớn này bà con chỉ canh tác được 1 vụ lúa, các mùa còn lại để cỏ mọc chăn thả gia súc. Nếu năm nay hồ Gia Măng tích trữ được nước thì bà con có thể canh tác được từ 2-3 vụ/năm” – ông Tây nói.
Ông Phan Văn Hải, Phó chủ tịch UBND xã Xuân Tâm cho hay, khi đi vào hoạt động, hồ chứa nước Gia Măng sẽ cung cấp nước tưới cho khoảng 50ha cây ăn quả tại khu vực ấp 6, đặc biệt là tại HTX Cây ăn quả Đồng Tiến. Theo đó, địa phương sẽ tiếp tục vận động người dân chuyển đổi canh tác từ cây điều, cây tràm lai sang các loại cây ăn quả cho thu nhập cao hơn.
Bà Lê Thị Hiệp, Trưởng phòng NN-PTNT H.Xuân Lộc cho biết, do thiếu nước tưới nên nhiều diện tích tại cánh đồng xã Xuân Hiệp, Lang Minh, Xuân Tâm chỉ canh tác được 1-2 vụ lúa, vụ bắp/năm, hiệu quả kinh tế mang lại cho người nông dân rất thấp. Người nông dân muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng hay thâm canh tăng vụ cũng không thể được vì thiếu hụt nguồn nước tưới. Công trình thủy lợi hồ Gia Măng đi vào hoạt động sẽ góp phần vực dậy kinh tế nông nghiệp cho các địa phương trên. Cũng theo bà Lê Thị Hiệp: “Ngoài chức năng cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, vừa qua, UBND tỉnh cũng đã chấp thuận việc bổ sung chức năng cung cấp nước để xử lý nước sinh hoạt đối với hồ Gia Măng nhằm cung cấp nước sinh hoạt cho người dân tại các xã: Xuân Hiệp, Lang Minh, Suối Cát…”.
Như đóa hoa thơm ngát giữa đời
Mang trong mình căn bệnh ung thư nhưng bà Trần Thị Hồng Khánh (68 tuổi, ngụ xã Bảo Hòa, H.Xuân Lộc) đã vượt lên số phận, dành toàn bộ thời gian của mình để giúp đỡ những mảnh đời kém may mắn.
Bà Trần Thị Hồng Khánh mang những suất cơm từ quán cơm chay 2 ngàn đồng (P.Xuân Trung, TP.Long Khánh) cho những hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: L.Na
Hơn 22 năm kể từ giây phút biết mình mang trọng bệnh, đến nay bà Khánh vẫn ra sức làm "nhịp cầu" kết nối các tấm lòng hảo tâm. Bà luôn khiến người đối diện cảm thấy mình đang trò chuyện, kết nối với một người có trách nhiệm, đáng tin cậy.
* Lặng lẽ giúp người
Ngôi nhà nhỏ của bà Khánh nằm trên quốc lộ 1 đoạn qua xã Bảo Hòa chất đầy những bao quần áo, những chiếc xe đạp cũ. Mỗi ngày 2 lần bà đến các khu chợ ở H.Xuân Lộc, TP.Long Khánh (lúc 10 giờ) và chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây (lúc 19 giờ) để xin các thực phẩm như: rau, củ, quả đem về tặng những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn các huyện Xuân Lộc, Thống Nhất, Trảng Bom và TP.Long Khánh.
Bà Khánh cho biết, bà quê ở Bình Định, sau ngày đất nước thống nhất gia đình bà theo diện đi phát triển kinh tế mới vào H.Xuân Lộc sinh sống và lập nghiệp. Trên mảnh đất mới, bà cùng với chồng làm nghề buôn bán, mở đại lý phân bón. Được một thời gian, việc làm ăn thất bại, vợ chồng bà trở về với việc làm nông. "Thất bại trong kinh doanh, chúng tôi quay về với ruộng vườn. Nhà có 2 ngàn m2 đất, chúng tôi đã trồng cây ăn quả để có thêm nguồn thu nhập cho gia đình" - bà Khánh kể.
Trong khoảng thời gian buôn bán và cả những lúc làm ăn thất bát, bà Khánh vẫn âm thầm góp sức với các mạnh thường quân ở H.Xuân Lộc và TP.Long Khánh tham gia các hoạt động thiện nguyện. Năm 1998, bà phát hiện mình bị ung thư và rơi vào tuyệt vọng. Song với suy nghĩ, bản thân không còn nhiều thời gian mà còn quá nhiều việc muốn nhưng chưa làm được nên bà chấp nhận bệnh tật, cố gắng sống ý nghĩa hơn.
Tuổi ngày càng cao, sức khỏe yếu đi nhiều sau những lần phẫu thuật nhưng bà Khánh không bỏ lỡ một buổi chợ nào. Thực phẩm xin được ở chợ, bà đem về nhà, chia đều ra các túi ny-lông nhỏ, tranh thủ buổi trưa và buổi chiều đến từng hộ gia đình phát cho các hoàn cảnh khó khăn. Biết tiếng bà Khánh hay làm thiện nguyện, nhiều người gọi đến nhờ bà kết nối giúp đỡ khi người thân, người quen, hàng xóm... của họ cần sự hỗ trợ, sẻ chia để có điều kiện chữa trị bệnh tật hiểm nghèo hay vượt qua những tai ương, hoạn nạn.
"Mỗi lần nhận thông tin, tôi đến tận nơi để xác minh. Sau khi nắm chắc các thông tin đúng sự thật, hoàn cảnh đó thật sự cần cộng đồng chung tay, tôi kêu gọi những mạnh thường quân từng làm thiện nguyện trước đây, những người thân quen của mình cùng góp sức. Ngoài các nhu yếu phẩm như: gạo, mắm, rau quả, tôi còn kêu gọi cộng đồng giúp các hoàn cảnh khó khăn xây nhà tình thương, tìm chỗ ở ổn định, tặng xe đạp cho trẻ em ở vùng sâu..." - bà Khánh chia sẻ.
Chị Đặng Thị Hồng Ngọc, quản lý quán cơm chay 2 ngàn đồng (P.Xuân Trung, TP.Long Khánh) cho biết: "Mặc dù đang mang trong mình căn bệnh ung thư nhưng đều đặn mỗi ngày bà Khánh đều đến quán cơm chay xin
20-30 phần cơm để đi phát cho người nghèo. Sự tận tâm của bà Khánh đã kết nối tấm lòng của các mạnh thường quân tại quán cơm chay 2 ngàn đồng đến đúng địa chỉ, để hoạt động thiện nguyện thực sự có ý nghĩa hơn".
* Sẻ chia từ tấm lòng yêu thương
Bà Khánh cho hay, không phải chỉ khi đứng trước căn bệnh ung thư, sinh tử cận kề bà mới ghi nhớ lời Bác Hồ dạy về tình yêu thương mọi người, quan tâm, giúp đỡ mọi người mà công việc thiện nguyện này được bà lặng lẽ làm trong suốt hơn 30 năm qua. Dù tuổi cao, bệnh ung thư tái phát, nhiều khi hành hạ nhưng bà vẫn luôn cố gắng đóng góp công sức mình giúp đỡ cộng đồng, xây dựng quê hương.
Nhiều năm qua, người dân xã Bảo Hòa vẫn cám cảnh khi nhắc lại trường hợp gia đình bà Thị Nhường có chồng và con nhỏ đều bị bại liệt. Bản thân bà Nhường cũng mắc bệnh suy thận, hằng tháng phải đi chạy thận tại bệnh viện nên kinh tế chật vật, "giật gấu vá vai". Khi biết hoàn cảnh bà Nhường rất cần sự sẻ chia, hỗ trợ kịp thời của những tấm lòng hảo tâm, bà Khánh đã trực tiếp gặp rồi vận động mọi người giúp đỡ.
"Hiện nay, đều đặn mỗi tháng bà Nhường được mạnh thường quân hỗ trợ 500 ngàn đồng. Cùng với đó, tôi đã xin thêm các phần quà như: gạo, nước mắm, rau quả để phụ giúp bà Nhường mỗi ngày. Tôi nghĩ rằng sự sẻ chia từ tấm lòng yêu thương sẽ lan tỏa những điều tốt đẹp. Chỉ có yêu thương mới mang đến sự ấm áp, niềm tin, động lực để mỗi người cố gắng vươn lên" - bà Khánh nói.
Những lúc cần tiền gấp để hỗ trợ một hoàn cảnh nào đó mà chưa tìm được mạnh thường quân, bà Khánh không ngần ngại xin làm phục vụ rửa chén bát tại các quán ăn và phụ bán hàng ở chợ. Số tiền kiếm được, bà dồn hết lo cho người nghèo. Bà Khánh cho hay, bà không nhớ mình đã sẻ chia với bao nhiêu hoàn cảnh, bởi với bà "giúp đỡ được ai thì giúp, đong đếm làm gì".
Thường xuyên được bà Khánh đến hỗ trợ phần cơm, rau quả và gạo, ông Trần Văn Long (xã Bảo Hòa) bày tỏ: "Gia đình tôi rất vui và biết ơn bà Khánh cùng các mạnh thường quân giúp đỡ trong thời gian qua. Những việc làm của bà Khánh góp phần thắp sáng niềm tin cho những người bất hạnh, nuôi dưỡng và lan tỏa yêu thương. Từ đó, nhân mầm thiện nguyện, làm nhịp cầu truyền tải tình người trong cộng đồng".
Như đóa hoa thơm ngát giữa đời, bà Trần Thị Hồng Khánh đã vượt qua nỗi đau bệnh tật của bản thân để đem yêu thương chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn. Bà Khánh vui mừng cho biết, hiện tại bà đã xin được mấy chục bao quần áo cũ, gần 10 chiếc xe đạp cũ. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục đi xin và tìm mua lại những chiếc xe đạp cũ về sơn sửa lại. Dự tính cuối năm nay, bà cùng với các mạnh thường quân sẽ tổ chức chuyến xe về những địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tặng lại cho bà con.
"Trước sân nhà tôi có góc đất trống, tôi đang cho thuê đậu một chiếc ô tô, mỗi tháng thu 700 ngàn đồng. Số tiền đó, tôi dùng để mua gạo và mì gói giúp đỡ thêm các hoàn cảnh khó khăn. Tôi chỉ mong, từ những việc mình làm cùng với cộng đồng sẽ lan tỏa thêm sự quan tâm, yêu thương tạo nên những cảm xúc tích cực hơn trong cuộc sống" - bà Trần Thị Hồng Khánh chia sẻ.
Ở đâu có dân, ở đó có dân quân tự vệ Thời gian qua, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh và cơ quan quân sự các cấp đã tham mưu hiệu quả cho cấp ủy, chính quyền xây dựng lực lượng dân quân tự vệ (DQTV) theo phương châm "vững mạnh, rộng khắp, sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ trong mọi tình huống". Dân quân thường trực H.Xuân Lộc kiểm tra...