‘Hộ chiếu vaccine’ giả được bán tràn lan trên dark web
Phiếu vaccine Covid-19 giả và nhiều liều thuốc giả vaccine đang được rao bán trên các web ngầm với giá cao ngất ngưởng.
Dark web là phần chìm của Internet, không thể dùng các công cụ tìm kiếm để lấy thông tin. Đây là nơi các tội phạm mạng thực hiện giao dịch trái phép từ thuốc phiện, số thẻ tín dụng cho đến các sản phẩm liên quan đến dịch Covid-19.
Quảng cáo vaccine COVID-19 của Moderna với giá 500 USD.
Chuyên viên an ninh mạng tại công ty Check Point Software cho biết họ phát hiện ra hàng loạt danh sách các đơn thuốc từ nhiều hãng như AstraZeneca, Johnson & Johnson. Các đơn thuốc được bán với giá lên đến 1.000 USD và mỗi chứng nhận vaccine có giá 200 USD.
Theo phát ngôn viên của Check Point, mặc dù nhìn các đơn thuốc có vẻ hợp pháp dựa trên hình ảnh đóng gói và chứng nhận y học, không gì có thể chứng minh nó là hàng thật. Họ cũng cho biết quảng cáo về vaccine COVID đã tăng hơn 300% trong 3 tháng qua.
Hơn nữa, thẻ chứng nhận đã tiêm vaccine cũng được rao bán theo từng đơn đặt. Qua đó, người mua sẽ cung cấp tên cùng ngày tháng mong muốn, và người bán sẽ làm ra một chiếc thẻ giống với hàng thật. Sản phẩm giả mạo được quảng cáo với những ai cần phải đi máy bay, đổi công việc hoặc những việc cần đến chứng nhận tiêm phòng.
Video đang HOT
Chứng nhận tiêm phòng giả được làm theo yêu cầu.
Trên chiếc thẻ giả mạo còn có logo của Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ nằm ở góc phải, giống với chiếc thẻ thật.
“Người bán có thể tung ra thị trường hàng chục nghìn tấm thẻ như vậy theo yêu cầu nếu sản xuất hàng loạt”, phát ngôn viên Check Point cho biết.
Chuyên gia an ninh mạng tại ABI Research Michela Menting cho biết việc bán giả vaccine và cả hộ chiếu là điều khó tránh.
“Lý do là vì không phải ai cũng có cơ hội tiêm vaccine, việc sản xuất vẫn còn ở giai đoạn thử nghiệm và người dân thì đã chán ngấy cảnh giãn cách xã hội. Nếu một người có thể dễ dàng sở hữu passport giả để đi đây đó, họ sẽ không ngại chi tiền và sẽ có một thị trường trái pháp luật nổi lên xung quanh”, bà Michela cho biết thêm.
Hiện chính phủ Mỹ vẫn đang khuyên người dân không nên đăng hình thẻ tiêm phòng của mình lên mạng. Mục đích chính là để tránh tiết lộ thông tin cá nhân cũng như tránh bị lừa đảo.
Tội phạm mạng lợi dụng đại dịch và vắc-xin để tấn công ngân hàng trực tuyến
Công ty an ninh mạng toàn cầu Kaspersky đã chỉ ra những mối đe dọa mạng mới nhất mà ngành dịch vụ tài chính và ngân hàng cần đề phòng, vì đại dịch vẫn còn tiếp tục ở Đông Nam Á.
Tin tặc đang lợi dụng đại dịch Covid-19 để thực hiện nhiều cuộc tấn công mạng
Chuyên gia an ninh mạng của Kaspersky lưu ý những xu hướng tấn công an ninh mạng nổi bật năm 2020 và dự báo năm 2021, bao gồm việc lợi dụng chủ đề Covid-19, khai thác những nghiên cứu liên quan đến đại dịch, cũng như lừa đảo và đưa thông tin sai lệch về vi-rút và vắc-xin.
Tính đến năm 2020, chỉ riêng tại Đông Nam Á đã có hơn 80.000 kết nối miền và trang web độc hại liên quan đến chủ đề Covid. Malaysia là quốc gia có số lượng cao nhất, tiếp theo là Việt Nam, Philippines và Indonesia.
Xu hướng này được dự đoán sẽ tiếp tục đến năm 2021, khi khu vực này vẫn trong "cuộc chiến" chống lại đại dịch và triển khai tiêm vắc-xin theo những giai đoạn khác nhau. Ngân hàng vẫn là mục tiêu hấp dẫn của tội phạm mạng. Dữ liệu từ GreAT của Kaspersky cho thấy ngân hàng và tài chính là những lĩnh vực được nhắm mục tiêu nhiều thứ hai và thứ ba toàn cầu vào năm 2020.
Một trong những chiến dịch tấn công ngân hàng đáng chú ý tại Đông Nam Á liên quan đến mã độc JsOutProx. Mặc dù mã độc này không quá phức tạp, nhưng các chuyên gia của Kaspersky lưu ý JsOutProx tiếp tục cố gắng xâm nhập vào các ngân hàng trong khu vực.
Tội phạm mạng đứng sau phần mềm độc hại theo mô-đun này khai thác tên tệp gắn với những doanh nghiệp liên quan đến ngân hàng và sử dụng những tệp script bị xáo trộn - một chiến thuật chống xâm nhập. Thủ pháp tấn công phi kỹ thuật này đặc biệt sử dụng để tấn công nhân viên ngân hàng khi kết nối vào hệ thống mạng của tổ chức.
Mục tiêu hấp dẫn khác của tội phạm mạng là lĩnh vực kinh doanh tiền điện tử mới nổi tại Đông Nam Á. Khi giá trị của tiền điện tử tăng vọt, nhiều nhóm tin tặc cũng đang tiến hành những cuộc tấn công mạng nhắm vào lĩnh vực này.
Nhà nghiên cứu của Kaspersky gần đây xác định một trong những sàn giao dịch tiền điện tử trong khu vực đã bị tấn công. Kết quả của cuộc điều tra xác nhận Lazarus là nhóm tin tặc đứng sau vụ tấn công được phát hiện ở Singapore này.
Để cải thiện khả năng phòng thủ không gian mạng của các ngân hàng và tổ chức tài chính, chuyên gia tại Kaspersky đề xuất:
- Tích hợp Tình báo Mối đe dọa an ninh mạng vào SIEM và các biện pháp kiểm soát bảo mật của tổ chức để có dữ liệu về mối đe dọa mới nhất và liên quan nhất.
- Thường xuyên tổ chức những buổi đào tạo bảo mật được cá nhân hóa cho nhân viên như Kaspersky Adaptive Online Training (KAOT) - công cụ sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên nhận thức, khả năng và nhu cầu của mỗi người học.
- Sử dụng phần mềm giám sát lưu lượng - như Kaspersky Anti Targeted Attack Platform (KATA).
- Cài đặt các bản cập nhật và bản vá mới nhất cho tất cả phần mềm đang sử dụng.
- Không cài đặt những chương trình từ các nguồn không xác định.
SMS giả ngân hàng ở Việt Nam có thể đến từ web ngầm Ngoài 3 kịch bản lừa đảo được Zing phản ánh trước đó, chuyên gia bảo mật cho biết kẻ gian có thể tìm mua dịch vụ nhắn tin giả mạo thương hiệu trên darkweb, thanh toán bằng Bitcoin. Ngày 11/3, một số khách hàng sử dụng dịch vụ của Vietcombank phản ánh tình trạng nhận được tin nhắn lạ. Theo đó, những tin...