“Hô biến” rượu rẻ tiền thành rượu ngoại
Nghiêm Văn Đỗ và em vợ rủ nhau sang Lào mua các loại rượu rẻ tiền rồi về pha chế thành các loại rượu ngoại đắt tiền. Khi Đỗ đang trên đường mang hàng đi tiêu thụ thì bị bắt giữ.
Thông tin từ Công an Tp Vinh (Nghệ An) cho biết, hiện đang điều tra một cơ sở sản xuất rượu ngoại giả có quy mô lớn và hết sức tinh vi.
Sau một thời gian theo dõi, Đội cảnh sát Kinh tế Công an Tp Vinh đã bắt quả tang đối tượng Nghiêm Văn Đỗ (SN 1977, trú tại Vinh Tân, Tp Vinh, Nghệ An) khi đang vận chuyển 13 chai rượu với nhãn thương hiệu ngoại đi tiêu thụ.
Khai thác nhanh tại chỗ, Đỗ khai nhận cùng em vợ là Nguyễn Văn Thành (SN 1992, trú tại Vinh Tân, Tp Vinh) sang Lào mua các loại rượu rẻ tiền rồi về pha chế, làm giả thành những loại rượu ngoại có thương hiệu.
Từ lời khai của Đỗ, cơ quan chức năng đã bắt Nguyễn Văn Thành đồng thời thực hiện lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở của hai đối tượng. Cơ quan chức năng thu giữ 46 chai rượu thương hiệu ngoại, 48 vỏ chai rượu thương hiệu ngoại cùng 105 vỏ hộp và 73 nút chai rượu của thương hiệu ngoại.
Bước đầu, Nghiêm Văn Đỗ và Nguyễn Văn Thành khai nhận đã sản xuất rượu ngoại giả từ năm 2013 tới nay. Hiện cơ quan chức năng đang hoàn tất hồ sơ, mở rộng chuyên án.
Video đang HOT
Hoàng Lam
Theo dantri
6 loại nước không dùng để uống thuốc
Uống thuốc bằng loại nước gì? Câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng có nhiều người vẫn không nắm được, dẫn tới việc uống thuốc với bất kỳ loại nước nào họ cho là tiện, là... dễ uống. Hậu quả là tác dụng của thuốc chẳng thấy đâu, đôi khi còn rước họa vào thân.
Ảnh minh họa: Internet
Nước trái cây
Dùng nước nho ép và một số nước trái cây khác để uống thuốc có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh, lý do nước trái cây có thể ức chế các men trong quá trình hấp thụ thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh tim mạch và thuốc chống nấm.
Nước trà
Bình thường trà xanh là loạiđồ uống thanh lọc rất có lợi cho sức khỏe nhưng với thuốc chống ung thư có tên bortezomib -có khả năng "đánh bại" với những tế bào ung thư thì trà xanh lại là thức uống khắc tinh của thuốc.
Trong trà có chất tanin, khiến nhiều loại thuốc mất tác dụng. Những thuốc trong thành phần có chứa sắt khi uống chung với nước trà không phát huy được tác dụng.
Cà phê
Trong thời gian đang điều trị bằng thuốc, nếu dùng thuốc bằng nước trà hay cà phê thì có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Ngoài ra, cà phê còn có thể có hại cho dạ dày, nhất là khi dùng các loại thuốc kháng viêm thì không nên à phê để uống thuốc.
Ngoài ra, caffein có trong cà phê còn làm giảm tác dụng của các thuốc được dùng nhằm an thần gây ngủ nếu uống cùng một lúc.
Sữa
Canxi có sẵn trong sữa có thể làm cản trở mức hấp thu của một số loại thuốc kháng sinh, do đó không nên dùng sữa để uống thuốc. Tuy vậy, vẫn có những trường hợp thuốc nên uống chung với sữa như aspirin, thuốc ngừa thai hàng ngày, các loại Vitamin A, D...
Nước ngọt có ga
Trong những loại nước này thường có chứa caffein, là chất kích thích giúp tỉnh táo. Chúng sẽ kết hợp với thuốc có thành phần sắt, tạo thành kết tủa không hấp thu được vào cơ thể.
Bia, rượu và thức uống có cồn
Trong khi đang dùng thuốc, nhất là loại thuốc có hoạt chất là acetaminophen như: padol, panadol... nếu uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ phá hủy gan. Ngoài ra, rượu còn hạn chế tác dụng chữa bệnh của các loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa bệnh thần kinh và làm tăng tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh khác.
Ngoài ra, rượu còn làm tăng độc tính hại gan của paracetamol, tăng độc tính hại dạ dày của aspirin, tăng độc tính gây mê của thuốc an thần gây ngủ.
Nước nào tốt nhất dùng để uống thuốc? Nước sạch, nước hợp vệ sinh đun sôi để nguội, nước lọc là nước tốt nhất dùng để uống thuốc. Có thể dùng nước đóng chai để uống thuốc, nhưng đó phải là nước tinh khiết chứ không phải nước chứa các chất khoáng (nước suối), vì các chất khoáng như canxi, natri... lại có thể kỵ với một số thành phần của một số loại thuốc.
Theo Pháp luật TP HCM
2 người tử vong do uống rượu ngâm lá ngón Liên quan đến vụ 2 người tử vong sau khi uống rượu ngâm rễ cây rừng, bước đầu ngành chức năng tỉnh Bình Định xác định, trong rượu có ngâm rễ cây lá ngón và một số mẫu thân, rễ cây có chất kịch độc tương tự lá ngón. Như thông tin đã đưa, trưa 8/12, ông Đinh Văn Giâng (60 tuổi) và...