Hình thức ‘hôn nhân hai chiều’ tại Trung Quốc gây tranh cãi trong dư luận
Hình thức kết hôn mới tại Trung Quốc có tên gọi “liang tou hun” hay còn gọi là “hôn nhân hai chiều” đang khiến dư luận nước này xôn xao.
Người phụ nữ có thể lựa chọn không sống cùng gia đình chồng sau khi kết hôn. Ảnh: CFP
Theo kênh truyền hình CGTN, đây là một hình thức hôn nhân trong đó người vợ và người chồng có thể lựa chọn sống cùng bố mẹ đẻ như trước ngay cả khi đã kết hôn, cũng như giữ nguyên họ của mình cho thế hệ sau này. Để duy trì họ của cả hai gia đình, một cặp vợ chồng kết hôn theo hình thức này thường có hai người con, trong đó một đứa con mang họ bố, còn một đứa con mang họ mẹ.
Ngoài ra, trước khi một cặp đôi tổ chức hôn lễ, chú rể không phải đem tặng cho nhà cô dâu sính lễ và cô dâu cũng không cần có của hồi môn. Đây được coi là một điểm khác biệt rất lớn so với đám cưới truyền thống tại Trung Quốc.
Trong hàng nghìn năm lịch sử, việc chú rể chuẩn bị sính lễ và cô dâu được trao của hồi môn là truyền thống trong nghi thức kết hôn tại Trung Quốc. Sau khi kết hôn, cô dâu sẽ phải đổi sang họ của chú rể và thường phải cùng nhà chồng, chăm sóc các thành viên bên chồng và về cơ bản trở thành một phần trong gia đình họ. Tuy nhiên, trong bối cảnh đô thị hóa, tiến bộ xã hội đã thay đổi quan điểm về việc kết hôn.
Qu Bai, một phụ nữ sống tại thành phố Gia Hưng (tỉnh Chiết Giang) đã kết hôn theo cách này và cuộc hôn nhân tính đến nay đã được 4 năm. Cha mẹ của Qu không muốn gả con gái, là con một, sang một gia đình khác. Vì vậy, họ quyết định lấy kết hôn theo hình thức “liang tou hun” và Qu không phải chuyển đến sống cùng gia đình chồng.
Theo văn hóa của người Trung Quốc, chỉ có con trai mới được coi là người có thể nối dõi dòng tộc. Tuy nhiên, vì chính sách một con của nước này để ngăn dân số bùng nổ, những người sinh sau những năm 1980, trong đó có cả nữ giới, đều là con một. Trong trường hợp nếu theo văn hóa kết hôn truyền thống, khi đi lấy chồng, những người con một là nữ sẽ phải đổi sang họ chồng, và điều này dẫn tới việc dòng tộc tổ tiên của người vợ sẽ chấm dứt.
Trung Quốc đã hủy bỏ chính sách một con vào năm 2015. Tiến sĩ Zhao Chunlan, giảng viên Đại học Nghiên cứu Quốc tế Chiết Giang từng nghiên cứu về “liang tou hun” tại các ngôi làng ở tỉnh Chiết Giang, cho rằng điều kiện cần và quan trọng nhất của một cuộc hôn nhân như vậy là có hai con, để mỗi gia đình có thể nhận nuôi dưỡng một con nhằm thừa kế tài sản và tiếp nối dòng họ.
Ở Trung Quốc, hầu hết các cuộc hôn nhân theo hình thức “liang tou hun” diễn ra tại các ngôi làng khá giả ở tỉnh Giang Tô và Chiết Giang. Tại hai tỉnh, mọi người sống ngay cạnh nhau và mức sống của các gia đình đều cao. Những người phụ nữ ở hai vùng này muốn sau khi kết hôn, họ không chỉ tìm một người có thể chia sẻ gánh nặng gia đình như nuôi con, chăm sóc cha mẹ già mà còn phải tìm cách để duy trì tính độc lập như trước khi kết hôn.
Điều kiện cần và quan trọng nhất của một cuộc hôn nhân hai chiều là có hai con. Ảnh: CFP
Video đang HOT
Gia đình Qu có hai người con. Một đứa trẻ mang họ cô, còn một đứa mang họ chồng. Qu cho biết hai đứa con có lúc sẽ hỏi vì sao chúng lại có hai họ khác nhau. Song cô trả lời “vì họ của cả bố và mẹ đều đẹp, nên bố mẹ muốn các con có chúng”. Qu nhấn mạnh vợ chồng cô đối xử với hai đứa trẻ như nhau mặc dù chúng mang khác họ.
Tuy nhiên, không phải gia đình nào kết hôn theo hình thức này cũng hòa hợp như gia đình của Qu. Qu cho biết một người bạn của mình đã ly dị vì vấn đề liên quan đến họ con.
“Trước khi kết hôn, họ có thỏa thuận sẽ sinh hai đứa trẻ, bé đầu mang họ bố và bé sau mang họ mẹ. Nhưng sau khi sinh đứa con đầu là con trai, người vợ cảm thấy hối hận và muốn người con này mang họ mình. Cô ấy cam kết bồi thường 5 triệu nhân dân tệ cho gia đình chồng, nhưng người chồng không đồng ý. Họ tranh cãi nhau vì điều đó và kết thúc là ly hôn”, Qu nói.
Tiến sĩ Zhao chỉ ra bên cạnh nguyên do chính sách một con, hiện tượng kết hôn như trên xuất phát từ việc người phụ nữ ngày càng nhận thức rõ vị thế trong xã hội và giá trị của bản thân.
“Khi tôi thấy cha mẹ mình, tôi nghĩ cha tôi không quá quan tâm tới mẹ. Tôi có thể nhận ra khoảng cách vị thế trong gia đình giữa họ”, Qu chia sẻ.
Qu cho biết gia đình nhà ngoại ở rất xa thành phố Gia Hưng, và kể từ khi kết hôn với cha cô, mẹ cô không thể về nhà thường xuyên. “Hai năm trước, ông bà ngoại lần lượt qua đời. Trước đó, dù muốn dành nhiều thời gian chăm sóc ông bà nhưng mẹ tôi cũng không thể ở lâu bên cạnh. Vợ của cậu cũng không đối xử tốt với ông bà ngoại. Vì vậy, mẹ tôi rất lo lắng”, Qu nói.
Với hình thức hôn nhân “liang tou hun”, ngay cả sau khi kết hôn, Qu có thể tự do quyết định xem mình muốn sống với gia đình bên nào và muốn ở với bố mẹ bao lâu. Trong cuộc hôn nhân này, chồng cô tôn trọng cô và sẽ làm hầu hết những gì cô yêu cầu như làm việc nhà.
“Tôi nghĩ ưu điểm lớn nhất của ‘liang tou hun’ là tiếng nói của tôi được ghi nhận và tôi có địa vị bình đẳng với chồng. Cả bố mẹ và gia đình chồng tôi đều không coi tôi là người dưới quyền của chồng”, Qu giải thích.
Cách đây 4 tháng, Qu đã chuyển về sống cùng gia đình chồng vì hai đứa con thích ở cùng bà nội. Điều này đã khiến mẹ cô cảm thấy hơi không vui. Thi thoảng, bà lại gọi điện cho Qu kêu cho hai đứa nhỏ về.
“Cả hai gia đình đều muốn sống cùng cháu. Mẹ chồng tôi dạy các cháu rất tốt và khiến các bé tự lập, nên hai cháu đứa cũng rất yêu quý bà”, Qu bày tỏ.
Wei Xiaojun, Giám đốc Viện Nghiên cứu Luật Hôn nhân và Gia đình thuộc Hiệp hội Luật Trung Quốc sống ở Chiết Giang hơn 10 năm, nói rằng hình thức hôn nhân “liang tou hun” ở một mức độ nào đó thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao vị thế xã hội của phụ nữ. Đối với nam giới, họ không cần tặng quà sính lễ và điều này giúp giảm bớt gánh nặng tài chính trước khi cưới.
Tuy nhiên, Wang Zhaohua – một luật sư cấp cao làm việc tại Giang Tô, cho rằng trong những cuộc hôn nhân như vậy, người vợ người chồng thường có cảm giác thuộc về gia đình gốc của họ nhiều hơn. Trong trường hợp này, bất cứ khi nào có mâu thuẫn, họ sẽ chạy về với cha mẹ để tìm kiếm sự an ủi và từ đó làm nảy sinh thêm nhiều vấn đề mới giữa các cặp vợ chồng trẻ.
Luật sư Wang nói thêm mỗi năm ông xử lý khoảng 40 vụ ly hôn, trong đó một nửa số vụ liên quan đến “liang tou hun”, với nguyên do là cha mẹ đẻ tham dự quá sâu vào cuộc hôn nhân của con cái.
Không cần xinh đẹp xuất chúng, phụ nữ có 5 nét phúc tướng này là cuộc sống đủ viên mãn, phúc đức 3 đời
Theo nhân tướng học, những nét tướng này có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người phụ nữ.
Đôi mắt tinh anh
Theo nhân tướng học, phụ nữ có đôi mắt tinh anh, lòng len và trắng phân biệt rõ ràng, hai mắt đều nhau thường là người có tâm hồn trong sáng, tính tình nhân hậu, giàu nghị lực.
Người sở hữu đôi mắt tinh anh luôn có hành động dứt khoát trong cuộc sống. Họ nói được làm được và thường thành công.
Phụ nữ sở hữu nét tướng này ở ngoài xã hội được mọi người kính trọng. Về nhà, họ là dâu hiền vợ đảm. Đàn ông nào cưới được người vợ này không chỉ có gia đình hạnh phúc mà sự nghiệp cũng thăng hoa hơn. Bởi người phụ nữ mang phúc tướng này không chỉ biết chăm lo cho gia đình mà còn là cánh tay phải đắc lực hỗ trợ cho sự nghiệp của chồng phát triển không ngừng.
Sống mũi cao thẳng
Theo nhân tướng học, phụ nữ có sống mũi cao thẳng thường là người sống độc lập, đứng đắn. Người này rất mạnh mẽ. Tuy không giỏi ăn nói nhưng họ biết cách hi sinh vì gia đình.
Bước vào một giai đoạn nhất định, người có phúc tướng này sẽ có được cuộc sống viêm mãn, đầm ấm bên chồng con.
Cằm đầy đặn
Phụ nữ có phần cằm đầy đặn là người yêu cuộc sống. Họ là kiểu người thân thiện, dễ dàng chung sống hòa hợp với những người xung quanh. Người sở hữu nét tướng này là người có quý tướng trợ giúp chồng. Đàn ông cưới được người phụ nữ như vậy làm vợ sẽ vô cùng hạnh phúc. Bởi họ không chỉ là người vợ vừa có đức vừa có tài mà còn chăm sóc chu đáo cho cả gia đình nội - ngoại, lại biết cách khoan dung, giữ gìn tình cảm vợ chồng.
Nhân trung rõ ràng
Theo nhân tướng học, phụ nữ có nhân trung rõ ràng, sâu dài là người có khả năng sinh đẻ tốt. Những đứa trẻ sinh ra đều thông minh, có hiếu, được hưởng nhiều phúc trong tương lai.
Ngoài ra, người có nhân trung đẹp thường sống lâu, cuộc sống vinh hiển.
Cung điền trạch khoáng đạt
Cung điền trạch nằm ở giữa lông mày và mắt. Phụ nữ có cung điền trạch rộng rãi, ở giữa không có nốt ruồi hoặc vết sẹo là người có phúc khí tốt, điều kiện kinh tế cũng tốt.
Sau khi kết hôn, người có nét tướng này có thể đem lại phú quý cho chồng.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Con ốm gọi chồng giúp đỡ lúc 2h sáng thì bị mắng xối xả: "Chỉ tiêu tiền với trông con mà không xong", 5 hôm sau cô vợ đưa ra quyết định đanh thép Qua những buổi tối cùng vợ nấu nướng, dọn dẹp, chơi đùa với con, Vũ cảm thấy gắn bó với gia đình hơn, hiểu thêm những nỗi vất vả của vợ. Nhiều người đàn ông làm trụ cột kinh tế , một mình đi làm lo cho cả gia đình thường có suy nghĩ rằng việc nhà, con cái hoàn toàn là phận...