Hình ảnh tuyệt đẹp bên trong máy bay lai khí cầu lớn nhất thế giới
Máy bay lai khinh khí cầu Airlander 10 có kích thước khổng lồ sở hữu phần nội thất bên trong như khách sạn 5 sao.
Công ty Hybrid Air của Anh gần đây đã công bố những hình ảnh về một trong những chiếc máy bay lai khinh khí cầu lớn nhất thế giới, Airlander 10.
Đây là loại máy bay lai khinh khí cầu có cabin bên trong rộng rãi với cửa sổ kính suốt từ trần đến sàn, có kích thước dài 91 mét, rộng 34 mét với sức chứa khoảng 100 người.
Hình ảnh tuyệt đẹp bên trong máy bay lai khí cầu lớn nhất thế giới
Nhưng thay vì bị nhồi nhét, hành khách sẽ được trải nghiệm trong không gian rộng rãi, chỗ để chân thiết kế giống như khoang thương gia trên các máy bay hiện đại.
Dự kiến máy bay lai khinh khí cầu sẽ đi vào hoạt động vào năm 2025, thách thức các loại máy bay phản lực thông thường trên một số tuyến đường ngắn phổ biến, nhờ vào sự thoải mái và lượng khí thải thấp hơn 90%.
Mike Durham, Giám đốc kỹ thuật của Hybrid Air Vehicle cho biết: “Lợi ích số một của chiếc máy bay là lượng khí thải carbon cực thấp, thân thiện với môi tường. Tuy nhiên, khả năng di chuyển của Airlander 10 sẽ chậm hơn máy bay thông thường khác, bù lại chất lượng hành trình tăng cao hơn”.
Cỗ máy hoạt động nhờ vào sự kết hợp lực nâng nổi từ Helium với lực nâng khí động học để cất cánh.
Khi lên cao, nó sẽ di chuyển chậm giống một chiếc khinh khí cầu. Tốc độ tối đa của Airlander 10 sẽ là khoảng 130 km/h, thường sẽ đạt trung bình gần 100 km/h.
Với vận tốc này, Airlander 10 di chuyển tương đương với ô tô hoặc tàu hỏa, kém xa máy bay phản lực đường ngắn, bay với vận tốc hơn 720 km/h.
Công ty ước tính rằng sử dụng Airlander 10 thì việc đi lại giữa Seattle, Mỹ và Vancouver, Canada sẽ mất hơn 4 giờ, trong khi đi máy bay mất khoảng chưa tới 3 giờ đồng hồ.
Điều quan trọng, Airlander 10 sẽ chỉ tạo ra 4,6 kg CO2 trên mỗi hành khách trong hành trình này, thay vì 53 kg CO2 nếu sử dụng máy bay thông thường.
Các cửa sổ kính suốt từ trần đến sàn, kết hợp với độ cao bay dưới 3.040 mét cung cấp tầm nhìn ngoạn mục cho du khách. Do thân tàu khổng lồ chứa đầy khí heli ngăn cách động cơ và cabin nên hầu như không có tiếng ồn và rung. Máy bay cũng phần lớn không bị ảnh hưởng bởi nhiễu động.
Durham cho biết: “Một khi đã bay ở trên cao, du khách cảm nhận đang bay trong môi trường gần như im lặng hoàn toàn”.
Đến năm 2030, công ty dự kiến sẽ cung cấp phiên bản Airlander chạy hoàn toàn bằng điện.
Bị hút ra khỏi máy bay, phi công sống sót thần kỳ
Phi công hãng hàng không Anh bị hút ra khỏi máy bay ở độ cao 7 km và may mắn sống sót sau vụ tai nạn kinh hoàng.
Phi hành đoàn tìm cách giữ chân của Tim Lancaster
Cửa số máy bay bị vỡ, phi công bất ngờ bị hút ra ngoài. Các tiếp viên hàng không, phi hành đoàn khó khăn lắm mới giữ lại được chân của phi công ngăn anh ngã từ độ cao khoảng 7 km so với mặt đất. Thoạt nghe, nhiều người cho rằng đó là cốt truyện của một bộ phim thảm họa trong điện ảnh Hollywood. Tuy nhiên, đó hoàn toàn là vụ việc thực tế, chuyện đã xảy ra vào năm 1990.
Đáng kinh ngạc hơn khi phi công của hãng hàng không British Airways liên quan đến vụ việc là Cơ trưởng Tim Lancaster. Người đàn ông may mắn sống sót nhưng đã bị gãy xương và tê cóng người sau khi tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài cửa sổ.
Vụ việc chấn động xảy ra hơn ba thập kỷ trước vào tháng 6/1990, khi cơ trưởng Tim Lancaster điều khiển chuyến bay thương mại từ Birmingham, Anh đến Malaga, Tây Ban Nha. Trên chuyến bay lúc đó có 81 hành khách và 4 thành viên phi hành đoàn.
Mọi chuyện bắt đầu như một ngày bình thường đối với phi hành đoàn chuyến bay bỗng chốc chuyển thành thảm họa chỉ sau gần nửa giờ bay. Hai trong sáu cửa sổ buồng lái máy bay bất ngờ bị vỡ khi bay qua khu vực Oxfordshire.
Cơ trưởng Tim Lancaster bị gió hất văng ra khỏi chỗ ngồi, hút ra khỏi cửa sổ và suýt nữa thì hất tiếp viên hàng không Nigel Ogden xuống đất.
May mắn khi Nigel Ogden nhanh như chớp né được tai nạn cho bản thân và giữ được chân của Tim Lancaster.
Lúc này, Tim Lancaster đang vật lộn giữ lấy sự sống khi cơ thể treo lơ lửng bên ngoài máy bay ở độ cao 7 km. Phi công phụ Alistair Atchinson vừa phải cố gắng điều khiển máy bay vừa la lớn thông báo.
Nigel Ogden kể lại rằng: "Tôi quay tròn, tôi thấy kính chắn gió phía trước đã biến mất. Tim Lancaster bị hất ra ngoài cửa, tất cả những gì tôi có thể thấy là đôi chân của anh ấy. Tôi nhảy qua cột điều khiển, nắm lấy anh để Tim không bị rơi. Áo sơ mi của anh ấy bị gió thổi tung, cơ thể bị uốn cong lên trên, gấp đôi qua đầu máy báy. Sự cố bất ngờ khiến máy bay lao xuống với tốc độ gần 650 km/h ở khu vực bầu trời đông đúc mạng lưới bay chằng chịt bậc nhất thế giới. Tôi thoáng nghĩ đến việc sẽ không thể cứu anh ấy nhưng may sao cuối cùng anh ấy cúi được người xuống trở lại cửa sổ. Mặt của anh ấy đập vào cửa sổ, chảy đầy máu ở mũi và một bên đầu. Đáng sợ nhất là đôi mắt của anh mở to hết cỡ. Tôi sẽ không bao giờ quên được cảnh tượng đáng sợ ngày hôm đó".
Bạn bè đến thăm Tim Lancaster khi đang nằm trên giường bệnh.
Nỗ lực kiểm soát máy bay của phi công phụ Alistair Atchinson thành công và cuối cùng máy bay đã có thể hạ cánh xuống sân bay Southampton. Tim Lancaster đã được di chuyển ngay tới phòng cấp cứu khẩn cấp rồi chuyển tới bệnh viện. Các hành khách và phi hành đoàn cũng được đưa tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.
Sau vụ việc kinh hoàng, Tim Lancaster may mắn sống sót mà chỉ bị gãy xương, tê cóng. Nhiều một thời gian, Tim Lancaster đã quay trở lại làm phi công.
Sống sót thần kỳ sau hành trình bám càng máy bay từ London đến Hà Lan Một thiếu niên 16 tuổi sống sót thần kỳ sau khi bám vào thiết bị hạ cánh của máy bay di chuyển quãng đường từ London đến Hà Lan. Hành khách 'đi lậu vé' Stowaway 16 tuổi đã được đưa đến một phòng khám tại sân bay Maastricht Aachen, Hà Lan ngay sau khi nhân viên sân bay phát hiện cậu dưới máy...