Hình ảnh trẻ em trên thế giới đến trường mùa dịch
Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, các quốc gia đã có những phương án giải quyết phù hợp để trẻ được học đầy đủ, đúng tiến độ.
Học sinh, giáo viên tại một trường học ở New Delhi, Ấn Độ , trao cho nhau một cái ôm từ xa sau thời gian dài xa cách. Các trường học ở Ấn Độ phải đóng cửa trong khoảng 9 tháng do dịch Covid-19. Đến ngày 18/1, New Delhi mới mở cửa trường học cho học sinh lớp 10 và lớp 12. Ảnh: AP.
Học sinh trường Tiểu học Ayany, Kenya trong buổi sáng ngày đầu tiên đi học lại sau 9 tháng giãn cách. Bức ảnh này được AFP ghi lại vào đầu tháng 1/2021. Kể từ tháng 3/2020, Chính phủ Kenya ra lệnh đóng cửa các trường công lập để hạn chế Covid-19 lây lan. Khi mở cửa trường học trở lại, giáo viên, học sinh được yêu cầu đeo khẩu trang trong thời gian ở trường. Ảnh: AFP .
Tại trường Tiểu học và Trung học Simonetta Salacone ở Rome, Italy , học sinh được bố trí học ngoài trời để hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Mỗi lớp học khoảng 20 học sinh, tất cả đều phải ngồi cách nhau khoảng 1 m. Học sinh không bắt buộc đeo khẩu trang, nhưng giáo viên phải tuân thủ quy định này trong lúc giảng dạy. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, cô Maura Silva, giáo viên tại Rio de Janeiro, Brazil , đã đến nhà từng học sinh và trao cho các em những cái ôm thắm thiết. Cô giáo tự chuẩn bị “quần áo bảo hộ” là những bộ áo mưa để đến gặp học sinh. Trong ảnh là khoảnh khắc cô Maura ôm em Yuri Araujo Silva. Yuri sống trong khu ổ chuột 77 Padre Miguel tại thành phố Rio de Janeiro. Ảnh: Reuters .
Gerardo Ixcoy là giáo viên tại một trường THCS ở Guatemala . Do dịch bệnh bùng phát, trường học đóng cửa, việc dạy học của Gerardo bị ảnh hưởng. Mỗi ngày, thầy giáo 27 tuổi đạp xe đến từng nhà học sinh và dạy riêng cho các em. Bức ảnh trên được AP ghi lại khi Gerardo dạy Toán cho em Paola Ximena Conoz. Chiếc xe di động của thầy giáo đậu trước cửa, cô bé 12 tuổi ngồi giữa sân học bài cùng thầy. Ảnh: AP .
Nhiều quốc gia, trong đó có Ấn Độ , đang phải vật lộn với việc dạy học online vì nhiều học sinh, nhà trường không đủ điều kiện dạy và học. Satyendra Pal, một sinh viên đại học, đã mở lớp dạy ngoài trời cho một số đứa trẻ trong khu ổ chuột ở New Delhi. Theo ABC News , Ấn Độ ra quyết định đóng cửa trường học cả nước từ tháng 3/2020 vì đại dịch. Bức ảnh này được chụp vào tháng 7/2020. Ảnh: Reuters .
Sau thời gian nghỉ dịch, học sinh trường Tiểu học Sainte-Croix, Bỉ , trở lại trường vào tháng 5/2020. Để đảm bảo an toàn, học sinh được yêu cầu đeo khẩu trang trong suốt thời gian ở trường, mỗi em ngồi một bàn. Phần chỗ trống sẽ được niêm phong bằng băng dính màu. Ảnh: AFP .
Từ tháng 3/2020, các trường học ở Pháp phải đóng cửa cho dịch bệnh. Đến cuối tháng 6, tất cả trường học chính thức mở cửa. Tuy nhiên, khi đến trường, học sinh vẫn phải tuân theo một số quy định về giãn cách xã hội. Tại một trường tiểu học ở thành phố Paris, nhà trường vẽ mặt cười lên sàn để sắp xếp chỗ đứng cho học sinh. Cách làm này nhằm giúp trẻ ghi nhớ khoảng cách an toàn, giảm thiểu việc lây nhiễm. Ảnh: Reuters .
Mùa tựu trường online
Cách quan tâm đến giáo dục vào thời điểm này sẽ thể hiện rõ nhất điều chúng ta mong muốn và hành động vì tương lai.
Không như mọi năm, các thầy cô giáo đứng ở cổng trường để đón chào học sinh lớp 10, mấy hôm trước, Ban giám hiệu Trường THPT Trưng Vương (quận 1) dành một ngày đi thăm những học sinh mới.
Học sinh trường THPT Mạc Đĩnh Chi (quận 6, TP.HCM) trong ngày giảng năm học 2020-2021. Ảnh: NGUYỆT NHI
Sự quan tâm ấy giúp học trò vơi đi sự bơ vơ của ngày - tựu - trường - không - đến - trường.
Nhiều triệu HS đã có một mùa khai trường đặc biệt nhất từ sau nửa thế kỷ, từ khi kết thúc chiến tranh. Không có cái lạ lẫm, háo hức được cha mẹ chở đến trường với sách mới, đồng phục mới để gặp thầy cô, bạn mới, mà là mùa khai trường online. Trước đó, các em đã trải qua một mùa hè không được vui chơi, không được ra ngoài. Cũng có em về quê và bị kẹt lại bởi dịch bệnh, sẽ phải học online hoặc học ở quê. Có nhiều em đón ngày khai trường trong khu cách ly, có em thì ngày này vẫn còn mong ngóng mẹ cha trở về từ bệnh viện.
Nửa tháng trước, trong cuộc họp, đồng nghiệp của tôi đã khóc khi nói về hoàn cảnh của hai em HS ở quận 8. Chỉ trong một tuần, từ bệnh viện dã chiến trở về, hai em trở thành trẻ mồ côi bởi cha mẹ và ông nội qua đời vì nhiễm bệnh COVID-19. Phút chốc thành bơ vơ, hai em được ông bà đón về quê và sẽ trải qua thời học trò ở đó, dù trước đó cha mẹ chúng đã cố gắng hết sức khi từ quê vào và bám trụ ở Sài Gòn.
Không chỉ hai em HS vừa kể, với con số gần 12.000 bệnh nhân tử vong đến nay trên cả nước, trong đó có gần 9.000 bệnh nhân tử vong tại TP.HCM thì năm học này, nhiều em khác cũng trở thành mồ côi. Đường đời của chúng sẽ khúc khuỷu, gập ghềnh hơn khi không còn cha mẹ. Và rất nhiều em khác, cuộc sống sẽ khó khăn hơn khi mà công việc và thu nhập của phụ huynh vốn bấp bênh từ trước dịch, giờ càng khó khăn do thất nghiệp vì giãn cách.
Mùa tựu trường nhắc chúng ta có một thế hệ học trò cần được chăm sóc, bù đắp cả tinh thần, tình cảm và kiến thức. Ngành giáo dục có thể tạo điều kiện cho HS về thi cử, đánh giá để các em không bị thiệt thòi về cơ hội, thầy cô sẽ giúp các em tiếp cận kiến thức... Cho dù thế, thì học online vẫn không thể thay thế tương tác trực tiếp, xã hội cần nhớ về dịp khai trường đặc biệt này.
Công điện của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn gửi UBND các tỉnh, thành trong dịp khai giảng tuy không dài nhưng đề cập khá đủ và rõ những gì mà chính quyền, mỗi người thầy, phụ huynh và toàn xã hội cần làm. Chủ động, linh hoạt và trách nhiệm, đó là tinh thần của bức công điện, là mong mỏi của người đứng đầu ngành giáo dục về những gì chúng ta cần làm cho các em HS của những ngày dịch bệnh này. Bộ trưởng lưu ý thêm: Quan tâm đặc biệt đến các em HS có cha mẹ đang ở tuyến đầu chống dịch.
Với những người đang sống hôm nay, đại dịch này là chưa từng có tiền lệ về quy mô, thiệt hại. Nhưng chúng ta đã có vaccine, đã có sự cảnh giác cá nhân và nỗ lực chung để tin rằng nó sẽ bị đẩy lùi. Dẫu có mất mát thì tất cả vẫn sống vì ngày mai, vẫn nhìn về phía trước. Và cách mà người lớn chăm sóc HS, xã hội quan tâm đến giáo dục vào thời điểm này là sự quy chiếu, thể hiện rõ nhất điều chúng ta mong muốn ở tương lai, những gì chúng ta hành động vì tương lai.
Vụ điểm cao trượt, điểm thấp lại đậu: Quảng Bình tăng học sinh, tăng lớp Việc tăng số lượng học sinh lớp 10 tại nhiều trường trung học phổ thông nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của phụ huynh, học sinh. Ngày 31/7, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình cho hay, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hồ An Phong vừa ký quyết về việc "điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu kế...