Hình ảnh thú vị về học sinh thế kỷ trước qua góc nhìn hoạ sĩ
Khung cảnh tới trường và các tiết học được nhiều họa sĩ tái hiện qua từng nét vẽ, tạo nên bức tranh đáng yêu về trẻ em thế kỷ trước.
Một buổi sáng đến trường của Peter và Jane trong cuốn sách được xuất bản lần đầu năm 1959, theo Pinterest.com .
Ở thế kỷ trước, xe bus đưa đón học sinh đã được sử dụng ở các nước phương Tây. Mỗi buổi sáng, chiếc xe màu vàng đến từng nhà, đưa các em đến trường an toàn và đúng giờ. Hình ảnh những cô cậu học trò ở một vùng nông thôn nước Mỹ chào tạm biệt những chú cún cưng để tới trường. Tranh vẽ của họa sĩ Steven Dohanos (1907-1994)
Tại các trường học Mỹ, hình ảnh nhân viên tuần tra hướng dẫn trẻ em qua đường an toàn rất phổ biến. Trong bức tranh minh họa cho bộ lịch năm 1937, họa sĩ Raymond James Stuart đã vẽ lại hình ảnh cậu bé đang hướng dẫn các em nhỏ đi trong làn đường cho phép.
Bên cạnh các môn học về văn hóa, học sinh được tham gia các giờ học vẽ tranh, âm nhạc và cả những tiết học làm đồ gỗ. Một giờ học thủ công của học sinh Pháp qua những nét phác thảo của họa sĩ Auguste Joseph Trupheme.
Cậu học trò nghịch ngợm “tự vẽ bản thân” trong một giờ học vẽ khiến cô giáo hoảng hốt. Tranh vẽ của họa sĩ David Lockhart năm 1953.
Những học sinh Hà Lan năm 1907 trong tiết học hát được họa sĩ Max Sibert (1871-1937) vẽ lại.
Video đang HOT
Sức khỏe của học sinh cũng rất được chú trọng. Tranh được vẽ vào những năm 50 của thế kỷ trước.
Tiết học của các em còn được tái hiện qua những lời thơ ngộ nghĩnh.
Hình ảnh cậu học sinh chăm chú chép bài từ một một quyển sách đóng bìa da qua tác phẩm “Trên băng ghế trường học” của họa sĩ Ernst Wrtenberger, năm 1919.
Trẻ em thời đại nào cũng thật nghịch ngợm, hiếu động.
Phóng toKhung cảnh một lớp học cùng nhau chụp ảnh được hoạ sĩ người Mỹ Stevan Dohanos tái hiện năm 1946.
Theo Zing
Thủ khoa kép trường Mỹ thuật: "Không bao giờ cho phép bản thân cẩu thả, qua loa"
Trở thành thủ khoa cả đầu vào lẫn đầu ra của trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, chàng trai Đặng Thành Duy tự nhủ bản thân phải càng cố gắng hơn nữa để chạm đến ước mơ có được những công trình ấn tượng.
Họ và tên: Đặng Thành Duy
Sinh ngày: 10/02/1995
Các thành tích đã đạt được:
- Thủ khoa đầu vào và thủ khoa đầu ra trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp.
- Học bổng Inax dành cho sinh viên có thành tích xuất sắc năm 2015.
- Học bổng Nitori Quốc tế cho sinh viên có thành tích xuất sắc 2016.
- Chứng nhận giải Vàng cuộc thi "Nhà thiết kế trẻ châu Á (AYDA) - khu vực Việt Nam - mảng thiết kế nội thất năm 2016.
- Giấy khen của Hiệu trưởng "Tốt nghiệp thủ khoa - hệ đào tạo chính quy.
- Giấy khen của Hiệu trưởng "Sinh viên Giỏi" năm học 2014 - 2015, 2016 - 2017.
- Giấy khen của Hiệu trưởng "Sinh viên Xuất sắc" năm học 2017 - 2018.
- Học bổng định kỳ dành cho sinh viên có thành tích tốt của trường trong suốt 4 năm 2014 - 2018.
- Giải nhì trong Triển lãm thực tập cuối kỳ của Khoa Trang trí Nội ngoại thất, trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp.
- Chứng nhận hoàn thành chương trình học tập ngắn hạn dành cho giải Vàng AYDA các khu vực năm 2016 tại Indonesia.
Trở thành thủ khoa cả đầu vào lẫn đầu ra của trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, chàng trai Đặng Thành Duy tự nhủ bản thân phải càng cố gắng hơn nữa để chạm đến ước mơ có được những công trình ấn tượng.
Vốn sinh ra trong một gia đình có bố mẹ đều hoạt động lĩnh vực nghệ thuật, Đặng Thành Duy có được khả năng cảm thụ và có một cái nhìn sâu sắc về nghệ thuật. Với nỗ lực của mình, anh chàng này trở thành thủ khoa đầu vào năm 2013 của trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp với 41 điểm (tổ hợp môn Ngữ văn - Vẽ hình họa - Bố cục màu). Và trong kỳ thi tốt nghiệp đại học vừa qua, với số điểm 8.35/10 Thành Duy tiếp tục trở thành thủ khoa đầu ra của trường.
Thành Duy chia sẻ: "Bố mẹ mình đều là họa sĩ nên chắc mình được thừa hưởng một phần khả năng cảm thụ nghệ thuật của bố mẹ. Ngay từ khi còn nhỏ mình đã rất thích vẽ, và bố mẹ cũng định hướng theo con đường này. Thật may mắn khi những nỗ lực cố gắng của bản thân được đền đáp xứng đáng".
Theo Thành Duy thì việc quan trọng vẫn là thời gian học trên lớp để nắm bắt những kiến thức căn bản một cách hệ thống, từ đó sẽ có được nền tảng quan trọng. Với Duy khi ôn luyện môn Ngữ văn theo cách học "xương cá", nắm bắt các ý chính, triển khai thành các ý nhỏ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Còn về hình họa và bố cục màu, anh bạn tiết lộ rằng nắm bắt từng bước, dựng hình chắc chắn rồi lên sáng tối không gian.
Quá trình học đại học, Duy luôn cố gắng tiếp thu những bài giảng của thầy cô, anh bạn cũng chú trọng các bài học thực hành thực tế. Vì có tiếp xúc thực tế thì những kiến thức mới trở nên có ý nghĩa. Với các đồ án chuyên ngành, Thành Duy tìm kiếm và khai thác những ý tưởng mới lạ, độc đáo với những cảm xúc sâu sắc.
Thành Duy tâm sự: "Đôi lúc có thể ra ngoài phố, nhâm nhi một cốc cà phê để lấy lại tinh thần rồi tiếp tục làm việc, học tập. Vì thực ra những ý tưởng hay không phải lúc nào cũng xuất hiện bên bàn học. Thế nên ngoài thời gian ở trường thì mình gặp bạn bè, đi đây đó để mở mang tầm hiểu biết".
Trong quan niệm của anh chàng này, đời người chỉ có một lần để sống, làm những gì mình thích, thổ lộ với người mình yêu một cách chân thành để sau này khi nhìn lại quãng đường đã qua sẽ không phải thở dài tiếc nuối. Khi làm việc Duy nghiêm túc và cẩn trọng, nhưng ngoài đời anh cởi mở, dễ gần và luôn rạng ngời nụ cười trên môi. Bởi thế, nhiều khi rơi vào trạng thái căng thẳng, áp lực, anh tìm cách không để bản thân đánh mất niềm lạc quan vốn có.
Thành Duy mong muốn sẽ trở thành một người có thể tạo nên những công trình mang đến hạnh phúc cho mọi người. "Những công trình đó không cần vô địch mà chỉ cần có ích, và được đón nhận trong sự hân hoan, thế là đủ", Duy nói. Duy không bao giờ cho phép bản thân cẩu thả, qua loa trong bất cứ khâu nào của công việc, anh cho rằng mình "khó tính" nhưng chính sự cẩn trọng đó làm nên phong cách riêng của Duy.
Khi được hỏi về mẫu hình lý tưởng, chàng trai sinh năm 1995 bày tỏ: "Không cần đặt ra một mẫu người lý tưởng nào cả, vì vốn dĩ tình yêu làm gì có lý do. Bởi khi trái tim rung động thì chính là khi ta biết yêu. Tuổi trẻ này hãy cứ mạnh dạn ngỏ lời với người mình thương, sống hết mình và yêu chân thành để sau này không hối tiêc. Bên cạnh học tập, công việc thì tình yêu cũng tạo cảm hứng, nguồn năng lượng để chúng ta sống tốt hơn. Đó cũng là một dạng của hạnh phúc".
Thi Thi
Ảnh: NVCC
Theo Dân trí
Cô giáo tiểu học gần 20 năm đam mê phương pháp dạy học sáng tạo Cô Minh Trâm luôn tâm niệm rằng, làm sao học sinh luôn cảm thấy đến lớp là một niềm hạnh phúc, thích thú và là ngày vui của mình. Năm 2001, sau khi tốt nghiệp ngành giáo dục tiểu học của Trường Đại học Sài Gòn (trước đây là Cao đẳng Sư phạm), cô Huỳnh Thị Minh Trâm gắn bó với ngôi trường...