Hillary Clinton chọn thông điệp tranh cử gần gũi với dân chúng
Thay vì tổ chức những sự kiện ồn ào và hoành tráng, bà Hillary Clinton chọn cách tuyên bố quyết định tranh cử tổng thống của mình thông qua một đoạn video ngắn nhằm tạo cảm giác gần gũi nhất có thể với người dân.
Bà Hillary Clinton xuất hiện trong đoạn cuối của video được tung ra hôm qua và tuyên bố chính thức tranh cử tổng thống. Ảnh: Youtube
Trong đoạn video dài hơn hai phút tuyên bố chính thức tranh cử tổng thống, bà Hillary Clinton chỉ xuất hiện vào khoảng 30 giây cuối cùng, sau cảnh những người dân bình thường chia sẻ câu chuyện của họ. Một loạt mẩu chuyện nhỏ có chung hình thức thể hiện là để chính người kể miêu tả cách họ khởi động một thứ gì đó mới mẻ trong cuộc sống.
Nổi bật là hình ảnh đôi vợ chồng da màu đang chờ đợi đứa con sắp chào đời, là một cô gái người Mỹ gốc Á vừa tốt nghiệp đại học, đang tìm kiếm công việc để bắt đầu cuộc sống tự lập, là hai người đàn ông đồng tính đang chuẩn bị cho một đám cưới hạnh phúc, cùng rất nhiều người lao động da trắng khác. Thông điệp mà bà Hillary truyền đi là mong muốn góp một phần sức lực để giúp đỡ người dân Mỹ, đặc biệt là tầng lớp trung lưu, và rút ngắn khoảng cách thu nhập trong xã hội, theo New York Times.
“Những người Mỹ bình thường cần một người hỗ trợ, ủng hộ họ, và tôi muốn trở thành người đó”, bà nói. “Vì thế tôi lên đường tìm kiếm những lá phiếu của các bạn. Hy vọng các bạn sẽ cùng tôi tham gia hành trình này”.
Chuyên gia nhận định việc bà Hillary tung ra đoạn video với những hình ảnh đời thường cho thấy chiến dịch vận động tranh cử mà cựu đệ nhất phu nhân Mỹ thực hiện sẽ nhắm tới khía cạnh cảm xúc của người dân, chinh phục cử tri bằng những câu chuyện cá nhân cảm động.
Cũng như những ứng viên khác, bà Hillary trong những tuần tới dự kiến dừng chân ở Iowa, New Hampshire và Nam California để tiếp xúc cử tri. Nhưng chiến dịch lần này của bà sẽ rất khác biệt so với đối thủ, các nhà phân tích dự đoán.
Công bố quyết định tranh cử như thế nào là một bước rất quan trọng bởi đây là cơ hội tốt để các ứng viên tạo ấn tượng ban đầu với những cử tri tiềm năng, TribLive dẫn lời John Lapp, chiến lược gia đảng Dân chủ ở Washington giải thích. “Khi đám đông lớn dần, đó là lúc tên của các ứng viên được chú ý tới, nhờ đó họ có thể kêu gọi thêm nhà tài trợ”, ông nói.
Video đang HOT
“Sử dụng truyền thông xã hội thay vì mở các cuộc tuần hành cổ động lớn với bóng bay và hoa giấy để đưa ra tuyên bố lúc này là một lựa chọn thông minh”, Lapp nhận xét. Theo ông, bà Hillary không cần thiết phải “khoa trương một cách hào nhoáng” giống các ứng viên khác bởi “không ai có nền tảng tốt hơn bà”.
Kevin Walsh, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Broward, bình luận việc bộ máy của bà Hillary tung đoạn video lên Youtube, Facebook và các trang mạng xã hội khác dù không quá mới nhưng sẽ giúp bà tiếp cận với nhiều cử tri cùng lúc, đặc biệt là những người trẻ.
Ông Tom Henderson, một đại diện của đảng Dân chủ ở bang Iowa, cho rằng bà Hillary không đưa ra tuyên bố bằng một sự kiện hoành tráng nhằm tránh cảm giác xa cách. Đây là một bước thay đổi lớn nếu so sánh với những gì bà thực hiện trong cuộc cạnh tranh trở thành ứng viên của đảng Dân chủ để tranh cử tổng thống hồi năm 2008. Khi đó, bà thất bại trước ông Barack Obama mà lý do chính được cho là bởi bà quá tách biệt với đa số công chúng bình dân.
“Nếu muốn thay đổi hình ảnh thì bà ấy nên chọn cách tổ chức những buổi họp mặt nhỏ”, ông Henderson nói. “Cử tri muốn gặp gỡ và đánh gia từng ứng viên. Ai có thể kết nối với họ tại những cuộc gặp mặt nhỏ như thế sẽ là người thành công”, ông nhấn mạnh.
Theo Vox, đoạn video còn cho thấy bà Hillary đang theo đuổi một phương hướng mới trong chiến dịch tranh cử, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc truyền cảm hứng tới cử tri. Thay vì thể hiện quan điểm của bản thân, bà lại ngụ ý về việc chia sẻ tầm nhìn với người dân bằng cách đưa hình ảnh, tiếng nói của họ lên đầu tiên và khiêm nhường xuất hiện sau cùng trong video.
Thêm vào đó, việc các nhân vật kể câu chuyện của chính họ chứ không phải về cựu ngoại trưởng Mỹ cũng là một điểm nhấn đáng chú ý. Bà Hillary có lẽ muốn khắc họa bản thân như một người lãnh đạo biết lắng nghe, một nhà tổ chức có nguyên tắc và một chiến binh đấu tranh hết mình vì cử tri, Jonathan Allen từ Vox bình luận.
Tuy nhiên, sau khi đoạn video được công bố, giới quan sát lập tức đặt ra mối hoài nghi về việc bằng cách nào mà một người phụ nữ với phong thái quý tộc, từng sống tại Nhà Trắng, sở hữu nhiều biệt thự, di chuyển bằng máy bay riêng như bà Hillary lại có thể trở thành “người hỗ trợ, ủng hộ” cho kẻ yếu thế và là hình ảnh biểu trưng cho tầng lớp trung lưu.
Bà Hillary cũng phải đối mặt với những thách thức trong việc thuyết phục người dân Mỹ tin rằng bà đã biến đổi từ một người cạnh tranh cho vị trí tổng thống vì bản thân tới một ứng viên muốn chiến thắng vì quyền lợi của những người bà đại diện. Ngoài ra, phương tiện truyền thông cũng như các đối thủ chắc chắn sẽ tập trung khai thác sự không tương xứng giữa khối tài sản của bà Hillary với những cử tri mà bà mong muốn đại diện và nhận được phiếu bầu từ họ.
Giới quan sát đánh giá vẫn còn quá sớm để xác định liệu hướng đi mới mà bà Hillary đang theo đuổi có chính xác hay không khi mục tiêu bà đặt ra là kết nối với “những người Mỹ bình thường” nhưng rõ ràng nó là một bước tiến dài so với chiến dịch năm 2008 của bà.
Theo Reuters, khi Hillary để thua trong cuộc chạy đua trở thành ứng viên tranh cử tổng thống đại diện cho đảng Dân chủ 7 năm trước, chiến dịch của bà bị chỉ trích nặng nề bởi nó xây dựng hình ảnh một lãnh đạo có phần kiêu ngạo. Bên cạnh đó, bà luôn tìm cách thể hiện khía cạnh cứng rắn trong phong cách làm việc để nhấn mạnh rằng bà đủ sức đảm đương vai trò của người đứng đầu Nhà Trắng.
Nhưng nay, đoạn video mà bà Hillary tung ra lại vẽ nên chân dung một con người hoàn toàn khác, ấm áp và đồng cảm hơn. Bà đồng thời đặt nền móng cho một chương trình nghị sự về kinh tế hướng trọng tâm vào người dân, bảo vệ nguyện vọng và quyền lợi cho nhân dân.
7 năm trước, thông điệp mà Hillary đưa ra là “Tôi đến để giành chiến thắng”. Hiện tại, bà dồn sự chú ý sang các cử tri, tạo cho họ một cảm giác gần gũi khi tuyên bố “những người Mỹ bình thường cần một người hỗ trợ và ủng hộ họ, và tôi muốn trở thành người đó”.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Bà Clinton bị một ứng viên Cộng hòa gọi là "Chính khách của quá khứ"
Trong tuyên bố tranh cử Thượng Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Marco Rubio kêu gọi thành lập một thế hệ lãnh đạo mới "không bị kẹt lại thế kỷ 20".
Theo Reuters, ông Rubio ngày 13/4 đã tuyên bố sẽ trở thành ứng viên Đảng Cộng hòa tham gia tranh cử Tổng thống Mỹ. Quyết định này của ông Rubio được đưa ra không lâu sau khi bà Clinton chính thức tuyên bố là ứng viên của Đảng Dân chủ tham gia tranh cử.
Ông Rubio tuyên bố tranh cử (Ảnh AP)
Ông Rubio, 43 tuổi, là con trai của một gia đình nhập cư nghèo từ Cuba. Trong cương lĩnh tranh cử của mình, ông Rubio muốn thể hiện mình là "một sự lựa chọn tốt cho đa số người dân Mỹ", một tuyên bố nhằm vào những đối thủ được cho là nặng ký hơn là ông Jeb Bush, người cũng thuộc Đảng Cộng hòa và bà Clinton.
"Tôi có nghe thấy một vài người gợi ý rằng tôi nên đứng sang một bên và chờ đến lượt mình nhưng tôi không thể làm vậy bởi tôi tin rằng, nước Mỹ của chúng ta- một quốc gia đặc biệt, đang ở trong giai đoạn gian khó, và nếu là Tổng thống, tôi hoàn toàn có thể tạo ra sự khác biệt", ông Rubio nhấn mạnh.
Người dân Mỹ sẽ "có cơ hội để viết nên một chương vĩ đại nhất trong câu chuyện về nước Mỹ", ông Rubio nói thêm. "Chúng ta sẽ không thể làm được điều này nếu cứ trông ngóng về những nhà lãnh đạo với những ý tưởng trong quá khứ. Chúng ta phải thay đổi cách chúng ta đưa ra quyết định của mình bằng cách thay đổi những người có quyền đưa ra cac quyết định đó", ông Rubio khẳng định.
Dù không trực tiếp nhắc đến đối thủ là bà Hillary Clinton, tuyên bố của ông Rubio cũng nhằm ám chỉ bà Clinton là "một trong những chính trị gia của quá khứ".
"Giờ là thời điểm để thế hệ người dân Mỹ có thể hướng tới một nước Mỹ trong thế kỷ mới", ông Rubio khẳng định.
"Chỉ mới ngày hôm qua, một lãnh đạo từ quá khứ đã tuyên bố bắt đầu tranh cử Tổng thống bằng cam kết sẽ đưa chúng ta quay trở lại ngày hôm qua. Nhưng ngày hôm qua đã qua rồi và chúng ta sẽ không bao giờ quay trở lại nữa", ông Rubio nói./.
Trần Khánh
Theo LDO
Bà Clinton gia nhập Facebook, 600.000 like chỉ sau 12 giờ Nhiều người sử dụng mạng xã hội thậm chí phải mất nhiều năm để tạo một hồ sơ cá nhân cho bản thân. Trong khi đó, chỉ sau 12 giờ cài đặt lại trang Facebook đầu tiên, bà Hillary Clinton đã nhận được 600.000 lượt like và hơn 1,8 triệu lượt xem video trên trang cá nhân của mình. Trang Facebook của ứng...