Hiểu việc & sẵn sàng làm việc: Lợi thế vượt trội của sinh viên thường xuyên trải nghiệm doanh nghiệp
Với yêu cầu tuyển dụng ngày càng khắt khe của thị trường lao động hiện đại, sinh viên không chỉ cần giỏi chuyên môn hay có kỹ năng mềm, mà còn cần sự am hiểu nhất định về môi trường doanh nghiệp để sẵn sàng làm việc.
Đây cũng là xu thế đào tạo nổi bật trong mô hình đại học theo hướng ứng dụng cao – nơi sinh viên được định hướng “học để làm việc”, kết hợp giữa kiến thức chuyên môn và kiến thức thực tiễn về tình hình nghề nghiệp trong lĩnh vực của mình, giúp các bạn sẵn sàng làm việc ngay khi tốt nghiệp.
Học như làm việc, rút ngắn khoảng cách “vào nghề”
Để đáp ứng nhu cầu học tập thực tế, giúp sinh viên hình dung môi trường làm việc cụ thể, các trường đại học theo hướng ứng dụng thường chú trọng đầu tư hệ thống thí nghiệm, thực hành, mô phỏng. Như tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), riêng ở nhóm ngành công nghệ – kỹ thuật, trường đã có đến 15 phòng thí nghiệm – thực hành cùng 02 xưởng ô tô diện tích lớn, thiết bị được cập nhật từ Mitsubishi, Ford, Toyota,…
Một góc phòng thí nghiệm AI do Mitsubishi Electric Việt Nam tài trợ tại HUTECH
Hoặc với nhóm ngành Nhà hàng – Khách sạn, HUTECH có trung tâm thực hành nhà hàng – nhà bếp – quầy bar theo tiêu chuẩn của ĐH Cergy Paris (Pháp) – đối tác đào tạo Cử nhân quốc tế nhóm ngành này. Việc thực hành thường xuyên trong môi trường hiện đại, trang thiết bị tương tự như ở doanh nghiệp giúp sinh viên thành thạo kỹ năng chuyên môn ngay từ khi chưa tốt nghiệp.
Video đang HOT
Trong khi đó, với nhóm ngành Truyền thông – Quan hệ công chúng – Marketing, sinh viên học tập theo dự án thực tế, tham gia tổ chức sự kiện quy mô lớn ngay trong chương trình chính khóa. “Học như làm việc”, các bạn có thể tự mình hiểu rõ quy trình vận hành của các dự án truyền thông, đồng thời có thêm điểm cộng kinh nghiệm giá trị cho bản CV tương lai.
Sinh viên Truyền thông đa phương tiện HUTECH học tập qua các dự án truyền thông chuyên nghiệp từ trên giảng đường
Vững kỹ năng mềm, nhạy bén với xu thế nghề nghiệp
Cùng với điểm cộng về chuyên môn, một đặc trưng nổi bật khác của sinh viên từ môi trường đại học ứng dụng là vốn kỹ năng mềm khá vững – điều kiện cần để thích nghi nhanh chóng hơn trong môi trường doanh nghiệp, lợi thế hơn trong cuộc đua săn việc. Không chỉ lắng nghe và học kinh nghiệm về kỹ năng mềm trong các giờ học kỹ năng hay giao lưu doanh nghiệp, nhiều trường đại học cũng mang đến cho sinh viên các hoạt động ngoại khóa để thực hành kỹ năng nhiều hơn. Đây chính là động lực hàng đầu của hơn 50 câu lạc bộ văn nghệ, thể thao, tình nguyện, học thuật sôi động tại HUTECH, tạo “giảng đường mở” để sinh viên vừa theo đuổi sở thích, vừa trau dồi kỹ năng mềm cần thiết (giao tiếp, teamwork, networking, quản lý thời gian,…).
Sinh hoạt câu lạc bộ giúp sinh viên phát triển nhiều kỹ năng mềm
Nhiều câu lạc bộ ngoại khóa còn là nơi sinh viên thực hành chuyên môn. Minh Hiếu (sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện, thành viên CLB Văn nghệ Keiko) cho biết: “Lựa chọn tham gia hoạt động câu lạc bộ ở vị trí chụp ảnh và quay phim giúp ích rất nhiều cho việc học Truyền thông đa phương tiện. Em chọn ngành này vì thích sản xuất truyền thông, nên khi tham gia quay chụp thì em sớm có dịp vận dụng kỹ năng chuyên môn được học vào sự kiện thực tế, có thể học hỏi nhiều kinh nghiệm, quen biết thêm các anh chị trong ngành. Những trải nghiệm về quá trình tổ chức sự kiện cũng giúp em có cái nhìn cụ thể, nghiêm túc hơn về con đường mình theo đuổi”.
Minh Hiếu chọn “thả tim” cho hoạt động câu lạc bộ bởi đây là dịp để bạn vận dụng kiến thức chuyên môn
Trải nghiệm doanh nghiệp dày dặn, sẵn sàng “vào nghề” nhanh nhất
Đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp, các trường đại học với định hướng ứng dụng thường có mối liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp nhằm tạo nhiều cơ hội thực tập cho sinh viên trong suốt quá trình học tập. Qua những trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp, sinh viên sẽ hiểu rõ hơn về công việc như cách thức vận hành, xử lý rủi ro, yêu cầu về năng lực và tố chất với từng vị trí. Điều này giúp sinh viên đến gần hơn với môi trường doanh nghiệp, “thạo việc” trước khi tốt nghiệp và từ đó đón đầu nhiều cơ hội việc làm “khủng”.
Một chuyến tham quan trải nghiệm của sinh viên Công nghệ thông tin HUTECH
Nhiều ngành đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp còn mang đến cho sinh viên cơ hội học bổng đa dạng trong quá trình học. Như tại HUTECH, năm 2022, tân sinh viên trúng tuyển một trong 08 ngành gồm Kỹ thuật xây dựng, Quản lý xây dựng, Công nghệ sinh học, Công nghệ thực phẩm, Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm, Kỹ thuật môi trường, Quản lý tài nguyên và môi trường, Chăn nuôi sẽ nhận Học bổng Doanh nghiệp trị giá 30% học phí toàn khóa (dù các bạn trúng tuyển theo phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển học bạ hay xét tuyển điểm thi Đánh giá năng lực).
Nhiều sinh viên Trường Đại học Kiên Giang vừa tốt nghiệp đã có ngay việc làm
Hơn 380 sinh viên khóa 4 niên học 2018-2022 của Trường Đại học Kiên Giang đã được các doanh nghiệp ký kết hợp đồng lao động ngay tại lễ tốt nghiệp.
Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Tuấn Khanh trao bằng tốt nghiệp loại giỏi cho sinh viên mới tốt nghiệp niên học 2018-2022 - Ảnh: QUỐC BÌNH
Ngày 28-7, TS Nguyễn Tuấn Khanh, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Kiên Giang cho biết, nhà trường vừa tổ chức lễ tốt nghiệp cho hơn 380 sinh viên niên khóa 2018-2022, đồng thời công bố đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục theo tiêu chí của Bộ GD-ĐT.
Nhà trường đã thực hiện nội dung đánh giá gồm 25 tiêu chuẩn, 111 tiêu chí theo Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19-5-2017 của Bộ GD-ĐT ban hành Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học.
Với nhiều giải pháp đồng bộ, chất lượng đào tạo của Trường Đại học Kiên Giang không ngừng được khẳng định với tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp hàng năm đạt trên 85%. Đặc biệt, nhà trường tăng cường kết nối, quan hệ với doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sinh viên trải nghiệm, thực tập doanh nghiệp, tổ chức linh hoạt nhiều hình thức giới thiệu việc làm cho sinh viên... Riêng trên 380 sinh viên khóa 4 niên học 2018-2022 sau tốt nghiệp đã có việc làm đạt 100%.
Đại học Kiên Giang là Trường Đại học công lập trực thuộc Bộ GD-ĐT, được thành lập từ năm 2014. Năm học 2021-2022, nhà trường tiếp nhận 950 tân sinh viên đăng ký nhập học (đợt 1) vào 18 ngành đào tạo của trường, nâng tổng số sinh viên toàn trường lên gần 4.500 sinh viên. Trong đó, các ngành như: Quản trị kinh doanh, kế toán, công nghệ thông tin, luật, tài chính ngân hàng, du lịch và ngôn ngữ Anh... là nhóm ngành có số lượng sinh viên nhập học cao nhất.
Nhà trường nỗ lực tìm đầu ra cho sinh viên trong mùa tốt nghiệp Các nhà trường đã và đang chủ động tìm kiếm, mở rộng liên kết với doanh nghiệp để tạo môi trường thực tập và giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Ảnh minh hoạ. Sắp tới thời điểm ra trường, mối lo về công việc sinh viên đối với Trần Ngọc Thắng (sinh viên Đại học Công nghệ, Đại...