Hiểu tường tận về răng ê buốt cùng chuyên gia
Răng bị ê buốt hay còn gọi là răng nhạy cảm, là hiện tượng cơn đau buốt ngắn xuất hiện ở răng khi ăn, uống các loại thực phẩm có vị chua, ngọt hoặc nóng, lạnh.
Với những tư vấn của chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về răng ê buốt từ đó phòng tránh và điều trị đúng cách, giảm nguy cơ biến chứng nặng.
Chương trình với chủ đề “Hiểu tường tận về răng ê buốt cùng chuyên gia” vào lúc 19 giờ chủ nhật, ngày 14.8.2022; được trực tuyến trên Fanpage Báo Thanh Niên và Fanpage Báo Sức Khỏe & Đời Sống.
Tăng trẻ mắc tay chân miệng, 3 dấu hiệu cảnh báo bệnh trở nặng
Nếu trẻ mắc tay chân miệng có một trong 3 dấu hiệu gồm sốt cao không đáp ứng điều trị, giật mình, quấy khóc dai dẳng, cha mẹ cần đưa con đi viện ngay, tránh biến chứng nặng.
Video đang HOT
Số lượng trẻ mắc bệnh tay chân miệng đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) đang có xu hướng gia tăng. Trong tháng 4 và 5, Bệnh viện có 776 trẻ mắc tay chân miệng đến khám, tăng 759 ca so với 2 tháng trước đó. Trong đó, 114 trẻ phải nhập viện điều trị.
TS.BS Đỗ Thiện Hải - Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh tay chân miệng xuất hiện quanh năm, đặc biệt giao mùa là thời điểm thuận lợi nhất cho virus gây bệnh phát triển. Trẻ mắc bệnh thường có các biểu hiện như sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao) và tổn thương ở da (dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối...). Tuy nhiên, có một số trẻ chỉ có biểu hiện loét miệng hoặc nổi nốt nhỏ ở mông hay bẹn, nếu gia đình không chú ý thì rất khó phát hiện.
Đa phần trẻ mắc tay chân miệng diễn biến nhẹ.
Trường hợp bé Hoàng Nam (15 tháng tuổi) là một ví dụ. Trẻ nhập viện do sốt cao 39-40 độ C không hạ, quấy khóc, đau miệng, không ăn được. Lúc đầu, gia đình chỉ nghĩ con bị sốt, nhiệt miệng nên không ăn được. "Tôi không nghĩ con mắc bệnh tay chân miệng vì lúc ở nhà tay chân con chưa nổi nốt gì"- mẹ bé Nam cho biết.
Theo BS Hải, đa phần trẻ mắc bệnh có diễn biến nhẹ. Tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh cũng có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí dẫn đến tử vong.
"Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để có thể đưa trẻ đến điều trị kịp thời. Không nên tìm hiểu trên mạng rồi tự ý dùng thuốc, có thể khiến bệnh của trẻ nặng thêm" - BS Hải lưu ý.
Dưới đây bác sĩ chỉ ra 3 dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh diễn biến nặng:
- Sốt cao không đáp ứng với điều trị: Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt.
- Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.
- Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.
Theo BS Hải, trước đây đã có nhiều trường hợp trẻ biến chứng nặng do gia đình không biết nên đã bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo một cách đáng tiếc. Vì thế, nếu trẻ có một trong 3 triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, không nên chủ quan tự theo dõi ở nhà, tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Tại Việt Nam, tay chân miệng là bệnh lưu hành quanh năm lây truyền qua đường tiêu hóa và gặp ở hầu hết 63 tỉnh, thành phố. Bệnh thường gia tăng vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Bộ Y tế dự báo dịch tay chân miệng có xu hướng gia tăng trong thời gian tới đây.
Để phòng bệnh, người dân cần thực hiện 3 sạch: Ăn uống sạch, ở sạch, bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch. Tại lớp học cần chú ý thực hiện vệ sinh, thường xuyên vệ sinh mặt bàn, ghế, làm sạch bề mặt và đồ chơi hằng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Hoảng hốt khi con 4 tuổi dậy thì Một bé trai 4 tuổi được mẹ hoảng hốt đưa vào Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) khám vì dương vật to bất thường. Một bé gái 4 tuổi đã có chiều cao vượt trội, ngực sưng to. Bác sĩ kết luận các bé dậy thì sớm. Vậy dậy thì sớm là gì, có nguy hiểm? Cách điều trị, phòng tránh như...