Hiệu trưởng trường THPT chuyên Lê Hồng Phong xin từ chức
Bà Nguyễn Thị Yến Trinh, Hiệu trưởng trường THPT chuyên Lê Hồng Phong vừa nêu nguyện vọng xin từ chức vào tháng 9 tới.
Ngày 20-5, nguồn tin của PLO cho biết trong buổi họp hội đồng sư phạm của trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (quận 5, TP.HCM) diễn ra tuần trước, bà Nguyễn Thị Yến Trinh, Hiệu trưởng trường này đã trình bày nguyện vọng muốn được từ chức vào tháng 9 tới đây vì lý do sức khỏe.
Nguồn tin trên cho biết thêm, khi nghe thông tin trên hầu hết giáo viên trong trường đều không muốn bà Trinh từ chức bởi bà đang làm việc rất tốt. Từ khi bà về trường đã đem lại nhiều thay đổi, nhiều điều mới và thành tích cho ngôi trường. Vì thế từ giáo viên đến nhân viên trong trường đều rất yêu mến bà.
“Mọi thứ đang ổn định giờ bà lại quyết định nghỉ nên không ai muốn. Các giáo viên còn muốn viết thư mong bà suy nghĩ lại. Thế nhưng bà Trinh đã đưa ra quyết định và gửi đơn lên Sở GD&ĐT TP.HCM. Đến giờ các giáo viên trong trường vẫn còn sốc”, nguồn tin bộc bạch.
Bà Nguyễn Thị Yến Trinh – Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng trường THPT Lê Hồng Phong phát biểu tại lễ kỷ niệm 90 năm thành lập trường. Ảnh: Website trường THPT Lê Hồng Phong
PLO đã cố gắng liên hệ với bà Trinh nhưng không liên lạc được. Tuy nhiên, sáng nay khi trao đổi với báo chí, bà Trinh đã xác nhận sự việc trên.
Video đang HOT
Bà Trinh làm hiệu trường THPT chuyên Lê Hồng Phong từ năm 2014, đến nay đã được một nhiệm kỳ (5 năm).
Trước đó, Thanh tra TP.HCM đã có báo cáo UBND TP.HCM về kết quả xử lý đơn liên quan đến việc Sở GD&ĐT TP cử thành viên tham dự lớp bồi dưỡng ở Đức năm 2018. Kết quả xác minh cho thấy bà Trinh là vợ của ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM được cử tham dự bồi dưỡng ở nước ngoài trái quy định.
Trước đó, thanh tra đã nhận một đơn phản ánh việc Sở GD&ĐT TP.HCM cử thành viên tham dự lớp bồi dưỡng kỹ năng quản lý và nâng cao chất lượng trường công ở Đức năm 2018 không công khai, không minh bạch về tiêu chí lựa chọn của “nhóm Hiệu trưởng TP”. Không có họ, tên, địa chỉ, bút tích của người làm đơn. Sau khi kiểm tra, xác minh, Thanh tra TP.HCM nhìn nhận việc Sở GD&ĐT có văn bản số 3403 ngày 28-9-2018 cử thành viên tham dự lớp bồi dưỡng ở Đức năm 2018 có sai sót.
Trong danh sách thành viên có 2 người tuy trong năm 2018 đã được đi nước ngoài về việc công 2 lần là nguyên Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM là ông Đỗ Minh Hoàng và bà Nguyễn Thị Yến Trinh nhưng Sở này vẫn tiếp tục cử 2 người tham dự lớp bồi dưỡng ở Đức.
Việc này không đúng theo Quyết định của UBND TP về ban hành quy định quản lý và xét duyệt cán bộ, công chức, viên chức đi nước ngoài (tháng 4-2018). Theo đó, nguyên tắc xét duyệt đi nước ngoài là cán bộ, công chức, viên chức được cử đi nước ngoài về việc công không quá 2 lần trong năm. Trường hợp đặc biệt phải xin ý kiến của Chủ tịch UBND TP.HCM.
Theo PLO
Không phân biệt giàu nghèo khi cấm phương tiện cá nhân
Hạn chế tiến tới cấm xe máy đi vào nội đô là một giải pháp cần thiết trong bối cảnh dân số và phương tiện cá nhân tăng cơ học hiện nay. Tuy nhiên, để đảm bảo công bằng, tránh phân biệt giàu nghèo, nhiều người còn đề nghị, không chỉ cấm xe máy, mà Hà Nội cần cấm cả ô tô cá nhân.
Cấm xe máy, dừng đăng ký mới ở nội thành đang là chủ đề nóng của ngành giao thông
Đi 70 km nhanh hơn 7 km
Đề cập sự gia tăng chóng mặt của các phương tiện cá nhân, tại buổi làm việc với Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn cho biết: Nếu như năm 2008, Hà Nội chỉ có khoảng 2,2 triệu phương tiện thì đến năm 2017 đã tăng lên gấp 3 lần. Trong năm 2018, mỗi ngày có tới 27 nghìn ô tô, xe máy, xe đạp điện được cấp biển tham gia giao thông. Ngoài ra còn có 1,2 triệu xe các tỉnh đổ về lưu thông tại Hà Nội. Mặt khác thời gian gần đây, loại hình taxi cũng phát triển rất nhanh, riêng taxi grab đã có hơn 41 nghìn xe hoạt động trên địa bàn.
Từ khi Luật Thủ đô ra đời, tốc độ tăng dân số trung bình trên địa bàn vẫn lên tới trên 200 nghìn người mỗi năm. Theo tính toán của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phạm Trí Thức, với mức tăng này, cứ sau 4 năm, Hà Nội lại tăng gần 1 triệu dân, tương đương với dân số của một tỉnh nhỏ. Tình trạng tăng dân số cơ học kéo theo tăng các phương tiện cá nhân, tạo áp lực rất lớn lên hạ tầng xã hội, gây ùn tắc giao thông. "Ở nhiều nước, người dân sống cách nội đô 70 km nhưng đi tàu điện ngầm có khi còn nhanh hơn đi 7 km ở Việt Nam", ông Thức nhìn nhận.
Thực tế đó đòi hỏi Hà Nội cần đưa ra những giải pháp hài hòa, tổng thể để giải quyết bài toán nan giải, nhức nhối này. Trao đổi với PV Tiền Phong, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật ủng hộ lộ trình và giải pháp cấm xe máy lưu thông tại một số tuyến đường đi vào nội đô, như Nguyễn Trãi, Lê Văn Lương mà ngành Giao thông vừa đưa ra. Bên cạnh đó, ông cũng ủng hộ phương án dừng đăng ký xe máy mới tại khu vực nội đô.
Tuy nhiên, để đảm bảo công bằng, không có sự phân biệt giữa người nghèo và người giàu, đại biểu từng tham gia giám sát Luật Thủ đô cho rằng, ngoài xe máy, Hà Nội cần nghiên cứu, đưa ra phương án hạn chế, thậm chí cấm cả ô tô cá nhân đi vào nội đô. Bởi ngoài xe máy, ô tô cá nhân cũng là phương tiện trực tiếp gây ra ùn tắc giao thông.
Cấm có vi phạm quyền dân sự?
Ngoài sự cần thiết dừng đăng ký xe máy mới, ông Phạm Văn Hòa còn đề nghị hạn chế đối đa các cửa hàng kinh doanh phương tiện cá nhân trong khu vực nội thành. Nhưng để mang lại hiệu quả, song song với việc cấm phương tiện cá nhân, Hà Nội và các thành phố lớn khác cần cấp thiết hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm, đường sắt trên cao...
"Với những công chức bình thường, hay người dân vốn mưu sinh bằng xe máy, thời gian đầu có thể gặp nhiều khó khăn. Nhưng nếu phương tiện công cộng thay thế tốt hơn, họ sẽ thấy hài lòng và quên đi phương tiện cá nhân của mình. Tất nhiên, để làm được điều này, hệ thống giao thông công cộng phải được đổi mới cung cách phục vụ, đảm bảo giờ giấc và mức giá phải hợp lý. Đặc biệt cần đảm bảo sự lưu thông, đi lại thuận tiện nhất cho người dân", ông Hòa lưu ý.
Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến đồng tình, vẫn còn nhiều người băn khoăn về các giải pháp giao thông mà Hà Nội đưa ra. Đồng tình việc từng bước cấm xe máy hoạt động trong nội thành để giảm ùn tắc, ô nhiễm, nhưng ông Đinh Xuân Thảo, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội lại không ủng hộ việc dừng đăng ký xe mới tại khu vực nội thành để hỗ trợ cấm xe vào năm 2030. Theo ông, điều này là vi phạm quyền dân sự của công dân. Bởi việc đăng ký xe máy là xác định quyền sở hữu hợp pháp về tài sản cá nhân. Do vậy, nhà nước phải đăng ký xe máy cho người dân, còn sử dụng thế nào cho hợp pháp thì họ phải tìm hiểu.
Ông Thảo cho rằng, giải pháp hỗ trợ tốt nhất cho việc từng bước dừng xe máy lưu thông ở nội đô là tăng phí đăng ký xe mới lên cao hơn nhiều lần hiện nay. Như vậy người dân sẽ cân nhắc, còn nhà nước lại có thêm khoản thu để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông.
Theo TPO
"Đất tướng" Nghi Lộc Không biết từ bao giờ, ở xứ Nghệ lưu truyền câu "Nam Đàn phát vương, Nghi Lộc phát tướng". Nam Đàn là quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, vua Mai Hắc Đế... Còn Nghi Lộc, chỉ tính trong 70 năm qua với 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ và ngày nay, nơi đây đã sinh ra hàng chục vị tướng...