Hiệu trưởng Trường Marie Curie viết thư đề nghị Bộ trưởng giảm môn thi THPT quốc gia
Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS – THPT Marie Curie, viết thư gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị giảm môn thi trong kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội.
Thầy Nguyễn Xuân Khang tại lễ khai giảng năm học mới của Trường THCS – THPT Marie Curie – Ảnh TUỆ NGUYỄN
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến học sinh phải nghỉ học kéo dài, ngày 16.3, thầy giáo Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS – THPT Marie Curie (gọi tắt là MC), Hà Nội, đã gửi thư cho Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ và Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, trong thư kiến nghị các vị lãnh đạo xem xét, cắt giảm số môn thi của 2 kỳ thi quan trọng là thi THPT quốc gia và tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội năm 2020.
Trong thư, thầy Khang bày tỏ tâm tư khi Việt Nam đã bước sang giai đoạn 2 phòng, chống dịch bệnh Covid-19, phức tạp hơn và quyết liệt hơn. Đến ngày 15.3, tất cả các địa phương đều phải tiếp tục cho học sinh từ mầm non đến THCS nghỉ học, trong đó có những nơi đã cho học sinh đi học được một thời gian cũng phải thay đổi và tiếp tục đóng cửa trường. Gần 30 tỉnh, thành phố vẫn chưa thể cho học sinh THPT đến trường, trong đó có các thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng…
Theo thầy Khang, Bộ GD-ĐT đã 2 lần điều chỉnh thời điểm kết thúc năm học và thời gian tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2020. Các trường đã phải dạy và học online hoặc qua truyền hình… Tuy nhiên, không phải địa phương, nhà trường, giáo viên, học sinh nào cũng có đủ điều kiện để dạy và học từ xa có hiệu quả.
Thầy Khang nhắc tới chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19, trong đó có nội dung liên quan đến lĩnh vực GD-ĐT: “Giảm nhẹ chương trình, rút ngắn thời gian học nhưng phải bảo đảm chất lượng học tập”. Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nói “chống dịch như chống giặc, chấp nhận thiệt hại kinh tế để bảo vệ sức khoẻ nhân dân”.
“Không biết tình hình này tiếp diễn đến bao giờ? Dịch bệnh Covid-19 không những ảnh hưởng đến giáo dục mà còn ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác, làm đảo lộn cuộc sống hàng triệu người”, thầy Khang trăn trở.
Video đang HOT
Thầy Nguyễn Xuân Khang và học trò trường MC – Ảnh Tuệ Nguyễn
Chỉ nên thi 3 môn
Thầy Khang viết trong thư kiến nghị: “Trong bối cảnh này, lắng nghe nguyện vọng của nhiều giáo viên, học sinh và phụ huynh, tôi xin phép đề nghị 2 nội dung”.
Cụ thể: thứ nhất, về kỳ thi THPT quốc gia năm 2020, thầy Khang đề nghị Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ xem xét và quyết định chỉ thi các môn toán, ngữ văn và ngoại ngữ; bỏ các bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Nội dung đề thi năm nay cũng cần có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. Năm nay, khi chưa xảy ra dịch bệnh, Bộ GD-ĐT chủ trương không công bố đề minh hoạ kỳ thi THPT quốc gia. Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh phức tạp khiến học sinh tiếp tục phải nghỉ học như hiện nay, theo thầy Khang, Bộ cần cân nhắc, xây dựng và sớm ban hành đề minh hoạ các môn thi, giúp học sinh và các nhà trường có kênh tham khảo chính thức để ôn tập và yên tâm về định hướng ra đề trong năm học “đặc biệt” này.
Thứ hai, về kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020 – 2021 của Hà Nội, thầy Khang đề nghị Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung xem xét, sửa quyết định về kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020 – 2021. Theo đó, chỉ thi các môn toán, ngữ văn và ngoại ngữ; bỏ môn thi thứ tư, là một trong các môn lý, hoá, sinh, sử, địa, giáo dục công dân (được chọn ngẫu nhiên vào cuối tháng 3).
Thầy Khang chia sẻ thêm: “Tôi đề xuất giảm bớt một số môn thi trong các kỳ thi nói trên, trước hết là nhằm giảm áp lực cho giáo viên và học sinh cuối cấp, giúp người dân thêm tin tưởng, yên tâm, đồng lòng chống dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, giảm được đáng kể quy mô tổ chức các kỳ thi đó của Bộ và thành phố”.
“Việc đề xuất ý kiến này là trong tình hình đặc biệt chống dịch Covid-19, “thời chiến”! Những năm sau, “thời bình”, xã hội có điều kiện thuận lợi, các kỳ thi nói trên sẽ được tổ chức “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, thầy Khang nói.
Theo thanhnien.vn
Quan điểm của thầy Khang về những điều chỉnh thi quốc gia sau năm 2020
Theo Hiệu trưởng trường Marie Curie, việc thi trên máy tính, thay cho việc thi trên giấy như hiện nay, sẽ có rất nhiều ưu điểm.
Sau 5 năm (2014 - 2019) tích cực đổi mới, kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng về căn bản đã thành công, đạt được mục tiêu giảm áp lực và tốn kém cho thí sinh nói riêng và xã hội nói chung. Nhất là kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2019 được dư luận xã hội rất hoan nghênh.
Còn 9 tháng nữa sẽ đến kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định sẽ tiếp tục như kỳ thi năm 2019.
Giai đoạn 2021 - 2025, kỳ thi trung học phổ thông quốc gia cơ bản giữ ổn định như hiện nay nhưng có thể điều chỉnh:
1) Các môn thi trắc nghiệm khách quan (Toán, Ngoại ngữ, Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa, Giáo dục công dân) sẽ thi trên máy tính, thay cho việc thi trên giấy như hiện nay.
2) Các bài thi tổ hợp (Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội) chuyển thành các bài thi tổng hợp (tích hợp liên môn), mỗi bài thi chỉ có 1 đầu điểm.
Theo Hiệu trưởng trường Marie Curie, việc thi trên máy tính, thay cho việc thi trên giấy như hiện nay, sẽ có rất nhiều ưu điểm. (Ảnh: Tùng Dương)
Trước vấn đề này, chia sẻ với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng trường Marie Curie nhận định: "Theo tôi đó là những điều chỉnh theo hướng tích cực".
Tuy nhiên, thầy Khang cho rằng, cái khó nhất của phương thức thi trắc nghiệm khách quan là "ngân hàng câu hỏi thi". Do đó, Bộ cần phải tập trung sức người, sức của để có nguồn câu hỏi thi đa dạng, phong phú và chuẩn hoá. Cho dù thi trên giấy hay trên máy tính việc này vẫn phải làm.
Nhưng theo thầy Khang, câu hỏi thứ nhất sẽ giải quyết được nếu hình thành nhiều tổ chức khảo thí độc lập, có đủ năng lực và uy tín được Nhà nước uỷ quyền thực hiện dịch vụ thi trung học phổ thông quốc gia, thi làm nhiều đợt trong một năm. Bộ Giáo dục và Đào tạo giữ vai trò giám sát chất lượng của các kỳ thi.Theo thầy Khang, việc thi trên máy tính, thay cho việc thi trên giấy như hiện nay, sẽ có rất nhiều ưu điểm như: Con người không thể can thiệp vào kết quả bài thi; Người thi có thể biết ngay kết quả bài thi; Giảm đáng kể công sức và chi phí chấm thi.
Mặc dù đến nay có nhiều người băn khoăn lấy đâu cho đủ máy tính? Học sinh vùng sâu vùng xa có thi trên máy tính được không?...
Câu hỏi thứ hai không đáng có vì học sinh trung học phổ thông ở bất cứ vùng nào cũng bắt buộc phải học Công nghệ thông tin trong ba năm lớp 10, 11, 12. Khi hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông học sinh đủ năng lực thi trắc nghiệm khách quan trên máy tính.
Trước đó như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam thông tin, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, với thời gian chuẩn bị từ nay thì chúng ta có thể tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia trên máy tính từ năm 2021, song việc triển khai cần hết sức thận trọng.
Bởi lẽ với một số lượng thí sinh dự thi đông đảo diễn ra tại một thời điểm, nếu hạ tầng không đảm bảo có thể dẫn đến nhiều sự cố xảy ra như nghẽn mạng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thi của thí sinh.
Bên cạnh đó, việc đầu tư một số lượng máy tính khổng lồ để phục vụ cho kỳ thi xong rồi "đắp chiếu" đợi kỳ thi năm sau cũng sẽ là một sự lãng phí lớn.
Ngoài ra, việc kỳ thi trung học phổ thông quốc gia liệu có đạt được cả hai mục tiêu là xét tốt nghiệp và làm cơ sở để tuyển sinh đại học hay không cũng cần phải có thêm những nghiên cứu, đánh giá khoa học và nghiêm túc.
Giáo sư Lâm Quang Thiệp - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, thi trên máy tính là xu thế tất yếu trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay nhưng tổ chức thi như thế nào, kỹ thuật ra sao là điều cần phải bàn rất cụ thể.
Thùy Linh
Theo giaoduc.net
Giáo viên đề xuất cắt bớt chương trình học, không kéo dài lịch học sang tháng 7 "Việc học là cả đời,cắt bớt một số bài không trọng tâm cũng không ảnh hưởng đến sự học của học sinh. Không nên chỉ dạy cho đủ tiết mà bỏ qua chất lượng". Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, cô Phạm Thái Lê - giáo viên Trường Marie Curie (Hà Nội) đề xuất tới Bộ trưởng Bộ Giáo...