Hiệu trưởng trường Chuyên KHXH&NV lên tiếng về đề thi Văn vào lớp 10 gây tranh cãi
Trước đó, vào sáng 13/7, trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức thi môn Ngữ văn. Tuy nhiên, một câu hỏi trong phần thi Nghị luận văn học đã gây rất nhiều tranh cãi. Cụ thể đề như sau:
“Nhà thơ Xuân Quỳnh đã viết: “Thơ đối với cuộc sống ví như một người con gái đối với gia đình, cái để cho người ta làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài lại là đức hạnh”. Từ trải nghiệm văn học của bản thân, em hãy bàn luận ý kiến trên.”
Đề chuyên Văn của trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội & Nhân văn về nhan sắc và đức hạnh của phụ nữ
Ngay sau khi xuất hiện, đề thi này đã gây tranh cãi vì nhiều ý kiến cho rằng “đề thi quá sức với học sinh lớp 9, đưa ra một nhận định cũ kỹ khi phân định rạch ròi giữa “đức hạnh” và “nhan sắc” cũng như “nội dung” và “hình thức” của thơ”.
Nhận xét về đề thi năm nay,PGS.TS Nguyễn Quang Liệu, Hiệu trưởng trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội & Nhân văn cho rằng, đối với các đề chuyên Văn cần phải có tính phân loại cao so với những đề thông thường. Với yêu cầu ấy, đề bài này đã đáp ứng được khi đòi hỏi thí sinh ngoài kiến thức cần phải có vốn sống và quan điểm riêng. Trả lời trên Vietnamnet, ông nói:
“Đề Văn này không hề áp đặt thí sinh. Nếu đề buộc học sinh phải chứng minh đó là chân lý thì mới đáng nói, còn ở đây, đề yêu cầu bàn luận. Điều đó có nghĩa học sinh có quyền phản biện chứ đó không phải là chân lý”.
PGS.TS Nguyễn Quang Liệu, Hiệu trưởng trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội & Nhân văn lên tiếng về đề thi Văn gây tranh cãi
Video đang HOT
Về ý kiến cho rằng, “đề thi có phần cũ kỹ, cổ hủ”, theo PGS Liệu, đề này vẫn hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh hiện nay.
“Đây là một dạng câu hỏi tương đối mở, học sinh có thể tự do thể hiện quan điểm thay vì đi theo lối mòn. Đứng ở góc độ này, ai cũng có thể tham gia bàn luận bằng chính những trải nghiệm của riêng mình.
Đối với học sinh 16 tuổi hiện nay cũng đã có những trải nghiệm nhất định. Học sinh nào vốn sống nhiều, có cái nhìn sắc sảo thì sẽ thành công với đề bài này; còn nếu vốn sống ít thì sẽ thật khó khăn.
Với sự thử thách vốn liếng văn chương cũng như tư duy phân tích, lý luận như thế, đề thi này hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu là tìm ra được những nhân tố phù hợp” - PGS Quang Liệu cho hay.
Tranh cãi đề thi chuyên Văn lớp 10 về nhan sắc và đức hạnh của người phụ nữ: Giáo viên và học sinh nói gì?
Sáng 13/7, thí sinh dự thi vào trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã thi môn Ngữ văn. Tuy nhiên, một câu hỏi trong phần thi Nghị luận văn học đã gây nhiều tranh cãi. Cụ thể đề như sau:
"Nhà thơ Xuân Quỳnh đã viết: "Thơ đối với cuộc sống ví như một người con gái đối với gia đình, cái để cho người ta làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài lại là đức hạnh". Từ trải nghiệm văn học của bản thân, em hãy bàn luận ý kiến trên."
Đề thi chuyên Văn lớp 10 gây tranh cãi của trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (Hà Nội) năm 2020 - 2021
Vừa sức hay quá nặng với học sinh thi chuyên Văn?
Cô Đỗ Khánh Phượng, giáo viên Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI đánh giá, đề thi quen thuộc so với cấu trúc thi chuyên, gồm hai phần Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học.
Phần Nghị luận văn học đưa ra nhận định, nội dung hướng đến hai vấn đề là giá trị hình thức và vai trò của tác phẩm nghệ thuật thơ, tức yếu tố giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ. Tuy nhiên, thơ khác với văn xuôi ở sự tác động tinh tế, nhẹ nhàng và phải cảm nhận một cách dài lâu để từ từ thấm, hiểu và tiếp nhận để "tự bước đi trên con đường của chính mình" (Nguyễn Đình Thi).
"Với đề thi này, nhiều bạn sẽ cảm thấy "khó thở" vì mình khó có thể hoàn thành tối đa các yêu cầu của đề thi, điểm 5-6 sẽ phổ biến", cô Phượng nhận định.
Cô Nguyễn Thị Thu, giáo viên dạy Ngữ văn ở Hải Dương cho rằng đề thi này về cơ bản có tính phân hóa cao. Vì là đề thi của trường chuyên nên đương nhiên sẽ khó hơn bình thường.
Cô Nguyễn Thị Thu
Câu Nghị luận xã hội bàn về một vấn đề tuy không mới nhưng lại có cách đặt vấn đề rất hay. Với dạng câu hỏi nghi vấn này các em có thể có nhiều góc nhìn và quan điểm khác nhau. Từ đó, sẽ đánh giá được bạn thí sinh nào có góc nhìn sâu sắc và toàn diện nhất.
Cô Thu cũng nhấn mạnh thêm: "Với câu Nghị luận văn học, thí sinh trước hết phải giải thích được vấn đề và gắn nó vào mối quan hệ với thơ ca. Cái này vừa thiên về mặt cảm thụ văn học nhiều hơn, cần chứng minh qua ý thơ. Còn trải nghiệm thực tế chỉ là dẫn chứng minh họa, nên tôi cho rằng không quá khó với học sinh trường chuyên".
Tuy nhiên, rất nhiều ý kiến cho rằng các em học sinh mới chỉ 15, 16 tuổi chưa lập gia đình, cũng chưa có quá nhiều trải nghiệm trong cuộc sống đề bàn về một vấn đề "to tát" như nhan sắc và đức hạnh của phụ nữ.
Một Facebooker cho rằng: "Câu khó như thế này mà tới chiếm tới 6 điểm. Tôi không biết học sinh mới 15 tuổi làm thế nào bàn được về giá trị của nhan sắc, đức hạnh, và sống với nhau lâu dài trong gia đình. Những vấn đề này, gấp đôi, gấp ba tuổi các cháu còn chưa hiểu hết được".
Học sinh chuyên Văn nói gì?
Bạn Hương Quỳnh, Hà Nội cho nêu quan điểm: "Mình đang là học sinh chuyên Văn. Với mình thì đề thi này phù hợp với học sinh ngay cả học sinh lớp 9 lên 10. Vì vấn đề mà đề đưa ra bàn luận ở đây suy cho cùng không phải là nhan sắc hay đức hạnh của người phụ nữ mà đó là phép so sánh ngầm để nêu bật lên thơ và đặc trưng của thơ.
Cô bạn Hương Quỳnh
Vốn dĩ đề chỉ đưa ra nhan sắc để so sánh với nghệ thuật (ngôn từ, nhạc thơ, phép tu từ...) của thơ, còn đức hạnh để nói đến chiều sâu tư tưởng, suy nghĩ và tính hàm súc của thơ mà người nghệ sĩ gửi gắm vào trong đó thôi. Có lẽ mọi người đang hiểu sai vấn đề lí luận của câu 2.
Với học sinh đã và đang có hướng thi chuyên Văn thì việc ôn luyện và tiếp xúc với lí luận văn học hoàn toàn nằm trong chương trình ôn tập, vậy nên những vấn đề như này không còn mới mẻ hay quá xa lạ, khó khăn gì với các bạn".
Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn trực thuộc Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội được thành lập 9/10/2019. Năm học 2020 - 2021 là năm đầu tiên trường tuyển sinh lớp 10 chuyên Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý.
Thi Ngữ văn vào 10 tại Hà Nội: Đề không mới nhưng có ý nghĩa giáo dục, vừa sức với thí sinh Đề thi Ngữ văn "chưa có những đổi mới sáng tạo mang tính bứt phá, nhưng vẫn đảm bảo được tính khoa học, ý nghĩa giáo dục và quan trọng hơn cả là phù hợp với đối tượng, phù hợp với điều kiện thực tế của năm học và mục tiêu của kì thi", TS. Đặng Ngọc Khương nhận xét. Sáng nay 17/7...