Hiệu trưởng “tạm quyền”… vô thời hạn của ĐH Chu Văn An
Đại học Chu Văn An (Hưng Yên) thành lập, Chủ tịch HĐQT tự phong chức hiệu trưởng tạm quyền cho mình. Nhưng quá hạn luật định 1 tháng để bầu, bổ nhiệm hiệu trưởng chính thức đã lâu mà hiệu trưởng “tạm” vẫn tại vị, thậm chí sa thải các hiệu phó, trưởng khoa khác…
Sự việc được một số cổ đông sáng lập và giảng viên Trường ĐH Chu Văn An gửi đơn thư đến báo Dân trí phản ánh. Cụ thể, ĐH Chu Văn An thành lập năm 2006. Đến tháng 4/2012, ông Dương Phan Cường trở thành Chủ tịch HĐQT nhà trường.
5 cổ đông sáng lập, sở hữu 46,93% vốn góp thành lập trường tố cáo việc ông Cường ban hành quyết định cử bản thân mình làm hiệu phó phụ trách nhà trường (tương đương hiệu trưởng) từ tháng 7/2012 tới nay.
Từ thời điểm đó đến nay, ông Cường đã ký nhiều văn bản, quyết định khác nhau với nhiều tư cách, lúc là hiệu phó phụ trách nhà trường, lúc là quyền hiệu trưởng, lúc lại “chính danh” hiệu trưởng… để miễn nhiệm, bổ nhiệm các hiệu phó, chủ nhiệm khoa cũng như ký nhiều bằng tốt nghiệp cho sinh viên.
Đại học Chu Văn An (Hưng Yên).
Đối chiếu theo quy định trong quyết định số 63 và quyết định số 61 của Thủ tướng về quy chế bổ nhiệm lãnh đạo quản lý trường trong trường hợp này, việc ông Dương Phan Cường tự cử bản thân làm hiệu trưởng “tạm” không sai nhưng thời hạn “tạm quyền” không quá 1 tháng để tiến hành việc cử hiệu trưởng chính thức theo quy định.
Video đang HOT
Ngoài ra, điều kiện để Chủ tịch HĐQT có thể được kiêm nhiệm giữ chức vụ hiệu trưởng phải đủ các tiêu chuẩn theo quy định đối với nhà giáo và hiệu trưởng trường ĐH (có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín trong giới khoa học, giáo dục, có năng lực quản lý và đã có ít nhất 5 năm tham gia giảng dạy và quản lý giáo dục đại học). Trong khi đó, ông Cường chưa từng đứng trên bục giảng hay làm quản lý ở lĩnh vực này trước đó.
Như vậy, ông Dương Phan Cường đã tự gia hạn vô thời hạn cho mình làm hiệu trưởng nhà trường khi đã quá thời hạn “tạm quyền” nửa năm nay. Tính đến thời điểm này, ông Dương Phan Cường đã “tạm quyền hiệu trưởng” được hơn 6 tháng. Vấn đề đặt ra, các văn bằng, chứng chỉ cấp cho sinh viên, các quyết định nhân sự… do ông Cường ký có giá trị pháp lý?
Ông Đặng Văn Tỉnh, thành viên HĐQT, cổ đông sáng lập Trường ĐH Chu Văn An trình bày, là thành viên sáng lập trường, ông Tỉnh được Đại Hội đồng cô đông giao nhiêm vụ Phó Hiệu trưởng vào tháng 3/2012, phụ trách công tác Tổ chức – Hành chính – Quản trị; phó Chủ tịch Hôi đông tư vân và hoạt đông xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng trường ĐH Chu văn An.
Tuy nhiên, sau kỳ Đại hội cổ đông tháng 4/2012 mà ông Cường trở thành Chủ tịch HĐQT, ngày 13/7, ông Cường đã ra quyết định số 170 về việc thôi giữ chức vụ Phó hiệu trưởng nhà trường nhiệm kỳ 2012-2017 đối với ông Tỉnh.
“Quyết định số 170 không chỉ gây bất ngờ đối với tôi mà còn khiến nhiều cán bộ, giảng viên, nhân viên của nhà trường ngỡ ngàng. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tôi đã gửi nhiều đơn, thư khiếu nại đến ông Chủ tịch HĐQT, Ban kiểm soát nhà trường, UBND Tỉnh Hưng Yên về việc ông Dương Phan Cường vi phạm các quy định pháp luật về giáo dục, lao động, quản lý cán bộ… Trong lúc chờ kết luận giải quyết khiếu nại, ông Cường vẫn ép tôi dời vị trí công tác” – ông Tình trình bày.
Theo đó, ngày 14/11/2012, ông Tỉnh nhận thông báo lần thứ 3 qua đường bưu điện do Chủ tịch HĐQT Dương Phan Cường ký, với nội dung buộc ông phải bàn giao công việc và bàn giao phòng làm việc. Ông Tỉnh gửi đơn đề nghị khẩn cấp lần thứ 2 tới UBND tỉnh Hưng Yên, Trưởng ban kiểm soát, các đơn vị trong nhà trường kiến nghị về việc làm sai nguyên tắc và có biểu hiện trái pháp luật của ông Dương Phan Cường, yêu cầu dừng việc ép ông bàn giao công việc và thu phòng khi chưa giải quyết đơn thư khiếu nại.Ông Tỉnh cũng yêu cầu Trưởng Ban kiểm soát kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của sự việc.
Nghịch lý ở chỗ, cơ sở để ông Dương Phan Cường ra quyết định miễn nhiệm phó hiệu trưởng với ông Tỉnh cũng là vì không đủ điều kiện quy định với hiệu phó (như đối với hiệu trưởng) mà chính ông Cường cũng không đạt.
Hơn nữa, ngoài ông Đặng Văn Tỉnh, cả 3 Phó hiệu trưởng còn lại cũng đều không đủ tiêu chuẩn, vì các ông này cũng chưa từng đứng trên bục giảng.
Ngày 21/11, ông Tỉnh cũng buộc phải chủ động làm việc với lãnh đạo nhà trường nói rõ quan điểm chưa thể bàn giao lại công tác khi các đơn thư khiếu nại của ông chưa được các cấp giải quyết theo quy định. Ông Tỉnh khẳng định, chỉ bàn giao khi quyền và lơi ích hợp pháp của ông đươc giải quyết thỏa đáng.
Cuối tháng 6/2012 ông Cường cũng đã ký quyết định miễn nhiệm chức Trưởng khoa Công nghệ Thông tin của TS. Dương Xuân Thành và yêu cầu TS. Thành bàn giao công việc cho trợ lý khoa dù hợp đồng lao động của ông Thành được ký từ năm 2008 với ĐH Chu Văn An là hợp đồng không xác định thời hạn, công việc là Chủ nhiệm khoa.
TS.Thành cho biết, ông Cường không đưa ra được bất cứ lý do hợp pháp nào để chấm dứt hợp đồng lao động của mình.
P.Thảo
Theo dân trí
Sinh viên có thể rút ngắn tới 3 học kỳ khi học theo tín chỉ
Đào tạo theo học chế tín chỉ là một trong 7 bước đi quan trọng trong lộ trình đổi mới giáo dục đại học giai đoạn 2006 - 2020. Sinh viên có trình độ, kiến thức và sức học tốt sẽ là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất...
Việc chuyển từ phương thức đào tạo theo niên chế sang tín chỉ là sự hoà nhập vào hình thức đào tạo hiện đại .
Sinh viên giỏi được... hưởng lợi!
Năm 2012, ĐH Vinh lần đầu tiên có 1 SV được công nhận tốt nghiệp sớm hơn so với thời gian học 1 năm, đó là Trần Quốc Luật - lớp 50A toán. Quốc Luật là sinh viên ở khoá thứ 2 nhà trường triển khai theo chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
Đầu tháng 11.2012 vừa qua, ĐH Bách khoa TPHCM đã trao bằng tốt nghiệp cho 3 SV khóa 2008 học vượt và đã tốt nghiệp sớm 1 học kỳ so với chương trình đào tạo.
Tương tự, Trường ĐH Quốc tế, ĐHQG TPHCM cũng vừa tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho 9 SV học vượt 1 học kỳ.
Sau 5 năm ĐH Đà Nẵng chuyển phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ, TS Nguyễn Hoàng Việt - Trưởng ban Đào tạo ĐH Đà Nẵng - cho biết: Với việc dạy và học theo tín chỉ giúp SV chủ động hơn. Nhiều SV có thể học vượt, học chương trình 2 vào học kỳ phụ trong thời gian hè, và có thể học chương trình 2 tại các trường khác. Đặc biệt, với việc học theo tín chỉ đã có 1 SV tốt nghiệp sớm hai học kỳ với loại khá. Ngoài ra, có 337 SV tốt nghiệp sớm một học kỳ (đa số đều đạt loại khá giỏi trở lên).
Theo TS Việt, tỉ lệ tốt nghiệp loại khá giỏi khi đào tạo theo tín chỉ trong 5 năm là 79,31%, cao hơn khi đào tạo theo niên chế (khoảng 42,1%). Cũng qua ghi nhận thực tế từ khi chuyển sang hình thức đào tạo tín chỉ cho biết, số SV được tốt nghiệp sớm hơn so với các chương trình 4 năm, 5 năm thông thường ở ĐH Xây dựng là khoảng 30% trong tổng số SV. Tương tự, ở ĐH Dân lập Thăng Long tỉ lệ này khoảng 15% .
Việc học theo tín chỉ đang được nhiều trường đại học nghiên cứu ứng dụng. Ảnh: Kỳ Anh
Nhìn nhận về phương thức đào tạo này, PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông - Lâm TPHCM - phân tích: Có 3 lợi thế của đào tạo tín chỉ, đó là SV được chủ động thời gian học tùy khả năng, điều kiện sức khỏe, kinh tế.
Ngoài ra, SV còn có thể chuyển đổi chuyên ngành mình đang theo học một cách khá dễ dàng, không phải học lại từ đầu. Với "tính năng" này, SV sẽ có thể sở hữu nhiều bằng cấp bậc đại học với các chuyên ngành khác nhau trong thời gian ngắn hơn.
Và thực tế triển khai cho thấy ưu điểm được SV chú ý tận dụng nhất là việc rút ngắn thời gian học tập. Nhiều SV đã tiết kiệm được từ 1 - 3 học kỳ học ngay từ khi nhà trường áp dụng hình thức đào tạo này.
Được biết, theo quy chế đào tạo của Bộ GDĐT ban hành, sinh viên có thể rút ngắn tối đa 2 học kỳ chính đối với hệ CĐ và 3 học kỳ chính đối với hệ ĐH. Như vậy sinh viên có thể học rút ngắn được 1 năm với hệ CĐ và 1,5 năm đối với hệ ĐH.
Không liệu sức, sẽ phải "trả giá"... đắt!
Không thể phủ nhận những ưu điểm của phương pháp học theo tín chỉ, tuy nhiên, theo PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông - Lâm TPHCM - nếu SV không hiểu rõ yêu cầu của phương pháp này cũng như xác định được khả năng của mình thì sẽ rất lao đao, hậu quả sẽ nặng nề. Thực tế tại trường, có năm có tới 100 SV bị đình chỉ học vì không đạt yêu cầu tối thiểu của học chế này.
Dương Thị Oanh Thanh - cựu SV khoa Triết học, K52 Trường ĐH KHXH&VN (ĐH Quốc gia HN), khóa đầu tiên của trường áp dụng hình thức đào tạo theo tín chỉ, 1 trong 5 SV đầu tiên của trường nhận được bằng tốt nghiệp chỉ sau 3 năm học cho biết: Nếu muốn học vượt, phải có kế hoạch ngay từ đầu và phải kiên định với mục tiêu. Bởi, trong quá trình học vượt sẽ phải chịu áp lực lớn khi phải học với khối lượng kiến thức lớn hơn nhưng thời gian ngắn hơn so với các bạn khác.
Đặc biệt, áp lực này sẽ kéo dài mấy năm nên không phải dễ vượt qua. Bạn cần chủ động liên hệ với thầy cô để xin hướng dẫn, tư vấn sao cho lên được một kế hoạch học tập hợp lý, không bị chồng chéo mà cũng không bỏ phí thời gian.
Còn theo Phạm Phi Hùng - SV tham gia học vượt, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Tin học TPHCM niên khóa 2010, hiện đang tham gia học liên thông lên ĐH của Trường ĐH Mở TPHCM - thì: "Việc học vượt được nhiều SV ưa thích nhưng ít bạn có thể tham gia vì thời gian bố trí học thực tế các tín chỉ tại trường bị "chồng" nhau đến xấp xỉ 70%, nên nếu tham gia học ở tín chỉ này thì sẽ phải bỏ ở tín chỉ khác. Mà nếu bỏ nhiều quá, sẽ hổng kiến thức dẫn đến hệ quả là thi cuối học phần không đạt và sẽ phải tham gia học lại nguyên học phần của tín chỉ bị nợ. Như vậy, sẽ mất thời gian cũng như chi phí nhiều hơn.
Cũng theo SV này, nếu không đủ năng lực, lại muốn rút ngắn thời gian học mà cố tham gia học nhiều tín chỉ trong cùng một thời gian sẽ dẫn đến đuối sức và rốt cuộc lại "xôi hỏng bỏng không".
Đến 2015, tất cả các trường ĐH phải chuyển sang đào tạo tín chỉ. Đào tạo theo học chế tín chỉ là 1 trong 7 bước đi quan trọng trong lộ trình đổi mới giáo dục đại học giai đoạn 2006 - 2020. Giữa năm 2012, Bộ GDĐT đã công bố chương trình hành động giai đoạn 2011-2016. Theo đó, bộ yêu cầu đến năm 2015, tất cả các trường ĐH chuyển hoàn toàn sang đào tạo theo học chế tín chỉ.
Theo laodong
36% sinh viên tốt nghiệp khá giỏi Ngày 20-11, Trường ĐH Văn Hiến tổ chức lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao bằng tốt nghiệp cho 1.155 sinh viên, trong đó ĐH có 978 sinh viên, CĐ có 131 sinh viên và 46 sinh viên hệ TCCN. Sinh viên đạt loạt giỏi có 27 em, loại khá 386 em, đạt tỉ lệ 36%. Dịp này lãnh đạo...