Hiệu trưởng lén lút xây nhà trên đất công vào ban đêm
Là hiệu trưởng một trường tiểu học nhưng bà Hoàng Thị Chung đã thuê người xây nhà trái phép trên đất do xã quản lý vào ban đêm để qua mặt cơ quan chức năng.
Căn nhà do bà Chung xây dựng lén lút trong đêm trên đất công
Theo thông tin từ UBND huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk), ngày 28-2, đoàn công tác do ông Nguyễn Văn Đông, Chủ tịch UBND huyện, làm trưởng đoàn đã kiểm tra việc nhiều hộ dân lấn chiếm, xây nhà trên đất công ở xã Cư Kbang
Những người này đa phần là giáo viên tại các trường trên địa bàn xã Cư Kbang. Họ phát dọn, lấn chiếm đất công làm nhà lén lút trong đêm. Theo ông Đàm Văn Hà, Chủ tịch UBND xã Cư Kbang, khu vực đất bị lấn chiếm có diện tích khoảng 1.000 m2, thuộc quyền quản lý của xã.
Trong số đó, hộ bà Hoàng Thị Chung, hiệu trưởng một trường tiểu học, đã tổ chức xây dựng nhà trái phép trên đất lấn chiếm vào các đêm 24 và 25-2. Sau khi bị phát hiện, hộ bà Chung đã ngừng thi công, UBND xã Cư Kbang cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính. Theo tìm hiểu của phóng viên, khu vực bà Chung xây dựng nhà trái phép cách trụ sở UBND xã Cư Kbang khoảng 500 m, gần ngã ba trung tâm chợ xã.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND huyện Ea Súp đã phê bình lãnh đạo xã Cư Kbang vì không sớm phát hiện, ngăn chặn hành vi lấn chiếm đất và xây dựng nhà trái phép trên đất thuộc quyền quản lý của xã. Đồng thời, yêu cầu chủ tịch xã Cư Kbang xử lý vi phạm đối với các cá nhân lấn chiếm đất công và xây dựng trái phép; giải tỏa các công trình xây dựng trái phép trước ngày 5-3.
Theo NLĐ
Hiệu trưởng phải làm gì để phát triển nhà trường
Theo TS. Ngô Thị Thùy Dương - Phó Viện trưởng Phụ trách Viện Nghiên cứu khoa học Quản lý Giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục), ở Mỹ một số yếu tố trong Chuẩn Hiệu trưởng trường phổ thông là: Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi; Đạo đức và chuẩn mực nghề nghiệp; Bảo đảm sự công bằng và tôn trọng văn hóa. Theo đó, tất cả những việc hiệu trưởng phải làm là để nhà trường phát triển bền vững.
Video đang HOT
ảnh minh họa
Sứ mệnh, tằm nhìn và giá trị cốt lỗi
Các nhà lãnh đạo trường học hiệu quả phải xây dựng và ban hành một sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi gắn với giáo dục chất lượng cao và đạt được sự thành công trong quá trình học tập và sự phát triển của mỗi học sinh. Theo đó, người lãnh đạo hiệu quả phải:
Phát triển một sứ mệnh giáo dục cho trường học để thúc đẩy sự thành công trong quá trình học tập và phát triển của mỗi học sinh.
Phối hợp với các thành viên khác của nhà trường, cộng đồng và sử dụng các dữ liệu có liên quan, phát triển và thúc đẩy một tầm nhìn cho trường học dựa trên cơ sở sự thành công trong học tập và phát triển của mỗi học sinh và trên thực tiễn tổ chức và giảng dạy của trường.
Kết nối và phát triển các giá trị cốt lõi xác định văn hóa của trường và tập trung vào giáo dục lấy học sinh làm trung tâm; kỳ vọng cao và hỗ trợ học sinh; công bằng, toàn diện; có tính mở, sự chăm sóc chu đáo, sự tin tưởng; và liên tục cài tiến.
Xây dựng chiến lược phát triển, thực hiện và đánh giá các hoạt động để đạt được tầm nhìn trường học.
Xem xét và điều chỉnh sứ mệnh và tầm nhìn của nhà trường đề có sự thay đổi phù hợp với các kỳ vọng và cơ hội cho trường học, với nhu cầu và hoàn cành của học sinh.
Xây dựng sự hiểu biết chung về sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi trong nhà trường và cộng đồng và cam kết thực hiện.
Xây dựng các mô hình và theo đuổi sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi cùa nhà trường trong tất cả các khía cạnh.
Đạo đức và chuẩn mực nghề nghiệp
Các nhà lãnh đạo trường học hiệu quả phải hành động có đạo đức và tuân theo chuẩn mực nghề nghiệp để thúc đẩy sự thành công học tập và sự phát triển của mỗi học sinh.
Những việc hiệu trưởng phải làm là:
Hành động có đạo đức và chuyên nghiệp trong các ứng xử cá nhân, các mối quan hệ với những người khác, ra quyết định, quản lý các nguồn lực của trường, và tất cả các khía cạnh về lãnh đạo nhà trường.
Hành động tuân thủ và thúc đẩy các chuẩn mực chuyên nghiệp một cách toàn diện, công bằng, minh bạch, tin tưởng, hợp tác, kiên trì, học hỏi và liên tục cải tiến.
Lãnh đạo với sự xác định giáo dục lấy học sinh làm trung tâm và có trách nhiệm với sự thành công trong học tập và hạnh phúc của mỗi học sinh.
Bảo vệ và phát huy các giá trị về dân chủ, trách nhiệm và tự do cá nhân, bình đẳng, công bằng xã hội, cộng đồng và tính đa dạng.
Lãnh đạo nhà trường với kỹ năng giao tiếp tốt, hiểu biết các vấn đề xã hội, về nền văn hóa và lý lịch của tất cả các giáo viên, nhân viên và học sinh.
Đưa ra các nguyên tắc, các định hướng về đạo đức cho nhà trường và đẩy mạnh cách ứng xử tốt đẹp về mặt đạo đức và nghề nghiệp giữa các giảng viên và nhân viên.
Bảo đảm sự công bằng và tôn trọng văn hóa
Các nhà lãnh đạo trường học hiệu quả phải phấn đấu vì sự bình đẳng về cơ hội giáo dục và thực hiện tôn trọng văn hóa để thúc đẩy thành công học tập và sự phát triển của mỗi học sinh. Cụ thể, người lãnh đạo hiệu quả phải:
Đảm bảo rằng mỗi học sinh được đối xử công bằng, tôn trọng và với một sự hiểu biết về văn hóa và bối cảnh của mỗi học sinh.
Công nhận, tôn trọng và quan tâm đến sự đa dạng, văn hóa và điểm mạnh của mỗi học sinh được coi như là tài sản phục vụ giảng dạy và học tập.
Đảm bảo rằng mỗi học sinh đều được tiếp cận công bằng trong học tập với các giáo viên có trình độ, với các cơ hội học tập, các hỗ trợ học tập và vấn đề xã hội và các nguồn lực khác cần thiết cho sự thành công.
Xây dựng các chính sách với học sinh, quy định hành vi của học sinh một cách tích cực, công bằng, và không thiên vị.
Biết xử lý và làm thay đổi những thành kiến của học sinh, tình trạng thâm hụt ngân sách trong nhà trường, kết quả thấp gắn với các yếu tố về chủng tộc, giai cấp, văn hóa và ngôn ngữ, giới tính và khuynh hướng tình dục, tình trạng đặc biệt hay khuyết tật.
Thúc đẩy ý thức chuẩn bị sớm của học sinh để bước vào cuộc sống tự tin và có thể đóng góp vào các bối cảnh văn hóa đa dạng của một xã hội toàn cầu.
Hoạt động với sự tôn trọng văn hóa trong các mối quan hệ tương tác, trong quá trình ra quyết định và thực hiện.
Biết giải quyết các vấn đề về công bằng và đáp ứng văn hóa trong tất cả các khía cạnh của lãnh đạo.
TS. Ngô Thị Thùy Dương
Theo Giaoducthoidai.vn
Xây dựng văn hoá quản lý trong nhà trường Theo PGS.TS Trần Thị Minh Hằng - Học viện Quản lý giáo dục, xây dựng văn hoá quản lý trong nhà trường phải bắt đầu từ xây dựng văn hoá quản lý của hiệu trưởng. Văn hoá quản lý của hiệu trưởng biểu hiện văn hoá nhà trường, các thành viên trong nhà trường sẽ học tập và làm theo hiệu trưởng từ...