‘Hiệu trưởng làm 10 điều này, mầm hạnh phúc sẽ được gieo trong mỗi nhà trường’
Hiệu trường cần có năng lực thấu hiểu, khả năng kiểm soát cơn giận, khả năng thấu cảm, khả năng thấy sự thật đằng sau hiện tượng để có thể cảm hóa từ bên trong mình (bớt đi cái tôi lãnh đạo) và lan tỏa tới thầy cô giáo trong trường.
Diễn đàn “Làm thế nào để có trường học hạnh phúc?” hiện vẫn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của độc giả VietNamNet.
Dưới đây là những chia sẻ của độc giả Nguyễn Nam, hiện đang công tác tại một trường THPT ở khu vực Tây Nguyên (nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả).
Học sinh THPT. Ảnh: Nam Khánh
Mỗi nhà trường là một xã hội thu nhỏ. Do vậy, mục tiêu xây dựng môi trường hạnh phúc – mà ở đó giáo viên và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau, nơi mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường là một ngày vui, một ngày hạnh phúc – càng cần được chú trọng xây dựng và vun đắp. Quan điểm đó là tiến bộ, là đổi mới, là xu thế toàn cầu và là đích đến của tất cả các nền giáo dục trên toàn thế giới.
Chất lượng hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông phụ thuộc nhiều vào năng lực, kinh nghiệm quản lí của người Hiệu trưởng. Vì họ là người đại diện chức trách hành chính nhà trường, người tổ chức phát triển nhà trường như một cộng đồng giáo dục, người nòng cốt điều khiển quá trình đào tạo của nhà trường và là người khích lệ mọi sự canh tân của tập thể sư phạm… Có thể nói, hiệu trưởng chính là người trực tiếp gieo hạt mầm phát triển và hạnh phúc vào ngôi trường của mình.
Vì vậy, có 10 yêu cầu đối với người hiệu trưởng ngày nay.
1. Hiệu trưởng phải là người đi đầu trong việc thay đổi nhà trường.
Hiệu trưởng cần quan tâm đồng thời 3 yếu tố, đó là con người, môi trường làm việc và phong cách làm việc trong trường. Hiệu trưởng là người đầu tiên hiểu và thực hành, dẫn dắt đội ngũ của nhà trường đạt mục tiêu giáo dục và xây dựng văn hóa nhà trường. Nghĩa là mọi thay đổi cần bắt đầu từ chính người Hiệu trưởng.
2. Hiệu trưởng cần thể hiện sự bình đẳng, dân chủ và giảm áp lực cho giáo viên, học sinh.
Không khó để thấy rằng ở các nhà trường, quyền lực cao nhất nằm trong tay Hiệu trưởng. Khi cơ chế còn nặng xin – cho thì hệ quả tạo ra là giáo viên không dám có ý kiến trái chiều. Vì thế, xây dựng môi trường học đường ấm áp, thân thiện, an toàn, dân chủ, không bị “bắt nạt” không chỉ có ý nghĩa đối với học sinh mà với cả giáo viên, nhân viên. Hiệu trưởng hãy đối thoại cởi mở dân chủ với giáo viên, nhân viên và học sinh để tạo ra nếp sống văn hóa dân chủ, bình đẳng trong trường học.
3. Hiệu trưởng cần phân tích tình hình để biết trường của mình đang ở tình trạng nào và hoạt động như thế nào.
Video đang HOT
Từ đó, hiệu trưởng đặt ra những mục tiêu thực tế phù hợp với tình hình và bối cảnh nhà trường.
Hiệu trưởng cần khích lệ, động viên giáo viên, nhân viên tích cực tham gia vào công việc trong trường và luôn tạo cơ hội, tạo điều kiện cho mọi thành viên trong trường thể hiện tốt nhất năng lực của họ. Đồng thời phải công bằng ghi nhận những đóng góp của giáo viên, nhân viên trong công việc được giao. Phát hiện được những khó khăn trong công việc mà giáo viên, nhân viên đã lặng lẽ vượt qua, không nhờ cậy tập thể. Hiệu trưởng cũng cần có thái độ lạc quan, chấp nhận, khoan dung đối với giáo viên, nhân viên, người lao động. Khi giáo viên, nhân viên, người lao động mắc lỗi thì cần đánh giá, nhận xét thấu tình, đạt lý.
4. Hiệu trưởng phải có khả năng quản trị xung đột, nhạy bén với những mâu thuẫn trong trường.
Muốn vậy, người hiệu trưởng phải thật tinh tế, thấu hiểu các thành viên và các bộ phận của trường mới phát hiện ra những bất hòa ngay từ đầu. Để làm được điều đó Hiệu trưởng phải thuờng xuyên quan sát, theo dõi những mối bất hòa trong nội bộ và ngăn chặn các mối bất hòa trước khi trở nó nên nghiêm trọng.
5. Hiệu trường cần xây dựng quy chế làm việc, quy chế chuyên môn và bộ tiêu chí đánh giá giáo viên, nhân viên rõ ràng, minh bạch.
Không bao che, thỏa hiệp với những sai phạm quy chế trong làm việc của giáo viên, nhân viên. Người Hiệu trưởng quản lí tốt là người có thái độ nghiêm khắc với những việc làm sai trái trên nền suy nghĩ tích cực.
6. Hiệu trưởng hãy dành thời gian giúp đỡ cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh của trường.
Khi một giáo viên trong trường nhận được sự giúp đỡ để vượt qua khó khăn thì đâu phải chỉ cá nhân người ấy được thụ hưởng, mà sau đó chính là hàng trăm học sinh của trường sẽ nhận được sự ấm áp, tươi vui, sảng khoái trong những giờ lên lớp mà thầy giáo, cô giáo các em mang đến, nhờ bình tâm được khi vượt qua nỗi ám ảnh nào đó trong đời sống riêng của họ. Vì vậy hãy đừng ngần ngại khi lên tiếng vận động sự hỗ trợ của tập thể để giải quyết khó khăn về đời sống cho giáo viên, nhân viên, học sinh nào đó trong trường. Khi nên tiếng vận động hội đồng sư phạm giúp đỡ cho một cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh nào đó thì đó không chỉ là một việc làm có ý nghĩa nhân văn, mà đó còn là một việc làm cần thiết góp phần làm cho các mối quan hệ trong nhà trường càng thêm gần gũi, gắn kết.
7. Hiệu trưởng là người sẵn sàng nhận trách nhiệm.
Một người quản lí tốt là người luôn biết nhận trách nhiệm. Nếu Hiệu trưởng là người chịu gánh vác trách nhiệm trong những lúc khó khăn nhất thì cán bộ giáo viên, nhân viên của nhà trường sẽ có động lực để làm việc hết mình vì nhà trường. Là nhà quản trị, ai cũng thấy rất dễ khi nói rằng: “Chúng ta phải chịu trách nhiệm” nhưng tốt hơn là nên nói “Tôi sẽ chịu trách nhiệm”. Với một người Hiệu trưởng, chẳng có cách nào khiến cán bộ giáo viên, nhân viên tâm phục, tận trung cống hiến vì nhà trường hiệu quả hơn là luôn sẵn sàng đứng ra và nói “Tôi sẽ chịu trách nhiệm”. Đây là một việc làm hết sức khó khăn vì nó cần phải có lòng tự tin, sự can đảm và tính trách nhiệm. Cần tránh đổ lỗi cho người khác vì thực chất đó là bào chữa cho sự thiếu trách nhiệm của Hiệu trưởng.
8. Hiệu trưởng hãy là người gieo mầm tính cách.
Trong mỗi trường, Hiệu trưởng là người có sức ảnh hưởng rất lớn đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Nên Hiệu trưởng hãy là người gieo mầm tính cách.
9. Hiệu trưởng không nên đánh đồng vật chất với Hạnh phúc và thành công.
Theo một nghiên cứu khoa học thống kê trong xã hội hiện đại, tỉ lệ những người xem trọng tầm quan trọng của “vật chất” cảm nhận hạnh phúc ít hơn 9 lần so với những nguời xem trọng các yếu tố “con người, tâm hồn” như tình yêu, bè bạn, gia đình hay những giá trị tinh thần khác. “Nhầm lần giàu sang với Hạnh phúc là lấy phương tiện làm mục đích”.
10. Cuối cùng, Hiệu trưởng hãy thay đổi bên trong chính mình.
Hiệu trưởng cần thay đổi bên trong mình để bớt đi những năng lượng tiêu cực, ngày càng có thêm nhiều năng lượng tích cực, để dung lượng trái tim không ngừng được nới rộng. Cải thiện năng lực lắng nghe, lắng nghe không chỉ qua âm thanh mà còn qua cảm xúc.
Hiệu trường cần có năng lực thấu hiểu, khả năng kiểm soát cơn giận, khả năng thấu cảm, khả năng thấy sự thật đằng sau hiện tượng để có thể cảm hóa từ bên trong mình (bớt đi cái tôi lãnh đạo) và lan tỏa tới thầy cô giáo của mình.
Điều này có thể khẳng định là khâu quan trọng nhất, tuy nhiên là rất khó bởi chính Hiệu trưởng hiện nay cũng là đối tượng đang chịu nhiều tác động nhất của “bão táp” áp lực. Nếu Hiệu trưởng hóa giải được thì không chỉ bản thân thầy cô Hiệu trưởng được Hạnh phúc mà áp lực sẽ đỡ dồn lên giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường.
Nên để Hiệu trưởng là người gieo mầm Hạnh phúc, thì đầu tiên, Hiệu trưởng phải là người hạnh phúc!
Một buổi sáng đẹp trời, một nụ cười thân thân thiện của đồng nghiệp, một cái nhìn yêu thương chạm mắt nhau của thầy và trò… đã cho ta hạnh phúc. Xây dựng trường học hạnh phúc là ước mơ, là khát khao của tất cả mọi người.
'Trường học hạnh phúc' phải có thầy cô hạnh phúc
Theo chia sẻ từ các thầy cô, để kiến tạo nên trường học hạnh phúc, một trong các yếu tố then chốt chính là đội ngũ giáo viên.
Thầy cô hạnh phúc mới lan tỏa được tới học sinh và ngược lại.
Niềm hạnh phúc với mỗi thầy cô chính là được thấy nụ cười của học sinh mỗi ngày; phụ huynh, xã hội ghi nhận sự nỗ lực của giáo viên.
Thầy cô hạnh phúc khi được xã hội ghi nhận
Cô Nguyễn Ngọc Dung - Hiệu trưởng Trường THCS Minh Khai (Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ: Hạnh phúc của nhà giáo là sự trân trọng, tình cảm yêu quý mà học sinh dành cho. Đó cũng là sự tin tưởng, cảm giác gần gũi thân thiết mà phụ huynh dành cho thầy cô. Trong môi trường làm việc, đồng nghiệp thân thiện, sẵn sàng chia sẻ chuyên môn, kinh nghiệm cũng như những khó khăn, tâm tư cảm xúc trong cuộc sống, giáo viên sẽ hạnh phúc, thêm tự tin để cống hiến.
Để có được hạnh phúc trong công việc dạy học, giáo viên không thể ngồi chờ hạnh phúc đến với mình mà phải hành động. Đó là làm việc bằng chính cái tâm của người thầy, yêu thương với học sinh, mong muốn đem tới cho các em không chỉ là kiến thức mà còn là kỹ năng, cảm xúc về con người hay cuộc sống.
Sau bao năm, học trò cũ vẫn nhớ tới cô giáo năm xưa chính là niềm hạnh phúc lớn lao với mỗi nhà giáo.
Để giáo viên hạnh phúc, nhà trường cần tạo điều kiện để giáo viên phát huy năng lực, sở trường của mình thông qua việc giao nhiệm vụ đúng với năng lực của họ. Động viên, khích lệ bằng cả vật chất, tinh thần. Người thầy sẽ hạnh phúc khi được xã hội, mà cụ thể là phụ huynh ghi nhận, thấu hiểu được những vất vả cũng như những gì họ đã làm được cho học sinh, cho xã hội.
"Với tôi, niềm hạnh phúc nhất vẫn là việc được lên lớp, giảng dạy trực tiếp, nói với trò về những câu chuyện, bài thơ..... Thật hạnh phúc khi các em vẫn thích những bài giảng của mình. Có lẽ điều hạnh phúc nhất của một giáo viên chính là tình cảm của những trò cũ. Sau bao nhiêu năm, trò cũ vẫn nhắc nhớ đến thầy cô, mong được trở về học lại với cô bên mái trường xưa" - cô Dung bộc bạch.
Để trường học là ngôi nhà thứ 2
Với hơn 20 năm gắn bó với ngành giáo dục, cô Ngô Thị Nhã - Hiệu trưởng Trường Mầm non Tân Hội A (Đan Phượng, Hà Nội) cho rằng: Để xây dựng một trường học hạnh phúc, điều đầu tiên là chính các giáo viên phải hạnh phúc. Từ đó, thầy cô mới lan tỏa tinh thần và hạnh phúc đó tới học sinh.
Cô Ngô Thị Nhã luôn chú trọng tận dụng điểm mạnh của mỗi giáo viên để có sự phân công, phân nhiệm phù hợp với từng vị trí.
Theo vị hiệu trưởng, một trong yếu tố quan trọng để xây dựng trường học hạnh phúc chính là đội ngũ. Trong nhiều năm qua, đội ngũ nhân sự của nhà trường luôn đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, nề nếp và mọi người sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ lần nhau mỗi khi khó khăn. Là người quản lý phải đối xử với đồng nghiệp như người thân. Thực tế cho thấy, thời gian các cô ở trường kéo dài từ 10 - 12 tiếng; thời gian ngủ ở nhà khoảng 6 - 7 tiếng, còn lại là dành cho chồng con, gia đình. Trường chính là ngôi nhà thứ hai của mỗi giáo viên.
"Một khi đã là người thân trong nhà thì gặp vấn đề khó khăn gì đều có thể gặp gỡ, trao đổi để cùng nhau tìm cách tháo gỡ. Có những lúc làm chưa đúng sẵn sàng đưa ra ý kiến góp ý để rút kinh nghiệm và điều chỉnh, tuyệt đối không mang tư tưởng thù hằn. Ngoài ra, ai giỏi lĩnh vực gì thì sẵn sàng chia sẻ với đồng nghiệp. Một người biết thì một người khổ, nhưng nhiều người biết thì nhiều người vui trong đó có mình. Do đó, cùng nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương, đồng cảm và đoàn kết mới kiến tạo nên được ngôi trường hạnh phúc" - cô Nhã tâm sự.
Bên cạnh đó, nhà trường đi tìm con đường hạnh phúc cho đội ngũ thông qua việc khen thưởng rõ ràng, mọi thứ đều phải công khai, minh bạch. Trong công việc luôn có khen, có chê nhưng không phải chê để "dìm" người khác xuống. Khi góp ý thì phải định hướng cho đồng nghiệp cách khắc phục để phát triển cá nhân. Trong cả một tập thể gồm 41 giáo viên đứng lớp, mỗi người sẽ có những điểm mạnh riêng. Người quản lý phải nhìn rõ ra điều đó để phân công phù hợp.
Cô Ngô Thị Nhã nhấn mạnh thêm, mỗi hoạt động hay phong trào của nhà trường đề ra, hiệu trưởng sẽ phải có cách sắp xếp để nâng mặt mạnh của giáo viên, tạo động lực giúp họ yên tâm cống hiến với nghề. Với học sinh, các cô giáo luôn dành những tình cảm yêu thương chân thành. Chỉ khi cô trò, đồng nghiệp cùng đối xử với nhau như những người thân trong gia đình mới thực sự tô đậm thêm bức tranh về mô hình trường học hạnh phúc.
Trường học hạnh phúc là khi học sinh được an toàn, vui vẻ Đối với cô Đỗ Huyền Trang - GV Trường Tiểu học Phan Đình Giót (quận Thanh Xuân, Hà Nội), khái niệm trường học hạnh phúc rất đơn giản. Đó là khi GV hứng khởi với công việc, mỗi HS đều vui vẻ và an toàn khi tới lớp. Cô giáo Đỗ Huyền Trang bên các học trò. (Ảnh tư liệu) Chung tay xây...