Hiệu trưởng – “hạt nhân” xây dựng văn hóa nhà trường
Xây dựng văn hóa trong mỗi nhà trường là vô cùng cần thiết trong quá trình đổi mới giáo dục hiện nay. Chính vì vậy, người hiệu trưởng có vai trò “hạt nhân”, then chốt trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường.
Hiệu trưởng đóng vai trò gắn kết và định hướng phát triển của nhà trường
Không chỉ là “tiên học lễ, hậu học văn”
Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới sẽ được triển khai từ năm học 2020 – 2021, bắt đầu với lớp 1 ở cấp tiểu học. Những quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục từ Chương trình GDPT mới chắc chắn sẽ tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của nhà trường tiểu học. Đây là bậc học nền tảng của hệ thống GD, xây dựng văn hóa nhà trường lại càng quan trọng.
Theo ThS Lê Thị Mai Phương, giảng viên chính Khoa Quản lý, Học viện Quản lý Giáo dục, tại trường tiểu học, trẻ em lứa tuổi từ 6 – 11 tuổi, được cùng GV thực hiện hoạt động chủ đạo là dạy và học. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý, GV, nhân viên nhà trường, văn hóa nhà trường thúc đẩy sự sáng tạo cá nhân, tạo nên tình yêu thương chân thành giữa các thành viên trong tập thể nhà trường, bảo đảm cho sự hợp tác về mục tiêu chung, vì sự phát triển của nhà trường, góp phần vào sự phát triển của một nền GD tiên tiến, lành mạnh và văn minh.
Đối với HS, văn hóa nhà trường tạo nên giá trị đạo đức và có vai trò điều chỉnh hành vi của người học, giúp các thế hệ HS tiểu học chuyển đổi một cách hòa nhập nhất từ trẻ mầm non, lứa tuổi mà hoạt động chủ đạo là học bằng chơi, chơi mà học, thành những HS cấp tiểu học, nên văn hóa nhà trường phải làm sao cho các em thích đến trường, thích học tập, yêu bạn bè, thầy cô giáo, yêu và thấy tự hào về ngôi trường của mình.
Được giáo dục trong một môi trường văn hóa và thấm nhuần hệ giá trị văn hóa, HS không những được hình thành những hành vi chuẩn mực mà còn tạo nên giá trị niềm tin sâu sắc vào những điều tốt đẹp, từ đó khao khát cuộc sống hướng thiện và tử tế. Đồng thời văn hóa nhà trường còn giúp các em có khả năng thích nghi với xã hội.
ThS Lê Thị Mai Phương cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, văn hóa trong trường tiểu học không chỉ là “tiên học lễ, hậu học văn”, mà ngay từ khi bắt đầu là HS phổ thông (từ lớp 1) các con đã được hình thành phát triển văn hóa của công dân toàn cầu nhưng vẫn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống người Việt Nam.
Video đang HOT
Thế hệ tương lai
Vai trò hạt nhân gắn kết
Theo thầy Phan Trọng Đông, Hiệu trưởng Trường THPT Diễn Châu 2, Nghệ An, trong trường phổ thông, hiệu trưởng vừa là người lãnh đạo, vừa là người quản lý mọi hoạt động của nhà trường. Phẩm chất, tác phong lối sống của hiệu trưởng thể hiện trong lãnh đạo, quản lý nhà trường có ảnh hưởng đến sự phát triển nói chung và bản sắc văn hóa riêng của nhà trường. Để phát triển bản sắc ấy, hiệu trưởng vừa thực hiện vai trò của một nhà quản lý, vừa thực hiện vai trò của một nhà lãnh đạo.
“Vai trò của hiệu trưởng vô cùng quan trọng trong sự phát triển của nhà trường nói chung và quá trình xây dựng, phát triển văn hóa học đường nói riêng. Để làm sao, mỗi nhà trường là một nhà trường ấm áp sự nhân văn, làm việc chuyên nghiệp, coi trọng chất lượng GD, hợp tác cùng nhau phát triển. Cả thầy và trò thấy đến trường là vui, là thương, là yêu.”
ThS Lê Thị Mai Phương chia sẻ.
Đồng quan điểm, ThS Lê Thị Mai Phương cũng cho rằng: Với trách nhiệm đầu tàu, người hiệu trưởng có vai trò quan trọng trong sự phát triển nhà trường, phải là hạt nhân để gắn kết mọi người trong nhà trường. Muốn thực hiện được điều này, người hiệu trưởng phải hiểu rõ, đầy đủ từng cán bộ, giáo viên của trường về phẩm chất, năng lực, cá tính và hoàn cảnh sống, từ đó mới có thể kết nối, tạo thành một tập thể sư phạm đồng thuận, đoàn kết.
Bên cạnh đó, người hiệu trưởng thể hiện vai trò một thủ lĩnh: Luôn gương mẫu, xây dựng tầm nhìn cho nhà trường phát triển, đồng thời, luôn biết lắng nghe để thấu hiểu về đội ngũ HS của mình.
Người hiệu trưởng còn thể hiện vai trò của thủ trưởng: Vai trò này người hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ pháp lý đã được quy định rõ ràng trong điều lệ trường tiểu học. Trước hết, hiệu trưởng cùng BGH, tập thể nhà trường xây dựng bộ “quy tắc ứng xử văn hóa trong trường tiểu học”. Đây là những quy tắc được đặt ra để làm chuẩn mực cho GV và HS thực hiện theo, bảo đảm tính kỷ luật và đúng đắn.
Song song với đó là sự phân công công việc, sao cho mọi thành viên đều nhận nhiệm vụ một cách tâm phục, khẩu phục. Sự văn hóa trong hoạt động này thể hiện tính nghệ thuật trong quản lý của người hiệu trưởng, tất nhiên nghệ thuật ấy xuất phát từ tâm và từ sự văn hóa trong các mối quan hệ cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp, thầy trò, giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Khi thực hiện quá trình kiểm tra đánh giá, người hiệu trưởng thể hiện sự văn hóa thông qua sự chuyên nghiệp về chuyên môn, quản lý, đặc biệt luôn bảo đảm sự minh bạch, công bằng. Trong quá trình kiểm tra, đánh giá quá trình GD tại nhà trường, người hiệu trưởng luôn phải đặt HS lên hàng đầu; luôn coi đội ngũ nhà trường là trọng tâm “chất lượng đội ngũ quyết định chất lượng GD”, gắn kết chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Tất cả những hoạt động này của người hiệu trưởng sẽ tạo nên văn hóa chất lượng. Khi chất lượng trở thành văn hóa của nhà trường thì mọi người sẽ cùng thực hiện, cùng hướng tới sự tâm huyết và trách nhiệm của mình.
Lê Đăng
Theo GDTĐ
Đồng phục học sinh "miếng bánh ngon" cho hiệu trưởng
Đồng phục học sinh quả là một "miếng bánh ngon" mà hiệu trưởng nào cũng thích và vì thích mà làm những chuyện không rõ ràng, gây bưc xúc trong nhà trường.
LTS: Thẳng thắn cho rằng, đồng phục học sinh đang trở thành "miếng bánh ngon" cho hiệu trưởng, tác giả Hoàng Sa Việt đã có bài viết chia sẻ.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Kể từ khi có "phong trào đồng phục" học sinh, các trường luôn tìm những mẫu mã thật phù hợp được các cơ sở may chào giá.
Người mà các cơ sở may đồng phục tìm đến không phải là bác bảo vệ, cô lao công, thầy A, cô B nào đó mà là tìm thẳng ngay hiệu trưởng nhà trường.
Bởi, hiệu trưởng là người quyết định giá cả, mẫu mã (dẫu cũng có đem ra hỏi công đoàn, một vài tổ trưởng cho có lệ, có vẻ khách quan, trong sáng, dân chủ) và phần "bí mật" về khoản hoa hồng "ngon lành" nếu hiệu trưởng chịu duyệt.
Đồng phục học sinh trở thành miếng bánh ngon cho hiệu trưởng chia chác (Ảnh minh họa: baotnvn.vn).
Thử làm phép tính đơn giản: trường trung học phổ thông lớn có trên dưới khoảng 1.500 học sinh. Mỗi em đăng ký mua từ 2 đến 3 bộ (đa số mua 3 bộ) đồng phục đi học chính khóa, khoảng 4.500 bộ.
Mỗi bộ đồng phục phải trích cho "chủ quản hiệu trưởng" ít nhất khoảng 5.000 đồng là ngay đầu năm học thì vị hiệu trưởng "đáng kính" đã có thu nhập trên 22 triệu đồng từ "hoa hồng bí mật" nhưng vẫn tỏa mùi hương thơm ngát.
Đó là chưa nói đến "hoa hồng công khai" ít ỏi với trường: phần này dành cho nhân viên văn phòng đứng ra bán trực tiếp với các công đoạn bọc từng cỡ đồng phục, sắp sếp phòng thử đồ, thu tiền và giao lại cho thủ quỹ. Chia ra cho khoảng 5, 6 nhân viên thì mỗi em cũng chỉ được khoảng 6-7 trăm ngàn đồng.
Phần "hoa hồng công khai" này, hiệu trưởng có khi không nhận (cũng chỉ khoảng vài trăm ngàn đồng cà phê "cho vui"). Nhìn bên ngoài, mọi người đều thấy hiệu trưởng rất trong sạch, không màng gì đến quyền lợi cá nhân.
Lẽ ra phải có sự minh bạch, rõ ràng, công khai ngay từ ban đầu. Đó là họp thành phần cốt cán (thường gọi là "liên tịch" gồm ban giám hiệu, tổ trưởng, Chủ tịch công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên hoặc Tổng phụ trách Đội) lấy ý kiến trước về mẫu mã, logo, chất liệu vải, giá cả, cách thức sử dụng "hoa hồng" (vì đây là số tiền lớn).
Nếu làm được như vậy thì trong nhà trường luôn có một không khí sư phạm tốt đẹp, trong lành, luôn duy trì được sự đoàn kết, tin tưởng lẫn nhau.Tiếp theo là lấy ý kiến rộng rãi của tập thể giáo viên, học sinh, phụ huynh. Sau đó tổng hợp, đưa ra những chuẩn thống nhất cao mới đặt hàng.
Tiếc thay, vì thiếu dân chủ, vì tư tưởng vụ lợi mà nhiều hiệu trưởng tự đặt quyền lợi riêng mình mình lên trên quyền lợi tập thể. Họ độc đoán, tự mình quyết mà không cho ai góp ý, phản biện.
Đó chỉ là một chuyện đồng phục thôi, còn rất nhiều chuyện khác mà người ngoài không biết như thuê căn tin. Hàng tháng thu về cả trăm triệu nhưng tự hiệu trưởng "hợp đồng" nên mỗi tháng, căn tin chỉ đóng cho quỹ đời sống của trường khoảng 10 triệu đồng.
Đồng phục học sinh quả là một "miếng bánh ngon" mà hiệu trưởng nào cũng thích và vì thích mà làm những chuyện không rõ ràng, gây bưc xúc trong nhà trường... Không ai dám nói hay là chưa nói?
HOÀNG SA VIỆT
Theo giaoduc.net
Trộm lấy đi gần 200 bằng tốt nghiệp của học sinh Trường Đinh Thiện Lý Cô Hoàng Thị Diễm Trang, Hiệu trưởng đã xác nhận, trường bị trộm đột nhập, và lấy đi gần 200 bằng tốt nghiệp trung học phổ thông của học sinh để trong két sắt. Ngày 16/3/2019, nhiều phụ huynh của Trường trung học cơ sở, trung học phổ thông Đinh Thiện Lý, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp thông tin...