Hiệu trưởng giảng bài trong giờ chào cờ để lấy tiền
Thanh tra Sở GD&ĐT Gia Lai xác định, với cương vị người đứng đầu Trường THPT Võ Văn Kiệt, ông Thuận có hàng loạt sai phạm về công tác thu chi tài chính.
Ông Phạm Ngọc Thạch – Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai – cho biết đã yêu cầu Trường THPT Võ Văn Kiệt (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) họp đề xuất hình thức kỷ luật đối với ông Trần Văn Thuận – Hiệu trưởng nhà trường – và các cá nhân liên quan nhiều sai phạm tại trường này.
Thanh tra Sở GD&ĐT Gia Lai xác định với cương vị là người đứng đầu nhà trường, ông Thuận đã có hàng loạt sai phạm về công tác thu chi tài chính, lạm quyền tự ý đưa người bên ngoài vào làm việc rồi chi trả lương sai quy định, không đứng lớp nhưng vẫn kê khống để nhận tiền phụ cấp, cắt danh hiệu học sinh tiên tiến đối với học sinh vì chậm đóng học phí…
Trước đó, nhiều cán bộ giáo viên trường này đã làm đơn tố cáo về các sai phạm của hiệu trưởng Trần Văn Thuận.
Không dạy đủ vẫn nhận tiền
Nhiều giáo viên tại Trường THPT Võ Văn Kiệt bức xúc trước việc ông Thuận dù là người đứng đầu nhà trường nhưng lại làm hồ sơ nhận hơn 36 triệu đồng tiền đứng lớp, phụ cấp ưu đãi dành cho nhà giáo.
Giờ chào cờ của học sinh Trường THPT Võ Văn Kiệt. Trường chỉ tổ chức chào cờ 1 buổi/tháng, nhiều thời gian dành cho hiệu trưởng… giảng bài. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Qua kiểm tra Sở GD&ĐT Gia Lai xác định từ năm 2013 – 2015 ông Thuận không đứng lớp đủ số tiết theo quy định.
Cụ thể: năm học 2013 – 2014 ông Trần Văn Thuận không tham gia giảng dạy các môn theo quy định dành cho người quản lý mà lại phân công cho giáo viên khác phụ trách, nhiều môn học ông Thuận không đứng trực tiếp trên lớp để giảng mà tổ chức… giảng tại buổi chào cờ chung toàn trường.
Video đang HOT
Mỗi buổi chào cờ ông Thuận giảng 40 phút, ngoài việc giảng dạy chuyên môn hiệu trưởng này còn hối thúc giáo viên, học sinh về các khoản thu, yêu cầu đóng đầy đủ. Tuy nhiên lịch trình chào cờ tại Trường THPT Võ Văn Kiệt cũng chỉ được tổ chức 1 lần/tháng, không đúng theo quy định chung.
Năm học 2014 – 2015 ông Thuận được phân công dạy các lớp 12, mỗi tháng dạy năm tiết nhưng số giờ lên lớp của vị hiệu trưởng này cũng không đủ. Dù vậy, cuối các năm học hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt vẫn làm hồ sơ để nhận tiền phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo, tổng số tiền ông đã nhận là 36,5 triệu đồng.
Ngoài việc kê khống giờ đứng lớp, nhiều cán bộ giáo viên bức xúc và góp ý về việc Trường THPT Võ Văn Kiệt đưa nhân viên phục vụ vào dạy chuyên môn trong khi nhiều giáo viên của trường lại thiếu tiết.
Trong hai năm học 2013 – 2014 và 2014 – 2015, ông Thuận nhiều lần ra quyết định tiếp nhận ông B.T.S. – là nhân viên phục vụ hợp đồng của nhà trường – vào dạy thể dục 4 tiết/tuần trong khi trường đang có hai giáo viên thể dục.
Giáo viên nhiều lần lên tiếng nhưng không có kết quả. Không dừng lại ở đây, năm học 2014 – 2015 ông Thuận còn tự ý ký hợp đồng giảng dạy trái quy định để tiếp nhận theo dạng hợp đồng đối với sáu giáo viên vào làm việc trong trường.
Thu tiền phụ huynh sai quy định
“Các sai phạm của ông Trần Văn Thuận hết sức nghiêm trọng và kéo dài trong thời gian dài, sở đã chỉ đạo trường họp đề xuất mức kỷ luật để trình lên sở xem xét, sở sẽ xử lý nghiêm”.
Ông Phạm Ngọc Thạch – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai
Theo thanh tra Sở GD&ĐT Gia Lai, qua thanh tra đã phát hiện nhiều khoản thu chi bất minh dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng Trần Văn Thuận.
Trong nhiều năm học, Trường THPT Võ Văn Kiệt đã đưa ra các khoản thu như thuê quét dọn vệ sinh nhà trường, chi phí giấy mực in ấn phục vụ thi cử, tiền nước uống của học sinh, tiền “hội phí” phụ huynh thấp nhất là 100.000 đồng/em.
Tuy nhiên các giấy tờ chứng từ liên quan đến công tác thu chi này không rõ ràng, nhiều chứng từ được làm khống, tẩy xóa…
Tất cả được bộ phận kế toán, hiệu trưởng ký duyệt. Trường THPT Võ Văn Kiệt nằm ở địa bàn khó khăn, số lượng con em hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ lớn nên các khoản thu mà nhà trường áp đặt đã tạo gánh nặng lên các gia đình có con em theo học.
Ngoài các khoản thu trên, Trường THPT Võ Văn Kiệt còn yêu cầu học sinh đóng tiền “hỗ trợ xây dựng cảnh quan”, xây hòn non bộ trên 20 triệu đồng trong khuôn viên nhà trường, học sinh khối 12 còn phải đóng tiền “hỗ trợ thi tốt nghiệp” – được nhiều phụ huynh nói hài hước rằng đó là “tiền chống trượt” 100.000 đồng/em.
Sự việc gây bức xúc cho giáo viên đỉnh điểm là học kỳ 1 năm học 2014 – 2015, hai học sinh lớp 10A3 là Nay Wing và Nay Quang chậm đóng tiền đã bị hiệu trưởng chỉ đạo cắt danh hiệu học sinh tiên tiến.
Theo Thái Bá Dũng/Tuổi Tr
TP HCM: Phụ huynh khóc ròng vì phụ phí
Bước ra khỏi buổi họp phụ huynh đầu tiên của năm học, nhiều phụ huynh ở TP HCM mếu máo khi hàng loạt phụ phí, tiền quỹ... thi nhau đẻ ra.
Phụ phí phổ thông bỏ xa học phí đại học
Sau khi dự họp phụ huynh (PH) vào ngày 11/10, giảng viên một trường đại học tá hỏa rằng nuôi một đứa con học đại học còn nhẹ gánh hơn nhiều so với đủ loại tiền trường ở trường THCS.
"Đi họp PH cho con gái mới vào lớp 6, nội dung chủ yếu là vấn đề tài chính. Học phí 100.000đ/tháng, tăng cường tiếng Anh 100.000đ, tin học 50.000đ, sao in đề và giấy thi 50.000đ, nước uống 15.000đ, bảng tương tác 10.000đ, học với người nước ngoài 420.000đ, tiền điện 40.000đ, tiền ăn bán trú 770.000đ, phục vụ bán trú 150.000đ, vệ sinh 50.000đ, tiền học hai buổi 180.000đ, riêng thiết bị phục vụ bán trú thu 150.000đ/năm. Tính sơ sơ đã khoảng 15 triệu đồng/năm chưa kể quỹ lớp, quỹ PH", vị giảng viên bức xúc.
Nghịch lý này ai cũng hiểu, học sinh (HS) từ mầm non đến THPT phụ thuộc nhiều vào giáo viên, bảo mẫu, nhà trường nên dù phụ phí có nhiều tới đâu, PH cũng không dám từ chối.
Nhưng họ vẫn lo sợ mỗi khi nhận giấy mời họp, ngán ngẩm trước các khoản phụ phí cao ngất ngưởng. Trong các khoản thu đầu năm, tiền học phí chính khóa chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số tiền mà PH phải đóng.
Hiện HS nhập học đã hai tháng nhưng hầu hết các quận huyện vẫn chưa ban hành quy định về các khoản thu. Nhiều trường đã "cầm đèn" chạy trước quy định, tự thu theo mức thu được cho phép của năm trước.
Một số PH lớp 1 của trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn (quận 3) cho biết: "Tính sơ sơ số tiền đầu năm phải đóng lên gần hai triệu đồng. 543.000đ tiền bảo hiểm y tế, 30.000đ bảo hiểm tai nạn và 382.000đ/năm cho các khoản thu thiết bị vật dụng phục vụ bán trú, ấn chỉ kiểm tra, học bạ tiểu học, học bạ môn tiếng Anh, sổ liên lạc, nha học đường và nước uống.
Ngoài ra, mỗi tháng phải đóng thêm khoảng 1,2 triệu đồng các loại tiền tổ chức học hai buổi (100.000đ), tổ chức phục vụ và quản lý bán trú (160.000đ), vệ sinh bán trú 40.000đ, học tiếng Anh với giáo viên người Việt 60.000đ (với giáo viên nước ngoài là 140.000đ), học tiếng Anh với phần mềm I - Learn Smart Start 170.000đ, chi phí ăn trưa và ăn xế hơn 500.000đ...".
Cha mẹ học sinh "sợ"... Ban đại diện cha mẹ học sinh
Ngoài các khoản tiền phải đóng, PH lớp 1I Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn còn tá hỏa khi nhận được các khoản thu dự kiến của ban đại diện cha mẹ HS lớp này. Cầm tờ dự kiến thu - chi trên tay, một PH gay gắt:
"Không đồng ý cũng không xong, ban đại diện cha mẹ HS tự "đẻ" ra nhiều khoản thế này chỉ làm khổ PH. Quỹ trường hỗ trợ cho các hoạt động của HS như học bổng, giấy khen, tặng quà toàn thể HS, lễ hội... hết 150.000đ.
Rồi còn quỹ lớp để chi quà tặng nhân ngày 20/10 là 2.000.000đ, tiền điện máy lạnh sá u tháng 4.800.000đ, chi quà tặng 20/11 cho bả y thầy cô 5.500.000đ, liên hoan văn nghệ 20/11 cho các bé 2.000.000đ, chi hỗ trợ vệ sinh lớp 1.800.000đ, chi mua dụng cụ nước tẩy rửa vệ sinh 1.200.000đ, quà bánh tổng kết họ c kỳ I cho các bé 3.300.000đ, hỗ trợ đồ dùng học tập cho các bé 5.400.000đ, vệ sinh máy lạnh 600.000đ. Tổng các khoản này lên đến 26.600.000đ, bình quân cho 50 HS thì mỗi HS đóng 532.000đ. Tổng hai khoản, PH lớp 1I phải đóng khoảng 682.000đ".
Chưa hết, PH lớp này tiếp tục choáng váng khi ban đại diện gửi thư ngỏ đóng góp kinh phí mua mới bảng đen và tủ đựng đồ cho các bé. Chi phí dự kiến mua bảng đen là 2.800.000đ và tủ đựng đồ là 5.000.000đ. "Thư ngỏ có ghi khoản đóng góp này hoàn toàn tự nguyện tùy theo điều kiện của từng gia đình, nhưng đa số PH đều đóng, mình không thể từ chối được", một PH nói.
Theo Phụ Nữ TP HCM
Phụ huynh ngậm đắng nuốt cay nộp tiền 'thế chân' Nhiều phụ huynh "ngậm đắng nuốt cay" cho biết, kỳ họp đầu năm chẳng qua chỉ là dịp để các phụ huynh bắt buộc phải chấp nhận đóng các khoản "tự nguyện" tiền trường mà thôi. Chóng mặt với các khoản phí Anh V.M.D có con đang học lớp 8 tại Trường THCS Đoàn Thị Điểm (quận 3, TP HCM) cho biết, đầu...