Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội nói gì về việc đặt hàng, đấu thầu đào tạo giáo viên?
Việc công khai đấu thầu trong đào tạo giáo viên đang khiến nhiều chuyên gia trăn trở về giải pháp cân đối cung – cầu, trong đó phải tính đến cả câu chuyện biên chế giáo viên.
Chia sẻ về vấn đề công khai đặt hàng, đấu thầu đào tạo giáo viên trong thời gian tới, GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết: “Trước kia đào tạo giáo viên sử dụng cơ chế giao nhiệm vụ, còn bây giờ theo cơ chế đặt hàng, đấu thầu, việc này nếu làm phải từng bước, thận trọng nếu không hậu quả là rất lớn.
Ví như có thể dẫn đến chuyện một trường đại học vốn để đào tạo giáo viên nhưng chỉ tập trung để đi đấu thầu, như vậy khó tập trung cho chuyên môn đào tạo ra một giáo viên giỏi.
Cần phải có những quy định rõ ràng, hướng dẫn cụ thể, nếu quy định đấu thầu không rõ rất có khả năng cả năm các trường mới chuẩn bị được khâu đấu thầu. Rồi đào tạo thế nào đáp ứng nhu cầu chất lượng?”.
Theo GS.TS Nguyễn Văn Minh, quan trọng là Bộ GD&ĐT có giải pháp đảm bảo cân đối cung – cầu nhằm giải quyết các hệ luỵ thừa thiếu giáo viên cục bộ và các vấn đề xã hội khác. Để làm được điều này, Bộ GD&ĐT cần dự báo nhân lực trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Các địa phương đăng ký nhu cầu theo từng giai đoạn.
Ảnh minh họa
Theo nhiều chuyên gia khác thì việc đặt hàng đào tạo giáo viên theo đấu thầu cũng không quá khó nhưng cái chính là sau khi tuyển được thí sinh, có cơ chế cho đặt hàng cũng như đấu thầu đào tạo giáo viên xong thì cần tính tới đầu ra của các em. Bởi lẽ, chỉ tiêu đào tạo giáo viên do Bộ GD&ĐT quyết nhưng biên chế giáo viên lại do Bộ Nội vụ nắm, nhất là hiện nay cả nước đang thực hiện chủ trương tinh giản biên chế.
Ông Nguyễn Văn Hưng – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên cho biết, để đào tạo giáo viên đáp ứng cung cầu là vấn đề không dễ. Cụ thể như hiện nay tại Thái Nguyên thiếu đến 5.000 giáo viên. Trong khi định mức biên chế mà ngành Nội vụ cho thì thấp hơn nhiều và chủ trương chung đang là tinh giản biên chế theo từng giai đoạn.
“Hiện số lượng sinh viên sư phạm đã ra trường nhưng chưa xin được việc làm còn rất nhiều. Như vậy nguồn giáo viên ngoài xã hội vẫn còn, nhưng cái khó là không được tăng thêm biên chế nên chưa thể tuyển dụng hết, trong khi rõ ràng đang thiếu giáo viên, thậm chí là thiếu trầm trọng ở bậc mầm non nhưng không được tuyển.
Trước khi bàn đến đấu thầu tôi nghĩ phải có giải pháp cho việc đăng ký chỉ tiêu đào tạo giáo viên theo cơ chế đặt hàng, đăng ký theo nhu cầu sử dụng, hay định mức biên chế được giao.
Video đang HOT
Nếu đăng ký theo định mức biên chế được giao thì thực tế ở nhiều địa phương đã sử dụng hết mà vẫn còn thiếu giáo viên trầm trọng, đặc biệt ở cấp mầm non, tiểu học.
Rồi đào tạo theo nhu cầu, theo đấu thầu xong không được giao biên chế thì sao?”, ông Hưng trăn trở.
Trước đó, Bộ GD&ĐT vừa có công văn hướng dẫn các địa phương, các cơ sở đào tạo giáo viên thực hiện phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo giáo viên theo nhu cầu xã hội.
Theo đó, hàng năm UBND cấp tỉnh sẽ rà soát, thống kê nhu cầu đào tạo giáo viên, nhu cầu tuyển dụng sinh viên sau tốt nghiệp của địa phương theo từng trình độ, cấp học, ngành học, từ đó xác định chỉ tiêu để giao nhiệm vụ cho cơ sở đào tạo giáo viên trực thuộc tỉnh, hoặc đặt hàng, đấu thầu đào tạo giáo viên với các trường có ngành sư phạm khác.
Với đặt hàng đào tạo giáo viên, UBND cấp tỉnh sẽ lựa chọn trường và hoàn thành hồ sơ dự kiến với các trường trên cơ sở thông tin về tuyển sinh và đào tạo tại Cổng thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cổng thông tin tuyển sinh của các trường.
Với đấu thầu, UBND cấp tỉnh tổ chức đấu thầu việc đào tạo giáo viên của địa phương với các trường theo chỉ tiêu, đáp ứng nhu cầu của địa phương.
Các trường sẽ hướng dẫn, thông báo tới sinh viên trúng tuyển về chỉ tiêu đào tạo được các địa phương giao nhiệm vụ, đặt hàng để sinh viên trúng tuyển đăng ký, cam kết tham gia học tập và công tác theo nhu cầu đào tạo và sử dụng giáo viên của địa phương.
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổng hợp, công khai danh sách, năng lực đào tạo trong năm tuyển sinh của các trường, chỉ tiêu, điểm trúng tuyển theo ngành đào tạo trong hai năm liền kề để UBND cấp tỉnh, người học tham khảo, lựa chọn ngành, trường phù hợp. Việc thông báo chỉ tiêu sẽ được thực hiện trước ngày 15/5.
Bộ cũng yêu cầu các địa phương, trường đại học, cao đẳng công khai thông tin liên quan đến giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu đào tạo giáo viên trên trang thông tin điện tử để người học tham khảo, lựa chọn và cam kết tham gia.
Đào tạo giáo viên, kiến thức thôi chưa đủ!
Hiện nay mức lương giáo viên vừa tốt nghiệp ĐH vào khoảng 3,5 triệu đồng/tháng trong khi sinh viên sư phạm được hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng và cả phần học phí.
Bao giờ chế độ đãi ngộ của nhà giáo phản ánh đúng sức lao động với nghề, không bình quân cào bằng thì đó sẽ là lúc quan niệm "chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm" trở nên lỗi thời.
Cần quan tâm tương xứng đối với ngành sư phạm.
Quan tâm tới "đầu vào"
Từ ngày 15/11/2020, sinh viên sư phạm được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học. Bên cạnh đó, sinh viên sư phạm được Nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.
Với nhiều gia đình, đây là một mức hỗ trợ "khủng". Bởi trong bối cảnh các trường đại học đẩy mạnh tự chủ với mức học phí rậm rịch tăng từ vài triệu đến vài chục triệu một kỳ học thì việc sinh viên sư phạm đi học không những không mất tiền, còn được hỗ trợ có điều kiện tiền sinh hoạt hàng tháng thì quá là ưu đãi. Tuy chưa đủ sức hấp dẫn để mọi thí sinh đổ xô vào sư phạm song với những thay đổi tích cực về chính sách dành cho sinh viên sư phạm của Nghị định 116 chắc chắn đã và đang có những tác động tới người học.
Trên thực tế, thống kê của trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho thấy, có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế, các thí sinh là thủ khoa cả nước trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia đầu quân vào trường. Lý do không hẳn là vì những ưu đãi với ngành học này mà phần lớn xuất phát từ sự đam mê, yêu thích công việc này của các thí sinh.
Những chính sách tích cực nhằm khuyến khích học sinh giỏi chọn ngành sư phạm rõ ràng đem đến một góc nhìn khác đối với nghề nghiệp được ví là "cao quý nhất trong những nghề cao quý" này. Đó là sự coi trọng xứng đáng dành cho những người thầy gắn bó với sự nghiệp trồng người. Tuy nhiên, đó mới là sự khởi đầu. Còn cả một hành trình dài trước mặt nếu muốn gắn bó với nghề.
Nhưng vẫn khó "đầu ra"
Theo phân tích của các chuyên gia, khó khăn sinh viên sư phạm phải đối mặt sau khi ra trường rất nhiều. Mà trước hết, đó là tìm kiếm việc làm phù hợp với chuyên môn, lĩnh vực được đào tạo.
Một lựa chọn được nhiều cử nhân cân nhắc đó là tìm kiếm cơ hội làm giáo viên hợp đồng ở một trường nào đó chờ đợt thi tuyển công chức. Nhưng chỉ tiêu chỉ có một mà hàng chục người "ngấp nghé". Trong đó, có những giáo viên đã công tác trong ngành đến cả chục năm cạnh tranh với những cử nhân sư phạm vừa tốt nghiệp. Một bài toán thực sự khó giải với nhiều địa phương.
Ngay cả chính sách trải thảm đỏ cho các thủ khoa đang được áp dụng cũng cho thấy, trong khi nhiều ngành nghề vắng bóng các thủ khoa đầu quân thì với sinh viên sư phạm đây là một cơ hội tuyệt vời. Nhưng như phân tích của ông Hà Thanh Quốc- Giám đốc Sở GDĐT Quảng Nam thì tiêu chí của Nghị định 140 là quá cao khi áp dụng đối với ngành sư phạm. "Trên thực tế, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc mỗi trường chỉ có vài người. Đó là chưa kể có thêm tiêu chí giải Ba học sinh giỏi tỉnh hay giải Khuyến khích quốc gia trở lên"- ông Quốc nhận xét.
Trong khi đó, tại Hà Nội, từ tháng 5/2020, UBND TP Hà Nội đã có tờ trình Hội đồng nhân dân thành phố đề nghị bổ sung biên chế giáo viên tiểu học và THCS để tuyển dụng dứt điểm số giáo viên hợp đồng có đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 31/12/2015 của TP Hà Nội.
Qua rà soát của Sở Nội vụ, hiện có 2.028 trường hợp giáo viên hợp đồng đủ điều kiện tuyển dụng đặc cách theo tinh thần công văn số 5387 ngày 5/11/2019 của Bộ Nội vụ (mầm non 841, tiểu học 380, THCS 807). Tuy nhiên, câu chuyện đến nay vẫn chưa ngã ngũ và nhiều giáo viên hợp đồng đã không thể chờ đợi tiếp tục nên đã làm đơn xin nghỉ. Có trường hợp giáo viên 20 năm dạy hợp đồng cũng xin nghỉ, không thể chờ xét tuyển đặc cách vì quá mệt mỏi và áp lực...
Những ưu đãi đối với người học ngành sư phạm là chủ trương, quan điểm đúng đắn và rất cần phát huy. Nhưng cần hơn nữa là câu chuyện đầu ra của ngành sư phạm bao giờ rộng mở để những cử nhân sư phạm không phải xếp bằng ĐH lại để đi làm việc khác? Cung cầu bao giờ mới gặp nhau để sinh viên sư phạm không còn cảnh thất nghiệp hoặc dạy hợp đồng theo tiết, theo tháng, không có quyền lợi như giáo viên biên chế hoặc được ký hợp đồng không xác định thời hạn. Đó là chưa kể, nếu không được tuyển dụng vào ngành sư phạm, sinh viên sư phạm lấy tiền đâu mà bồi hoàn?
Hiện đã có Nghị định về việc UBND cấp tỉnh quyết định giao nhiệm vụ, đặt hàng đào tạo giáo viên với cơ sở đào tạo giáo viên theo quy định chung tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ. Theo đó, căn cứ vào nhu cầu sử dụng giáo viên tại địa phương, UBND cấp tỉnh quy định cụ thể cơ chế tuyển dụng học sinh, sinh viên sư phạm tốt nghiệp theo quy định của pháp luật để tuyển dụng công chức, viên chức và người lao động làm việc trong ngành giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
Như vậy, nếu các địa phương có sự phối hợp tốt với trường sư phạm về nhu cầu thực tế của địa phương để đặt hàng thì sẽ tạo ra những thuận lợi cho cả người học và sự chủ động trong tuyển dụng của địa phương. Ngân sách nhà nước sẽ không bị lãng phí, sinh viên ra trường không phải sống trong cảnh thất nghiệp và rơi vào cảnh phải bồi hoàn học phí và chi phí hỗ trợ.
Đãi ngộ cần tương xứng
Nhắc lại mức đãi ngộ hiện nay, nhà giáo Nguyễn Tùng Lâm- người sáng lập Trường Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội cho rằng lương giáo viên vừa tốt nghiệp ĐH vào khoảng 3,5 triệu đồng/tháng. Mức lương này nếu sống ở thành phố với nhà cửa sẵn có thì cũng có thể "cầm cự" được. Nhưng nếu phải đi thuê nhà thì thực sự khó khăn.
"Bất cập về tiền lương, đãi ngộ cho giáo viên không thể giải quyết trong một sớm một chiều nhưng chắc chắn muốn hút người tài vào sư phạm, một trong những việc cần giải quyết đó là bài toán việc làm và cơ chế lương, thưởng"- ông Lâm nói.
PGS.TS Nguyễn Kim Hồng- nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP HCM cũng chỉ ra một thực tế là với mức hỗ trợ 36,3 triệu đồng/năm cùng mức học phí tạm tính khoảng 20 triệu đồng/năm thì trong 4 năm học, sinh viên sư phạm được hỗ trợ khoảng 225 triệu đồng. Với số tiền trên, ông Hồng cho rằng sinh viên nhiều ngành khác tốt nghiệp rồi đi làm có thể trả hết trong vòng 2 - 3 năm nhưng với sinh viên sư phạm tốt nghiệp đi dạy thì chừng đó thời gian chắc chắn không trả hết. Như vậy, thu nhập sau khi tốt nghiệp mới là yếu tố quyết định chứ không phải là hỗ trợ ban đầu.
Bộ GDĐT cho biết, thực hiện lộ trình xây dựng chính sách tiền lương mới theo nhiệm vụ Ban Chỉ đạo của Chính phủ giao, Bộ đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, đề xuất bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo và phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức ngành Giáo dục, với tinh thần đổi mới, công bằng, tạo được động lực, tránh bình quân, cào bằng. Giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ngoài được hưởng lương theo vị trí việc làm thì phụ cấp theo ngành nghề, ưu đãi đặc thù cũng phải được bảo đảm.
Gỡ khó đào tạo giáo viên theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng và đấu thầu Theo quy định, các cơ sở đào tạo giáo viên được thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu hoặc đào tạo theo nhu cầu xã hội... Tuy nhiên, thực tế đang gặp phải nhiêu khó khăn, vướng mắc. Ảnh minh hoạ/internet Tại Hội nghị triển khai Nghị định số 116/2020/NĐ-CP về đào tạo giáo viên theo nhu cầu...